Kết luận chương 3:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong tòa nhà việt á (Trang 94 - 101)

Trong chương 3 sau khi đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng của tòa nhà trong chương 2, nhận thấy có hệ thống bơm nước lạnh và hệ thống điều hòa là hai hệ thống có tiềm năng để tiết kiệm năng lượng, tác giả đã đề xuất phương án sử dụng hệ thống biến tần Altivar 61 và hệ thống mạch điều khiển AOMA cho hệ thống bơm và điều hòa. Thông qua việc đánh giá năng lượng tiết kiệm được, khả năng giảm khí thải của hệ thống và đánh giá phân tích tài chính cho thấy phương án đề xuất là khả thi. Ngoài ra để có thể nâng cao hiệu suất tiết kiệm năng lượng thì có thể sử dụng một số phương pháp khác.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận chung của tòa nhà

Việt Á Tower Building là một tòa nhà lớn, tiêu thụ năng lượng chiếm tỷ lệ đáng kể so với tổng chi phí, chính vì vậy lãnh đạo tòa nhà đã quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng. Ban lãnh đạo tòa nhà đã ban hành các văn bản pháp quy quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên, có kế hoạch, lịch trình. Ngoài ra một số biện pháp tiết kiệm năng lượng đã được thực hiện như:

- Sử dụng bóng đèn compact và bóng đèn huỳnh quang 36W thay thế các bóng đèn tròn sợi đốt, bóng đèn béo không tiết kiệm năng lượng.

- Lắp đặt các đồng hồ đo đếm tiêu thụ điện tại các khu vực, bộ phận. - Thực hiện thống kê các thông số tiêu thụ nhiên liệu, điện năng hàng ngày. - Chạy máy phát vào giờ cao điểm theo kế hoạch chung của Thành phố. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận đảm trách nhiệm vụ quản lý năng lượng. Phân công nhiệm vụ bảo vệ đi tuần sẽ tắt các đèn tại khu vực không có khách.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và khảo sát thì tòa nhà vẫn còn tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Vậy tiềm năng đó tại các khu vực bộ phận nào? Và tính khả thi của nó ra sao? Dưới đây chúng ta đi xem xét tính khả thi của các giải pháp tiết kiệm năng lượng đem lại.

- Kết luận về tính khả thi của các giải pháp tiết kiệm năng lượng đem lại: có đạt hiệu quả kinh tế hay không? Và có tác dụng như thế nào đối với môi trường.

Một số biện pháp khác

Ngoài hai biện pháp tác giả đề xuất cải tiến trong tòa nhà thì ngoài ra có thể triển khai một số giải pháp khác để tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà:

Biện pháp tiết kiệm không mất chi phí đầu tư:

- Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong tòa nhà về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Định kỳ báo cáo lãnh đạo về tình hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại tòa nhà thông qua các báo cáo định kỳ hoặc qua các cuộc họp giao ban.

- Tăng cường công tác giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tòa nhà:

Thành lập đội chuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các vấn đề về tiết kiệm năng lượng. Thường xuyên có cuộc kiểm tra định kỳ để đánh giá ý thức tiếp thu của từng nhân viên về chương trình tiết kiệm và có chế độ thưởng phạt đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tiến hành kiểm tra định kỳ việc thực hiện các quy định, nội quy về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của ban lãnh đạo công ty đối với các phòng ban và các cá nhân trong đơn vị.

Một số giải pháp kĩ thuật khác

a. Lắp cảm biến cho các căn phòng/khu vực

Nhiều khu vực trong tòa nhà cao tầng không có người ở hay không sử dụng trong thời gian dài. Chẳng hạn như phòng hội nghị, nhà vệ sinh hay phòng chứa đồ đạc, nhất là ban đêm hay ngày nghỉ cuối tuần. Nếu vẫn dùng thiết bị điện cho tất cả các khu vực này sẽ làm tăng tổng chi phí, vì vậy lắp cảm biến sẽ khắc phục được tình trạng này. Cảm biến phòng và khu vực có thể đảm nhận cả việc ngắt điện, tắt nước khi không cần thiết. Nếu ngân sách còn hạn hẹp, ban đầu nên lắp đặt ở một số cương vị cần thiết, sau mở rộng, phủ sóng để lắp toàn bộ cho các khu vực này.

b. Sử dụng Dimmer

Các chuyên gia về điện khuyến cáo mọi người nên dùng thêm dimmer cho đèn led để phù hợp với mục đích sử dụng và tiết kiệm điện. Dimmer là thiết bị điện tử có chức năng điều chỉnh hiệu suất hoạt động của bóng đèn,

quạt điện… thông qua việc điều chỉnh hiệu điện thế để kiểm soát tốt hơn ánh sáng của đèn và tốc độ của quạt nên nó được ví như thiết bị biến áp. Dimmer có kích thước đa dạng, dùng cho nhà xưởng, rạp chiếu phim, hội trường… cho đến hộ gia đình. Dimmer rất hợp dùng cho đèn led trong trường hợp cần thay đổi cường độ ánh sáng để phù hợp với mục đích sử dụng của con người. Dimmer kết hợp với bộ đếm thời gian hoặc cảm biến giúp giảm năng lượng tiêu thụ hiệu quả. Không chỉ nhờ giảm năng lượng, Dimmer còn thể kéo dài tuổi thọ bóng đèn. Bóng đèn sợi đốt và halogen đã được chứng minh kéo dài thêm 20 lần tuổi thọ nếu sử dụng với một dimmer, còn bóng led, số tiền tiết kiệm có thể cao hơn.

c. Kiểm soát phụ tải ổ cắm

Về cơ bản, một phiên bản kiểm soát phụ tải cảm biến, ổ cắm không dây công nghệ cao, tùy biến công suất sẽ giúp giảm đáng kể điện năng tiêu thụ cho toàn bộ ngôi nhà, giúp thu hồi nhanh vốn đầu tư. Kiểm soát phụ tải ổ cắm tiết kiệm tới 10% năng lượng sử dụng.

d. Điều khiển ánh sáng ban ngày bằng kỹ thuật số

Tại sao con người vẫn lãng phí năng lượng trong khi ánh sáng tự nhiên phong phú?. Đây là câu hỏi đang bỏ ngỏ và cần được khai thác tối đa thông quá kỹ thuật số. Điều khiển ánh sáng ban ngày bằng kỹ thuật số sẽ tự động giảm mức ánh sáng nhân tạo bằng điện thông qua cửa sổ tòa nhà hoặc giếng trời của các tòa nhà chung cư, cao tầng. Ví dụ như bộ điều chỉnh độ sáng và máy quang, có thể tiết kiệm được 40% điện năng tiêu thụ.

e. Sử dụng hệ thống bóng râm

Bóng râm có thể giảm nhiệt, ánh sáng chói chang của mặt trời và chi phí năng lượng. Trong khi chúng ta thường thích có ánh sáng mặt trời tự nhiên chiếu qua cửa sổ, nhiệt từ mặt trời lại ảnh hưởng đến tải nhiệt, thông gió và điều hòa không khí. Sử dụng bóng râm cơ giới tự động (AMS) có thể được lập trình để tăng và giảm cường độ để giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phạm vi tối ưu nhất.

f. Ổ cắm cảm biến

Cảm biến chiếm dụng (Occupancy-sensor) là một cảm biến sử dụng hồng ngoại, siêu âm, vi sóng hoặc các công nghệ khác... , nó có thể phát hiện sự hiện diện của con người để tự động điều khiển đèn, nhiệt độ hoặc hệ thống thông gió. Khi một ổ cắm được trang bị cảm biến, hay còn gọi là cảm biến chiếm dụng (OPS), nó có thể cảm nhận được trong phòng hoặc khu vực “rỗi”, không sử dụng và tự động tắt nguồn. Do các thiết bị nhận nguồn điện mọi lúc, nên dùng ổ cắm OPS sẽ thay cho con người làm việc 24/7, tiết kiệm điện năng cho toàn bộ ngôi nhà.

KẾT LUẬN LUẬN VĂN

Trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà văn phòng cao tầng tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình, sau một thời gian thực hiện nghiêm túc nghiên cứu, tác giả đã đạt được các nội dung cụ thể:

Tác giả đã nghiên cứu được cơ sở lý thuyết về tiết kiệm năng lượng hiệu quả đối với các công trình dân dụng, các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Nghiên cứu tình hình sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, nguyên lý sử dụng năng lượng của các hệ thống.

Thông qua việc khảo sát đánh giá mức độ sử dụng năng lượng tại tòa nhà Việt Á – Town Building, tác giả đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống bơm nước lạnh và hệ thống điều hòa không khí của tòa nhà

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

[1].Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7114: 2008, Hà Nội.

[2].Bộ Xây dựng (2005), Số: 40/2005/QĐ-BXD: QCXDVN09:2005“Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả”, Hà Nội.

[3].EVN (2017), Báo cáo thống kê tình hình sản xuất điện năng năm 2017, Hà Nội

[4].Khoa Quản lý năng lượng (2017), Kiểm toán năng lượng trong các tòa nhà thương mại, Đại học Điện lực, Hà Nội.

[5].Dương Trung Kiên (2013), Bài giảng: Định mức chuẩn tiêu thụ năng lượng, Đại học Điện lực, Hà Nội.

[6].Ngô Tuấn Kiệt (2013), Bài giảng: Sử dụng hợp lý tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, Đại học Điện lực, Hà Nội.

[7].Trần Đình Long (2013), Bài giảng: Các văn bản pháp luật liên quan đến chuyên ngành QLNL, Đại học Điện lực, Hà Nội

[8]. Phạm Đức Nguyên (2002), Chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[9]. Nguyễn Xuân Phú (2002), Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả điện năng trong sản xuất và sinh hoạt, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[10]. Hồ Anh Thắng cùng nhóm Năng lượng &TTNC-PT (2010), Giải pháp tổng thể tối ưu hệ thống BMS tòa nhà Việt Á sử dụng BMS của hãng Siemens, Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Quang Thuấn, Trịnh Trọng Chưởng, Lê Vũ Toàn (2010),

“Kiểm toán năng lượng và tiềm năng tiết kiệm điện trong các đơn vị hành chính sự nghiệp”, Tạp chí Điện lực Việt Nam, (số 38/2010).

[12]. Tổng cục năng lượng (2012), Báo cáo kiểm toán năng lượng Việt Nam, Bộ Công Thương, Hà Nội.

[13]. Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (2012), Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện đối với chiếu sáng, Bộ Công thương, Hà Nội.

Tiếng Anh

[14]. Active Implementation of the European Directive on Energy Efficiency (2010), Evaluation of Japan’s Top runner programme, accessed 7/2013;

[15]. Osamu Kimura (2010), Japanese Top Runner Approach for energy efficiency standards, accessed 7/2013;

[16]. Japan’s Ministry of Economy, Trade and Industry (2010), Top runner program - Revised edition, accessed 7/2013.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong tòa nhà việt á (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)