2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (với tên giao dịch qu c t : Asia Commercial Bank, gọi tắt là ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động, với số vốn điều lệ ban đầu là hai mươi tỷ đồng cho thời hạn hoạt động là năm mươi năm. Đến ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7,814,137,550,000 đồng (bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn đồng).
* Hội sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. HCM. * Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885.
* Email: acb@acb.com.vn. * Trang web: www.acb.com.vn. * Logo của Ngân hàng:
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn của mình là trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó, “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với các ngân hàng Việt Nam, nhất là với một ngân hàng mới thành lập như ACB. Đây là tầm nhìn xuyên suốt cả quá trình xây dựng chiến lược của ACB.
Với tầm nhìn đó, tư tưởng chủ đạo trong xây dựng kế hoạch phát triển qua các năm của Ngân hàng TMCP Á Châu là:
- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.
- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam.
- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả.
- Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.
Trên nền tảng tư tưởng chủ đạo đó, ACB đã từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa nhằm tạo sự khác biệt cho ACB và định dạng được sự khác biệt của khách hàng để cung cấp các sản phẩm phù hợp.
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên đã được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt 17 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ.
Bên cạnh đó, ACB nhiều năm liên tục được các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thông tấn về tài chính ngân hàng trên thế giới bình chọn và biểu dương như:
- Năm 1997, ACB được Tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Trong bốn năm liền 1997 - 2000, ACB được Tổ chức chuyển tiền nhanh Western Union chọn là Đại lý tốt nhất khu vực Châu Á.
- Năm 1998, ACB được chọn triển khai Chương trình tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do Liên minh Châu Âu tài trợ.
- Năm 1999, ACB được Tạp chí Global Finace (Hoa Kỳ) chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Năm 2001 và 2002, chỉ có ACB là Ngân hàng TMCP hội đủ điều kiện để cơ quan định mức tín nhiệm Fitch Ratings đánh giá xếp hạng.
- Năm 2002, ACB được chọn triển khai Dự án tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEFP) do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ.
- Năm 2003, ACB đoạt được Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc của Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO). Đây là lần đầu tiên một tổ chức tài chính của Việt Nam nhận được giải thưởng này.
- Năm 2005, ACB được Tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, Anh Quốc bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Bank of the Year) năm 2005.
- Năm 2006, ACB được Tổ chức The Asian Banker chọn là Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam (Excellence in Retail Financial Services) và được Tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Best Bank in Vietnam).
- Năm 2007: ACB vinh dự nhận được giải thưởng ”Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc" trong lĩnh vực đội ngũ lao động. Do Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN (BAC) trao tặng.
- Năm 2008: ACB được Tạp chí Euromoney bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007 (Best Bank in Vietnam 2007).
- Năm 2009: ACB vinh dự được tạp chí Asia Money và tạp chí Finance Asia bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng cao của ACB trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng suốt hơn 17 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho ACB. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển của ACB trong tương lai.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Á Châu gồm:
- Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin.
- Bốn ban: Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng.
- Hai phòng: Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng Giám Đốc). * Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Á Châu còn có các công ty trực thuộc: Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA), Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL); Các công ty liên kết như: Công ty Cổ Phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD), Công ty Cổ Phần Địa ốc ACB (ACBR); Công ty liên doanh: Công ty Cổ Phần Sài Gòn Kim hoàn ACB - SJC (ACB góp vốn thành lập với SJC).
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, Ngân hàng có 237 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, với tổng số nhân viên là 6,669 người.
2.1.3 Định hướng phát triển.
Trong khuôn khổ kế hoạch phát triển 2010 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2015, ACB đặt mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi là Ngân hàng Thương Mại bán lẻ, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, dựa trên nền công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao. Cụ thể, trong năm 2010, việc đa dạng hóa thu nhập tiếp tục là trọng tâm với việc điều chỉnh chính sách khách hàng và nâng cao chất lượng của tăng trưởng tín dụng để tăng thu nhập từ lãi; phát triển các dịch vụ mới và đặc biệt cải tổ hoạt động thẻ nhằm tạo tiền đề cho việc thu hút thêm thị phần và tăng nguồn
thu phí dịch vụ. Ngoài ra, ACB sẽ tiếp tục kiện toàn năng lực của tổ chức bằng việc tiến hành trả lương theo năng suất, cải tiến giáo trình và chất lượng đào tạo cũng như tuyển dụng để đảm bảo tìm được đúng người và phân công đúng việc để mỗi thành viên của tổ chức phát huy được tối đa năng lực của mình.
Sự hoàn hảo là điều mà ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.
2.1.4 Giới thiệu các sản phẩm - dịch vụ chính của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu. Phần Á Châu.
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng).
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
2.2 Khái quát về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu - Phòng Giao Dịch Hòa Hưng. Hòa Hưng.
PGD Hòa Hưng tiền thân là một chi nhánh, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 04/06/1998. Sau này, do tình hình cạnh tranh và thị trường tài chính phức tạp, nên Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành một số quy định về việc mở và thành lập cũng như chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Thương Mại dựa trên số vốn điều lệ được cho phép. Trước tình hình đó, Ngân hàng TMCP Á Châu đã có số chi nhánh vượt quá mức cho phép, nên một số chi nhánh nhỏ sẽ được chuyển thành PGD dựa trên đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu, trong đó có chi nhánh Hòa Hưng với quyết định chuyển đổi ngày 17/11/2005.
PGD Hòa Hưng hiện có hai cơ sở, cơ sở 1 với tên gọi là PGD Hòa Hưng 1, được đặt tại 497 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10; cơ sở 2 tại 549 - 551 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh, được gọi là PGD Hòa Hưng 2. Được kế thừa truyền thống, thành quả và kinh nghiệm của một chi nhánh, PGD Hòa Hưng luôn nỗ lực nối tiếp những thành công đó.
Với chiến lược ACB - Hội Sở, ACB - Hòa Hưng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đồng thời thực hiện hoạt động cho vay, chuyển tiền nhanh, chuyển tiền quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán thẻ.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức.
Trong đó:
PGĐ: Phó Giám Đốc PGD Hòa Hưng, bao gồm Phó Giám Đốc khối Kinh doanh và Phó Giám Đốc khối Vận hành.
PFC: Bộ phận Tư Vấn Tài Chính Cá Nhân. CA: Bộ phận Thẩm Định Tín Dụng.
KSV: Bộ phận Kiểm Soát, bao gồm Kiểm Soát Viên phòng Giao dịch và Kiểm Soát Viên phòng Tín dụng.
Teller: Bộ phận Giao dịch viên. QLTD: Bộ phận Quản Lý Tín Dụng.
2.3 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu - Phòng Giao Dịch Hòa Hưng trong những năm gần đây.
Với vị trí nằm g n khu chợ Hòa Hưng, ACB - Hòa Hưng có nhiều thuận lợi hơn trong việc huy động vốn cũng như cung cấp vốn cho nhiều khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế, góp phần làm tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín cho hệ thống Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu.
2.3.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu - Phòng Giao Dịch Hòa Hưng trong những năm gần đây.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh 2007 - 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu/Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Doanh thu 37,394 43,137 36,904 5,744 15.36% -6,233 -14.45% Chi phí 24,664 29,613 24,203 4,950 20.07% -5,410 -18.27%
Lợi nhuận trước
thuế 12,730 13,524 12,701 794 6.24% -823 -6.09%
Nhìn một cách tổng thể, ta thấy lợi nhuận trước thuế của ACB - Hòa Hưng không thay đổi nhiều qua các năm. Trong đó, doanh thu và chi phí cùng tăng lên vào năm 2008 và cùng giảm xuống trong năm 2009 tương ứng với sự tăng, giảm của lợi nhuận trước thuế.
Cụ thể, năm 2008, lợi nhuận trước thuế tăng 794 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ tăng 6.24%. Trong năm này, tỷ lệ tăng của doanh thu PGD là 15.36%, thấp hơn so với tỷ lệ tăng của chi phí (20.07%), nhưng giá trị tăng của doanh thu vẫn cao hơn giá trị tăng của chi phí. Nguồn thu từ hoạt động cho vay giảm 4.3% so với năm 2008. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận trước thuế của PGD Hòa Hưng vẫn tăng là nhờ vào sự tăng lên của nguồn lợi nhuận kinh doanh vàng và ngoại hối. Mặt khác, chi phí lãi tiền gởi chiếm tỷ trọng cao nhất so với các chi phí khác trong tổng nguồn chi phí của PGD Hòa Hưng. Cùng với tốc độ tăng trưởng cao, năm 2008 những khó khăn trong nền kinh tế cũng bắt đầu lộ diện: lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại lớn, biến động tỷ giá lớn… Nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước đã đẩy các Ngân hàng Thương Mại vào tình thế khó khăn. Các chính sách hạn chế cung tiền là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền mặt đã đẩy các Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động nhằm tăng tính thanh khoản, điều này đã góp phần làm tăng chi phí của PGD.
Đến năm 2009, lợi nhuận trước thuế giảm xuống 823 triệu đồng, với tốc độ giảm là 6.09%. Trong đó, mặc dù tốc độ giảm của doanh thu là 14.45%, chậm hơn so với tốc độ giảm của chi phí (18.27%), nhưng giá trị tuyệt đối của doanh thu giảm nhiều hơn so với giá trị tuyệt đối của chi phí. Trong năm này, PGD Hòa Hưng đã nỗ lực không ngừng nhằm tăng doanh thu, kiểm soát chi phí. Nguồn thu từ hoạt động dịch
vụ của Ngân hàng tăng đều mỗi năm. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đã có phần khởi sắc do chính sách khuyến khích tăng trưởng tín dụng từ đầu năm thông qua gói hỗ trợ lãi suất cho vay 4% của Chính Phủ, đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường vàng bạc cuối năm đã phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của ACB - Hòa Hưng. Do đó, lợi nhuận trước thuế năm 2009 tuy có giảm đi so với năm 2008 nhưng không nhiều. 2.3.2 Hoạt động sử dụng vốn. Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn 2007 - 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu/Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Tổng doanh số cho vay 224,510 235,441 432,195 10,931 4.87% 196,754 83.57%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 - 2009, ACB - Hòa Hưng
Hoạt động sử dụng vốn ở ACB - Hòa Hưng hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay. Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ cho vay đóng vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, PGD còn dành một phần vốn nhỏ để kinh doanh vàng bạc và ngoại tệ. Tuy nguồn vốn để kinh doanh không nhiều, nhưng nguồn thu từ hoạt động này đã thay đổi khá mạnh theo sự biến động của thị trường vàng bạc, ngoại tệ trong hai năm
2008 và 2009, và ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận trước thuế của ACB - Hòa Hưng.
Phòng Giao Dịch Hòa Hưng luôn nỗ lực trong việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng