Đƣờng cong liều sâu lấy theo trục trung tâm của chùm tia vẫn chƣa đủ đặc trƣng cho sự phân bố liều của chùm điện tử trong không gian. Trong lâm sàng, khái niệm biểu đồ đƣờng đồng liều theo 2D hay còn gọi là đƣờng đồng liều (isodose line ).
Hình 2.7 minh họa về một họ đƣờng cong đồng liều tƣơng đối thu đƣợc từ mặt phẳng trung tâm của chùm điện tử năng lƣợng 17 MeV (hình bên trái). Họ đƣờng cong đồng liều đƣợc minh hoạ rõ hơn trong phần mềm điều khiển với các đƣờng đồng liều thể hiện theo màu sắc (hình 2.7, hình bên phải)
Hình 2.7 Mô hình phân bố các đường cong đồng liều trong môi trường nước của chùm điện tử và mô phỏng trên phần mềm lập kế hoạch.
Đƣờng đồng liều theo trục trung tâm có 2 đặc trƣng: mở rộng sang phía bên theo độ sâu của các đƣờng đồng liều có giá trị thấp và sự co nhỏ lại của các đƣờng đồng liều có giá trị lớn. Sự phân bố này là biểu hiện tại các mép đƣờng biên của chùm tia và là đặc tính của các điện tử tán xạ khỏi trung tâm của chùm tia.
Ngoài đặc trƣng đƣờng đồng liều dọc theo trục trung tâm, khái niệm đƣờng đồng liều theo phƣơng nằm ngang (vuông góc với trục trung tâm) khá là quan trọng trong việc lập kế hoạch và đánh giá kế hoạch xạ trị trên bệnh nhân. Nó là tập hợp các đƣờng đồng liều nằm trên mặt phẳng trực giao với trục trung tâm.
Đánh giá chất lượng chùm tia điện tử và ứng dụng trong điều trị ung thư dưới da
Hình 2.8. Đường đồng liều trên mặt cắt dọc giữa theo độ sâu trên bệnh nhân
Các đƣờng đồng liều của chùm điện tử phụ thuộc nhiều vào hình dạng, vật liệu và độ vát của applicator. Tán xạ xung quanh applicator ảnh hƣởng rất lớn đến độ đồng dạng của phân bố liều lƣợng trên diện chùm tia [1].