Đánh giá liều phát ra của chùm điện tử

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng chùm tia điện tử và ứng dụng trong điều trị ung thư dưới da 297520 (Trang 65 - 67)

a. Các thiết bị thực hiện:

- Đo trên phantom nhựa và máy đo dose 1: Phantom nhựa, máy đo dose 1, buồng ion hoá phẳng PPC40.

- Việc đánh giá này cũng có thể đo trên phantom nƣớc, nhƣng so sánh tính cơ động và độ chính xác về độ sâu thì việc đo trên phantom nhựa là chính xác hơn.

b. Quy trình thực hiện:

(1). Setup phantom nhựa Quay máy gia tốc về góc 00

Đặt khối phantom nhựa trên giƣờng bệnh nhân và dƣới đầu máy điều trị Đặt buồng ion hoá PPC40 vào khay phantom nhựa.

Đặt độ sâu cần đo và theo kỹ thuật SSD (bề mặt phantom tới nguồn là 100cm) theo các giá trị cần đo: theo năng lƣợng, theo loại applicator, theo độ sâu Rmax trong bảng 2.5 đƣợc lấy ra từ dữ liệu xuất xƣởng của máy.

(2). Kết nối buồng ion hoá với máy đo dose 1 (3). Bật máy dose 1

Trên thanh công cụ dose 1 chọn loại buồng ion hoá PPC40. Cấp điện áp cho buồng ion hoá 300V

Định nghĩa phông nền trên thanh công cụ.

(4). Kiểm tra đúng loại applicator trên máy gia tốc và phát tia (5). Ấn nút bắt đầu đo trên dose 1 và ghi giá trị đo

c. Kết quả và đánh giá với phantom nhựa:

Khi máy phát cho mỗi lần đo là 200MU các dữ liệu sẽ thu đƣợc: Bảng kết quả đo đánh giá độ tuyến tính của liều phát ra:

Đánh giá chất lượng chùm tia điện tử và ứng dụng trong điều trị ung thư dưới da

Năng lƣợng dmax cm) Kết quả đo trung bình (cGy)

100 MU 150 MU 200 MU 250 MU 300 MU 350 MU 400 MU 8 MeV 1,8 101,2 151,3 201,8 252,6 302,8 353,1 403,7 10 MeV 2,3 99,8 148,8 199,5 249,7 300 349,7 398,6 12 MeV 2,8 99,2 148,2 198,7 248,1 297 349,3 398.1 Kết quả đo cho thấy liều phát ra của các chùm tia trên máy gia tốc có tuyến tính trên hình 3.20. Kết quả thể hiện hệ trên phần mềm excel với hệ số góc bằng 1 (sai lệch của các liều ra 8MeV, 10MeV, 12MeV lần lƣợt là: 0,007; 0,002; 0,007).

Hình 3.20 Đồ thị kết quả đo liều phát ra của máy gia tốc có tuyến tính

Bảng kết quả đo liều để đánh giá liều phát trên máy đo:

Liều phát 200 (MU/min) Năng lƣợng

(MeV)

dmax

(cm)

Liều đo tại dmax

Chỉ số (MU) Liều đo (cGy) Sai số (%)

8 1,8 200 201,8 0,9

10 2,3 200 199,5 0,25

12 2,8 200 198,7 0,65

So với dữ liệu gốc của các chùm tia với applicator 10 x 10 cm có các sai số: 0,9%, 0,25%, 0,65%. Các kết quả này đều nằm trong giới hạn cho phép.

Đánh giá chất lượng chùm tia điện tử và ứng dụng trong điều trị ung thư dưới da

CHƢƠNG 4

ỨNG DỤNG CHÙM ĐIỆN TỬ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ DƢỚI DA

Quãng chạy của điện tử trong vật chất nói chung khá ngắn so với các loại bức xạ ion hoá khác. Chùm điện tử đƣợc ứng dụng điều trị các khối u ở dƣới da (có độ sâu nông). Có hai phƣơng pháp xạ trị dùng hạt điện tử: xạ trị áp sát và xạ trị ngoài

Xạ trị áp sát là kỹ thuật xạ trị mà nguồn phóng xạ để gần khối u hoặc để trong khối u. Phƣơng pháp này sử dụng các nguồn phóng xạ có dạng kim, dạng ống đƣợc đƣa sát lại vùng có khối hoặc cấy vào khối u. Có ba cách thực hiện kỹ thuật này: Cách 1 là dùng tấm áp bề mặt để điều trị các vùng nhƣ da mặt, vùng đầu, vùng cổ, … Cách thứ hai là dùng các applicator để điều trị ở các khoang tự nhiên của cơ thể. Cách thứ ba là sử dụng các kim cắm trực tiếp vào trong các khe, kẽ, trong mô, có thể cấy hạt nguồn phóng xạ vào đấy.

Xạ trị ngoài hay còn gọi là xạ trị từ xa là phƣơng pháp xạ trị mà nguồn phát tia ở cách bệnh nhân một khoảng nào đó. Đây là phƣơng pháp rất phổ biến trong điều trị ung thƣ hiện nay. Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành trên các máy gia tốc. Đề tài chỉ nghiên cứu ứng dụng trong xạ trị ngoài của chùm điện tử trên máy gia tốc.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng chùm tia điện tử và ứng dụng trong điều trị ung thư dưới da 297520 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)