Phương pháp quang phổ phát xạ ICP-AES

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định uran, thori và các nguyên tố đất hiếm trong quặng bằng kỹ thuật icp ms (Trang 30 - 31)

Quang phổ phát xạ ICP-AES là một phương pháp rất thuận lợi để xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước và nước thải với các tính ưu việt như: nhanh, tính chọn lọc khá cao, có thể tự động hoá.

Mẫu dưới dạng dung dịch được phun thành sương (sol khí) vào ngọn lửa plasma ICP khí Ar có nhiệt cao trên 7000K hoạt động dựa vào năng lượng cảm ứng tần số RF cao. Tại đây xảy ra các quá trình solvat hóa, phân ly, nguyên tử hóa và kích thích các nguyên tố cần đo trong mẫu phát xạ. Ánh sáng phát xạ tạo ra từ mẫu

Nguyễn Mạnh Hùng 30 Đại Học Bách khoa Hà Nội

được hướng vào hệ thống quang học để thu, chuẩn trực, phân ly, lựa chọn tia đơn sắc và đo cường độ bức xạ bằng các ống nhân quang điện hoặc diode quang có hiệu suất quang tử cao. Cường độ phát xạ tỷ lệ với nồng độ mẫu trong một khoảng nhất định phụ thuộc vào bước sóng phát xạ đơn sắc được đo và vào khả năng của từng thiết bị. * Ưu nhược điểm của phương pháp phân tích ICP-AES

Ưu điểm:

Phương pháp ICP-AES có giới hạn phát hiện thấp (g.l-1) đối với nhiều nguyên tố kim loại nặng, có khả năng chịu được mẫu có thành phần tổng chất rắn hòa tan (TDS) cao, thích ứng với dung môi hữu cơ (cho phép sử dụng dung môi hữu cơ chiết làm giàu nguyên tố) và với khả năng đo đồng thời các nguyên tố nên

Nhược điểm:

Phương pháp ICP-AES đòi hỏi chi phí đầu tư thiết bị cao, trong nhiều trường hợp giới hạn phát hiện chưa đủ thấp khi phân tích mẫu môi trường, đòi hỏi thể tích mẫu lớn và đặc biệt là bị ảnh hưởng phổ từ nền mẫu chưa biết đặc trưng hoặc nền phức tạp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định uran, thori và các nguyên tố đất hiếm trong quặng bằng kỹ thuật icp ms (Trang 30 - 31)