Tổng quan về trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 40)

2.3.1. Giới thiệu chung

Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu được Thủ tướng chính phủ kí quyết định thành lập ngày 27/01/2006 theo Quyết định số 27/2006/QĐ-TTg. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, trường đã nỗ lực đóng góp nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trường ĐHBRVT hiện là trường đại học duy nhất ở thành phố biển Vũng Tàu – nơi có tiềm năng kinh tế biển và du lịch bậc nhất trong cả nước. Tháng 7/2016, Trường ĐHBRVT gia nhập Tập đoàn Nguyễn Hoàng, chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn giáo dục hàng đầu Việt Nam, nhanh chóng nhận được nhiều sự đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như những định hướng phát triển đột phá trong giai đoạn từ 05 năm đến 10 năm tới, mở ra một thời kỳ phát triển toàn diện vững mạnh. Trường ĐHBRVT vinh dự nhận huân chương lao động hạng Ba của chủ tịch

28

nước, cờ thi đua của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2015, nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều giải thưởng về nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm qua các năm.

Hiện nay Trường ĐHBRVT có 03 cơ sở. Cơ sở 1 tọa lạc tại số 80 Trương Công Định, phường 3, TP. Vũng Tàu.Sau khi tiếp nhận, trường đã tiến hành cải tạo, nâng cấp và xây dựng thêm tòa nhà 8 tầng khang trang. Tại đây, ngoài phòng làm việc của lãnh đạo, các phòng chức năng, còn có 17 phòng học, giảng đường với diện tích xây dựng trên 2.100m2. Riêng tòa nhà 8 tầng gồm: 6 giảng đường có sức chứa trên 150 sinh viên và 4 phòng học có sức chứa 70 sinh viên. Cơ sở 2 tọa lạc tại số 1 Trương Văn Bang, phường 7, thành phố Vũng Tàu, là cơ sở trường đầu tư xây dựng mới với diện tích 2.369m2. Với diện tích sử dụng 2.200m2, hệ thống phòng học gồm 10 phòng học lớn với sức chứa 120- 130 sinh viên, và 12 phòng học nhỏ sức chưa khoảng 50 - 70 sinh viên và hệ thống phòng máy thực hành tin học và các phần mềm kế toán. Năm 2009, trường thuê thêm cơ sở 3 tại 951 Bình Giã, phường 09, thành phố Vũng Tàu. Đầu năm 2017, Tập đoàn Nguyễn Hoàng đã chính thức đầu tư vào cơ sở 3, xây dựng khu liên hợp giảng đường, phòng thực hành – thí nghiệm, sân vận động, khu vui chơi cho sinh viên; đặc biệt là khu ký túc xá cao cấp với sức chứa tới 3.000 chỗ ở cho sinh viên. Trong thời gian sắp tới, trường đầu tư xây dựng cơ sở mới với diện tích gần 9ha, tọa lạc tại đường 3/2, phường 11, TP. Vũng Tàu, và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm học 2022-2023. Khuôn viên gồm các khối giảng đường 9-11 tầng với 180 phòng học có ánh sáng tự nhiên, 60 phòng thí nghiệm thực hành trang thiết bị hiện đại, thư viện 1000 m2. Bên cạnh đó có các khu vực phụ trợ như Đại lộ ngôi sao, tháp Văn Xương biểu tượng của học hành đỗ đạt, trí tuệ và thăng tiến trên đường công danh, khu tuyển sinh, hội trường với sức chứa 1200 chỗ, quảng trường trung tâm 4,500 m2 khu công viên tri thức 1,5 ha

29

với hơn 300 loài thực vật, sân bóng chuyển FIFA, bể bơi, nhà thi đấu chuẩn Olympic, phòng Gym, v.v

Xuất phát từ yêu cầu thực tế nhằm đào tạo cho tỉnh, khu vực đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn phù hợp, Nhà trường đã xác định các ngành nghề mũi nhọn, đó là các ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhân văn.Tính đến nay ngoài 12 ngành kinh tế, kỹ thuật và ngôn ngữ với trên 40 chuyên ngành trước đây, Nhà trường đã mạnh dạn chuyển hướng, mở thêm các chuyên ngành mới phù hợp với nhu cầu của tỉnh và khu vực như chuyên ngành: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Luật học, Điều dưỡng, Tâm lý học… nâng quy mô đào tạo lên 17 ngành đại học, 5 ngành thạc sĩ, thu hút số lượng lớn sinh viên. Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển, lãnh đạo nhà trường luôn tổng kết kinh nghiệm qua từng năm, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của nhà nước để đưa ra đường lối, chủ trương, kế hoạch, mục tiêu cho phù hợp với sự phát triển của nhà trường trong những năm tiếp theo.

Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHBRVT đã nỗ lực đóng góp nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục, từng buớc khẳng định thương hiệu về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong xã hội với những thành tích nổi bật: Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước; Cờ thi đua của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Ủy ban nhân dân Tỉnh, nhiều giải thưởng về nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm qua các năm. Sự phát triển lớn mạnh và bền vững đó, đã và đang được xây dựng bằng chính sự nỗ lực, sáng tạo và tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường.

2.2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu đào tạo, giá trị cốt lõi

30

Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trường đại học lớn về quy mô, đa dạng về ngành đào tạo, có uy tín cao trong nước, quốc tế và có hệ sinh thái bền vững.

Sứ mệnh

Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu là trường đại học định hướng ứng dụng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực, trên cơ sở liên kết chiến lược giữa nhà trường với doanh nghiệp, giữa đào tạo với sản xuất và dịch vụ.

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung: Trở thành Trường đại học ứng dụng có uy tín trong nước và quốc tế, đạt chuẩn kiểm định chất lượng AUN, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và cả nước.

Mục tiêu đào tạo: Sinh viên Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu được học tập trong môi trường giáo dục hiện đại, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp; tốt nghiệp ra trường với khát vọng sáng tạo và khởi nghiệp; tự tin tham gia vào thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.

Giá trị cốt lõi

- Chất lượng - Hiệu quả: Yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu là chất lượng xuất sắc gắn liền với hiệu quả tối ưu trong mọi hoạt động.

- Trung thực - Công tâm: Học tập mà không trung thực sẽ là đối phó; Nghiên cứu khoa học mà không trung thực sẽ là dối trá; Làm việc mà không trung thực là phản bội tổ chức; Thầy giáo mà không công tâm là phi đạo đức. Chỉ có sự trung thực và công tâm mới tạo nên giá trị cuộc sống bền vững

- Đổi mới - Sáng tạo: Là nền tảng cho sự phát triển, tạo ra các giá trị mới, phương thức mới phục vụ cho lợi ích, hạnh phúc của cá nhân, tổ chức và cộng đồng.

31

2.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ Cán bộ, giảng viên, nhân viên

Năm 2020, Ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng lại cơ cấu tổ chức mới gọn nhẹ và vận hành một cách hiệu quả theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng, sáp nhập và thành lập một số Phòng, Viện mới, đổi tên Viện thành Khoa để phù hợp với Điều lệ của Trường Đại học.

Cơ cấu tổ chức của trường ĐHBRVT hiện nay gồm: - Hội đồng trường

- Ban Giám hiệu: 01 Hiệu trưởng, 03 Phó Hiệu trưởng.

- Các đơn vị chuyên môn bao gồm: 5 Khoa (Khoa Du lịch, Khoa Ngoại ngữ & Khoa học xã hội, Khoa Công nghệ kỹ thuật-Nông nghiệp công nghệ cao, Khoa Kinh tế-Luật-Logistics, Khoa Khoa học sức khỏe), 1 Viện (Viện Đào tạo quốc tế và Sau đại học); 04 Trung tâm (Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học & Đào tạo liên tục, Trung tâm Phát triển Kỹ năng mềm, Trung tâm Đào tại tại TP.Bà Rịa, Trung tâm Khởi nghiệp-Việc làm & Cung ứng nguồn nhân lực).

- Các đơn vị nghiệp vụ bao gồm: 7 phòng (Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Quản lý cơ sở vật chất, Phòng Truyền thông – Tuyển sinh, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Đảm bảo chất lượng-Hợp tác quốc tế, Phòng Đào tạo- Khoa học công nghệ, Phòng Quản trị trải nghiệm sinh viên).

32

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu

(Nguồn: www.bvu.edu.vn)

Sau khi tái cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo nhà trường đã sắp xếp, bố trí lại nhân sự cho phù hợp với từng vị trí trong các đơn vị mới theo bảng mô tả chức danh công việc cụ thể, đồng thời ban hành bộ quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Khoa, Viện, Trung tâm và đưa ra quy chế tổ chức, hoạt động của các trung tâm có chức năng đào tạo như Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Đào tạo liên tục, Trung tâm Phát triển Kỹ năng Mềm.

33

Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên toàn trường tính đến thời điểm tháng 05 năm 2021 là 282 người, trong đó:

Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ: 43 người (15.2%)

Thạc sĩ: 133 người (47.1%); trong đó 29 người đang nghiên cứu sinh; Đại học: 60 người (21.2%), trong đó có 26 người đang học cao học; Khác (Cao đẳng, Trung cấp, Lao động phổ thông): 46 người (16.5%). Nhìn chung, số lượng nhân sự có trình độ từ thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ khá cao (62.3%); số lượng nhân sự đang nghiên cứu sinh và học cao học cũng chiếm tỷ lệ cao: 55 người (21.5%). Do đó, có thể thấy rằng chất lượng nguồn nhân lực của trường có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho việc mở rộng quy mô nhà trường trong thời gian tới.

Tổng số giảng viên toàn trường là 148 người (chiếm tỷ lệ 52.4%), trong đó Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ: 32 người (21.6%); Thạc sĩ: 104 người (70.3%); Đại học: 12 người (8.1%). Tổng số lượng nhân sự không giảng dạy là 134 người (43.1%). Do trường ĐHBRVT hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, do đó lực lượng nhân sự phụ trách giảng dạy chiếm tỷ lệ cao hơn (52.4%), đồng thời giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ khá cao (91.9%). Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, một số ngành đặc thù của trường chưa tuyển được giảng viên có trình độ Thạc sĩ, vì vậy vẫn đang có số lượng giảng viên đang ở trình độ đại học (8.1%). Do đó nhà trường cần khuyến khích giảng viên tiếp tục học lên để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình.

2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ những cơ sở lý thuyết trên có thể thấy có rất nhiều yếu tố văn hóa tổ chức tác động đến động lực làm việc của người lao động. Tuy nhiên đa số các nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu của Fakhar Shahzad, Zahid Iqbal, Muhammad Gulzar nghiên cứu

34

tại công ty phần mềm ở Pakistan, Trương Hoàng Lâm và Đỗ Thị Thanh Vinh thực hiện nghiên cứu tại công ty hệ thống thông tin FPT; Nguyễn Đặng Chí Đức nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên mục tiêu hướng đến của hai loại hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức giáo dục, cụ thể ở đây là tại trường Đại học không giống nhau. Mục tiêu hướng đến của các công ty sản xuất là sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, v.v; còn mục tiêu của trường đại học là đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển con người. Do đó các yếu tố văn hóa được sử dụng trong các nghiên cứu của Fakhar Shahzad, Zahid Iqbal, Muhammad Gulzar; Trương Hoàng Lâm và Đỗ Thị Thanh Vinh và Nguyễn Đặng Chí Đức không phù hợp để nghiên cứu tại trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu. Do đó, tác giả đề xuất áp dụng mô hình các yếu tố văn hóa tổ chức của E. Schein (2004) để nghiên cứu các yếu tố văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu. Mô hình bao gồm 3 yếu tố văn hóa này gần gũi và phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường. Cụ thể mô hình nghiên cứu sẽ gồm 3 biến độc lập: (1) Cấu trúc hữu hình (2) Các giá trị được tuyên bố (3) Các quan niệm chung và một biến phụ thuộc là động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên được thể hiện qua mô hình nghiên cứu 2.3.

35

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu

(Nguồn: tác giả nghiên cứu và đề xuất)

2.5 Giả thuyết nghiên cứu 2.5.1 Cấu trúc hữu hình 2.5.1 Cấu trúc hữu hình

Cấu trúc hữu hình là những yếu tố văn hóa bên ngoài của nhà trường, bao gồm kiến trúc, cách bài trí văn phòng, cơ cấu tổ chức, logo, trang phục, các quy định nội quy, v.v. Những yếu tố văn hóa này dễ dàng thay đổi theo thời gian, nhưng đây đều là những thành phần có tác động mạnh đến động lực làm việc của người lao động.

Từ đó nghiên cứu này có giả thuyết H1 như sau:

Giả thuyết H1: Cấu trúc hữu hình ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu.

2.5.2 Các giá trị được tuyên bố

Bao gồm các giá trị chung của trường như chiến lược phát triển, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, các bộ quy tắc ứng xử thành văn được công bố rộng rãi, công khai để cán bộ, giảng viên và nhân viên nhà trường nắm rõ và nỗ lực thực hiện công việc, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các thành

Cấu trúc hữu hình Các giá trị được tuyên bố Các quan niệm chung Động lực làm việc của người

lao động tại Trường ĐHBRVT H1 H2 H3

36

viên trong trường. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn, định hướng và là tài liệu đầu tiên diễn tả về một nhà trường. Việc được triển khai và nắm rõ các giá trị này của nhà trường giúp các thành viên trong trường nỗ lực thực hiện công việc, với mục tiêu chung giúp nhà trường đạt được các giá trị đã đề ra.

Từ đó nghiên cứu này có giả thuyết H2 như sau:

Giả thuyết H2: Các giá trị được tuyên bố ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu.

2.5.3 Các quan niệm chung

Đó là những nguyên tắc, quy định được mọi thành viên trong trường ngầm hiểu với nhau và chấp nhận nó. Những quan niệm này không được quy định thành văn bản, tuy nhiên nó được ngầm chấp nhận và được truyền từ thành viên cũ sang thành viên mới. Mỗi tổ chức khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau. Theo Schein (2004) [28], bản chất văn hóa của tổ chức là nằm ở yếu tố những quan niệm chung. Do đó, việc xem xét yếu tố các quan niệm chung tác động đến động lực làm việc của người lao động là cần thiết.

Từ đó nghiên cứu này có giả thuyết H3 như sau:

Giả thuyết H3: Các quan niệm chung ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu.

37

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 tổng hợp các cơ sở lý thuyết về văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức trong nhà trường, động lực làm việc của người lao động đối với tổ chức đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Qua đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm ba yếu tố là: (1) Cấu trúc hữu hình; (2) Các giá trị được tuyên bố; (3) Các quan niệm chung và biến phụ thuộc là động lực làm việc của cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu.

Việc tìm hiểu những nội dung này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn đề được phân tích ở chương tiếp theo. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đi kèm.

38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 40)