Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Một phần của tài liệu Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 58)

Hệ số Cronbach’s Alpha là phương pháp kiểm định mức độ tương quan lẫn nhau của các mục hỏi trong thang đo qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản thân các câu hỏi và tương quan của điểm số trong từng câu hỏi với điểm số toàn bộ các mục hỏi cho từng trường hợp trả lời. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [15], về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt, nghĩa là thang đo có độ tin cậy cao. Nunnally (1978) [44] thì cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được trong trường hợp thang đo là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng hệ số từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo tốt, còn hệ số từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được.

Theo hệ số tin cậy Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết câu hỏi (biến quan sát) nào cần bỏ đi và câu hỏi nào cần giữ lại. Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu, do đó chúng phải có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến – tổng sẽ giúp loại bỏ những câu hỏi không cần thiết cho sự mô tả khái niệm cần đo. Theo Nunnally và Burnastein (1994) [44], các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại khỏi thang đo do có sự tương quan kém với các biến khác trong cùng một mục hỏi. Tuy nhiên nếu r=1 thì hai biến đo lường chỉ là một và từ đó cho biết rằng chúng ta chỉ cần dùng một trong hai biến là đủ.

Một phần của tài liệu Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại trường đại học bà rịa vũng tàu (Trang 58)