Một số nguyên tắc sư phạm trong việc tạo và sử dụng phương tiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp sao đỏ noi dung luan van 1 (Trang 26 - 29)

5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌ C

1.2.5. Một số nguyên tắc sư phạm trong việc tạo và sử dụng phương tiện

tiện dạy học.

Việc tạo ra các phương tiện theo ý đồ sư phạm là công việc hết sức khó khăn. Tuy nhiên hiệu quả của việc sử dụng phương tiện còn tùy thuộc vào mỗi bản thân người dạy và người học. Dưới đây là một vài nguyên tắc mà các nhà sư phạm như Komensky, Hering… đã đưa ra.

Theo Komensky, những nguyên tắc giúp cho việc dạy và học được dễ

dàng tức là chúng ta cần phải lần theo chân của tạo hóa, dựa vào tự nhiên [12].

+ Nguyên tắc I: Tạo hóa sửa soạn chất liệu sao cho phù hợp với ước mơ của sự trưởng thành.

+ Nguyên tắc II: Tạo hóa sinh ra mọi vật đều bắt đầu từ những khởi

điểm có tầm vóc không đáng kể, nhưng lại có tác dụng to lớn.

Những chất liệu để cho một con chim ra đời được thu gọn lại v n v n bằng giọt nước và được bao bọc gọn gàng khiến chim m có thể dễ dàng mang trong mình hoặc dễ dàng ấp nó trong tổ. Ấy thế nhưng chính những bọc trứng nhỏ bé ấy đã mang trong mình toàn bộ những yếu tố tạo nên chim non.

+ Nguyên tắc III: Tạo hóa tiến dần từ dễđến khó.

Quả trứng được tạo ra không phải bắt đầu từ phần cứng, tức là từ vỏ, mà từ trong ra, sau khi có lớp màng mỏng bọc xung quanh cuối cùng mới đến lớp vỏ cứng. Con chim non muốn bay, trước hết nó phải tập đứng vững hai chân, tạp dương cánh vỗ nh rồi cuối cùng mới lao vào không trung.

+ Nguyên tắc IV: Tạo hóa không hấp tấp, vội vàng mà tiến từ từ từng bước.

Con chim me không vì muốn nhanh có con mà để trứng vào đống lửa, dù muốn đến đâu, bao giờ chim cũng ấp trứng bằng sức nóng tự nhiên của mình, thậm chí chim m cũng không nhồi nhét thức ăn để chim non chóng lớn mà bao giờ cũng cho chim con ăn từ tốn, đắn đo sao cho phù hợp với khả

năng tiêu hóa còn mong manh của chúng.

+ Nguyên tắc V: Tạo hóa không bày đặt ra cái gì không cần thiết cho sự

sống.

Khi trời sinh ra con chim, cái cần có ngay tức khắc là đôi cánh để bay,

đôi chân để chạy… Hoặc tất cả những gì mọc ra trên thân cây đều có mục

đích, kể cả lớp vỏ bọc ngoài hay một lớp cùi ở trái cây hay củ.

+ Nguyên tắc VI: Tạo hóa duy trì một tiến trình trước sau không thay

đổi.

Quá trình sinh ra một con chim như thế nào thì tất thảy mọi con chim khác đều sinh nở như thế, thậm chí ở mọi loài động vật cũng như vậy, có chăng chỉ thay đổi một vài tình huống.

Tóm lại, có ba nguyên tắc cơ bản trong việc tạo và sử dụng phương tiện dạy học sau:

Nguyên tc đơn gin:

Hering đã đưa ra nguyên tắc đơn giản trong dạy học [9]: Quá trình đơn giản hoá một mệnh đề khoa học là một quá trình chuyển hoá một mệnh đề

phức tạp, mô tả nhiều đặc điểm đặc biệt của sự vật hiện tượng thành mệnh đề

khái quát, mô tả những đặc điểm chung nhất của các sự vật hiện tượng mà vẫn giữ nguyên tính đúng đắn về khoa học. Quá trình đơn giản hoá có thể tiến hành bằng cách:

- Loại bỏ những thành phần thứ yếu trong mệnh đề.

- Thay thế những đặc điểm riêng bằng một khái niệm khái quát.

Nguyên tc trc quan:

Về mặt triết học, Lê nin đã chỉ rõ: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự

nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan”. Theo quan điểm này, trực quan là xuất phát điểm của nhận thức, tức trực quan là nguồn cung cấp tri thức.

Theo tâm lý học nhận thức, quá trình nhận thức bao gồm ba giai đoạn: nhận thức cảm tính (bằng các giác quan), nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) và giai đoạn tái sinh cái cụ thể trong tư duy (vận dụng vào thực tiễn). Nhận thức cảm tính nảy sinh do tác động trực tiếp của các sự vật và hiện tượng liên quan đến giác quan của con người (thị giác, thính giác, xúc giác…). Nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức vì nó mới phản ánh cái bên ngoài, cái không bản chất, song nó có vai trò rất quan trọng, tạo nên chất liệu cho tư duy trừu tượng. Không có nhận thức cảm tính sẽ không có quá trình tư duy trừu tượng. Khả năng tiếp thu thông tin bằng thị

giác rất lớn gấp khoảng 100 lần so với thính giác, do đó sự tác động vào thị

giác có hiệu quả hơn nhiều so với tác động vào thính giác (dùng ngôn ngữ, tiếng động).

Nguyên tc hiu qa:

Việc sử dụng phương tiện dạy học nhằm mục đích đem lại hiệu quả dạy học cao cho dù phương tiện đó có phức tạp. Phương tiện phải được sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp sao đỏ noi dung luan van 1 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)