i) Sơ lƣợc về học thuyết
Học thuyết thường được sử dụng trong trường hợp mà bên yếu thế hơn bị ―ảnh hưởng quá mức‖ về quyền và lợi ích hợp pháp trong việc giao kết hợp đồng.
37―Unconscionability‖, tlđd (36), truy cập ngày 03/05/2021.
38Theo thông luật, để chứng minh vi phạm tính công bằng, người áp dụng phải dùng cung cấp các bằng chứng để chứng minh rằng các điều khoản của hợp đồng là ―khắc nghiệt hoặc áp bức‖.
39Michell, Paul (2005), tlđd (18), p. 333. 40Siti Aliza Alias (2012), tlđd (34), p. 336.
41Không đủ tư cách pháp lý thông thường được chứng minh bởi tính chất ―dễ bị tổn thương‖ về mặt nào đó của chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Thông thường cần chứng minh được họ có sự suy giảm nhận thức, khuyết tật hoặc những người không có nhiều sự lựa chọn thực sự một bên giao kết hợp đồng, chẳng hạn ngoài việc ký kết hợp đồng.
42Vì bản chất của học thuyết về sự bất hợp lý xem xét hành vi của bên có thế mạnh trong giao kết hợp đồng, nên phải chứng minh được hành vi không đúng đắn từ phía họ. Hơn nữa là phải chứng minh là mức độ sai trái đạo đức của hành vi.
43 Michell, Paul (2005), tlđd (18), p. 333.
20
Ảnh hưởng quá mức xảy ra khi một bên trong hợp đồng dựa vào mối quan hệ giữa các bên hoặc là sự ảnh hưởng của họ để thuyết phục bên còn lại đưa ra các ―quyết định‖ về một vấn đề nào đó và các quyết định này thường tạo ra các yếu tố bất lợi cho bên được thuyết phục. Yếu tố quan trọng để áp dụng học thuyết ảnh hưởng quá mức đó là một bên trong hợp đồng phải chứng minh được rằng họ là người có yếu tố bất lợi trong mối quan hệ của các bên và làm cho họ bị bên còn lại trong hợp đồng thuyết phục họ tham gia giao kết. Trong trường hợp được xác định rằng việc giao kết hợp đồng bởi ―sự ảnh hưởng quá mức‖ thì hợp đồng đó có thể bị tuyên vô hiệu.
Theo truyền thống, các tòa án ở Anh thường chia các trường hợp của học thuyết ảnh hưởng quá mức thành hai loại, thực tế hoặc giả định. Đối với loại thứ nhất, người yêu cầu phải chứng minh rằng một bên giao kết hợp đồng có hành động sai trái gây ra ―ảnh hưởng quá mức‖ đến bên giao kết hợp đồng bằng việc chứng minh bằng các hành vi đã được thực hiện trên thực tế45. Đối với loại thứ hai, chúng ta cần phải chứng minh được ảnh hưởng được cho là quá mức cụ thể như thế nào bằng cách giả định các trường hợp về sự ảnh hưởng quá mức có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa các bên. Thông thường, việc chứng minh bằng cách căn cứ vào có mối quan hệ và mức độ tin cậy giữa các bên, hơn nữa, họ đã bị lợi dụng khi tham gia quan hệ hợp đồng. Một số quan hệ thường được nhắc đến để áp dụng học thuyết này đó là quan hệ giữa cha, mẹ con; luật sư, khách hàng; bác sĩ, bệnh nhân. Điểm quan trọng nhất để chứng minh là có xảy ra ―ảnh hưởng quá mức‖ là phải tìm được những điểm bất lợi của bên bị lợi dụng46
.
ii) Áp dụng học thuyết để bảo vệ quyền lợi của ngƣời không biết chữ, ngƣời bị khiếm khuyếtthể chất khi giao kết hợp đồng
Học thuyết ảnh hưởng quá mức thường tập trung vào mối quan hệ các bên và tác động của mối quan hệ này trong quá trình đàm phán, thương lượng trong quá trình giao kết hợp đồng47. Đặc điểm mù chữ hay khuyết tật của một người không phải là yếu tố cốt lõi để chứng minh ―sự ảnh hưởng quá mức‖ của học thuyết. Nói cách khác, quan hệ của các bên không thể chứng minh dựa vào của đặc điểm của người giao kết, yếu tố mù chữ, khuyết tật không là điều kiện tiên quyết để chứng minh mối quan hệ giữa các bên giao kết hợp đồng mà chỉ là một ―tình tiết tăng
45 Mark Pawlowski (2018), ―Undue influence: towards a unifying concept of unconscionability?‖, The Denning Law Journal, 01/2018, p. 5.
46Mark Pawlowski (2018), tlđd (45), p. 5.
21
nặng‖ để chứng minh mối quan hệ giữa họ48. Cho dù vậy, nhìn ở góc độ nào đó vẫn có thể thấy rằng, học thuyết này cũng là một biện pháp có thể cân nhắc áp dụng để bảo vệ quyền lợi của người mù chữ, người khuyết tật khi tham gia giao kết hợp đồng do người mù chữ, người khuyết tật là các đối tượng có sự phụ thuộc vào người khác để hiểu được nội dung hợp đồng.