Học thuyết Misrepresentation

Một phần của tài liệu Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết (Trang 27 - 28)

i) Sơ lƣợc về học thuyết

Trước khi giao kết hợp đồng, các bên thường sẽ trao đổi thông tin, bàn bạc, thảo luận với nhau trong để đàm phán, thương lượng về quyền và nghĩa vụ. Theo đó, các thông tin trao đổi thường sẽ được xem xét cẩn thận trong quá trình này nhưng đôi khi vẫn có thể sai sót hoặc gây hiểu lầm cho các bên tham gia. Trong trường hợp thông tin hợp đồng được đưa ra sai lệch hoặc gây hiểu lầm dẫn đến bên còn lại chịu những hậu quả nghiêm trọng thì học thuyết Misrepresentation chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ họ. Tóm lại, học thuyết Misrepresentation phát sinh khi một bên của hợp đồng (hoặc người đại diện của họ) đã đưa ra thông tin sự thật khiến bên kia (hoặc người đại diện của họ) chấp thuận giao kết hợp đồng50

.

Có rất nhiều quan điểm về điều kiện áp dụng để chứng minh học thuyết Misrepresentation. Tuy nhiên, các quan điểm này đều đưa ra 3 điều kiện chủ yếu để áp dụng học thuyết: đầu tiên là phải có thông tin đưa ra không đúng sự thật và thông tin này thường được thể hiện qua các hình thức bằng văn bản, bằng lời nói hoặc lời ngụ ý51; tiếp theo, là phải có sự lôi kéo (thúc đẩy) bên còn lại giao kết hợp đồng bằng thông tin sai sự thật. Theo đó, để áp dụng điều kiện này chúng ta cần phải chứng minh được rằng một bên trong hợp đồng giao kết hợp đồng dựa vào thông tin bị trình bày sai lệch; cuối cùng, sự trình bày thông tin không đúng phải được thực hiện bởi một bên trong hợp đồng gây ảnh hưởng đến một bên khác trong hợp đồng về việc ra quyết định giao kết hợp đồng, điều này đồng nghĩa là phải có mối quan hệ giữa việc trình bày một thông tin sai với việc ra quyết định của một bên trong hợp đồng52

.

48Michell, Paul (2005), tlđd (18), p. 337-338.

49 Có nghĩa tiếng Việt là học thuyết về sự xuyên tạc hay học thuyết trình bày sai. 50―Actionable misrepresentation and negligent misstatement—overview‖,

https://www.lexisnexis.com/uk/lexispsl/disputeresolution/document/393747/567M-26H1-F18B-71BK- 00000-00/Actionable_misrepresentation_and_negligent_misstatement_overview, truy cập ngày 04/05/2021. 51 Rick Bigwood (2005), ―Pre-Contractual Misrepresentation and the Limits of the Principle in With V.

O'Flanagan‖, The Cambridge Law Journal, Vol. 64, No. 1 (Mar., 2005), p. 12.

22

ii) Áp dụng học thuyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời không biết chữ, ngƣời bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng

Học thuyết này có thể được áp dụng bảo vệ người mù chữ, người mù bằng cách chứng minh bên kia đã trình bày sai bằng lời nói cho họ về nội dung hợp đồng do người mù chữ, người mù không có khả năng nhận biết chính xác được nội dung của hợp đồng. Học thuyết trình bày sai là một cơ sở rõ ràng để không thừa nhận hợp đồng được hình thành là hợp pháp (hợp đồng vô hiệu). Khi áp dụng học thuyết, người áp dụng thường sẽ đưa ra lập luận rằng hợp đồng mà họ giao kết không phản ánh đúng ý chí, mong muốn của họ vì họ không hiểu đúng bản chất các điều khoản trong hợp đồng.

Điều kiện để người mù chữ, người khuyết tật áp dụng học thuyết để làm căn cứ tuyên bố vô hiệu hợp đồng là khi họ chứng minh được bản thân không thể đọc hợp đồng và việc giao kết hợp đồng hoàn toàn dựa trên lời giải thích về nội dung từ bên còn lại53. Nói cách khác, người khuyết tật, người mù chữ có thể áp dụng học thuyết này trong trường hợp bị bên còn lại lừa dối hoặc đưa ra thông tin sai lệch nhằm lôi kéo họ giao kết hợp đồng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Một phần của tài liệu Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)