Bộ luật Dân sự 2015

Một phần của tài liệu Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết (Trang 38 - 41)

BLDS 2015 là một trong những nguồn luật cơ bản trong hệ thống pháp luật nói chung, trong lĩnh vực luật tư nói riêng. BLDS 2015 quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân và là một trong những nguồn luật điều chỉnh quan trọng đối với cá nhân khi tham gia quan hệ hợp đồng dân sự. Nhưng nhìn chung, BLDS 2015 không có những quy định điều chỉnh cụ thể về hai đối tượng là người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất trong lĩnh vực hợp đồng. Tuy nhiên, các đối tượng này được nhắc đến trong chế định di chúc, cụ thể tại khoản 3 Điều 630 BLDS 201588. Có thể thấy BLDS 2015 dần đã có xu hướng điều chỉnh đối tượng người không biết chữ, người có vấn đề về thể chất khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của họ so với những chủ thể bình thường.

Như đã biết, người không biết chữ là những đối tượng gặp khó khăn khó khăn trong việc kiểm tra, xác nhận nội dung hợp đồng bằng văn bản (trong quan hệ pháp luật hợp đồng các đối tượng này có sự bất lợi hơn). Người bị khiếm khuyết thể chất là những đối tượng có khó khăn trong việc bày tỏ ý chí khi tham gia quan hệ hợp đồng, trong đó người không biết chữ thì có khó khăn trong việc không thể đọc được một tài liệu bằng văn bản nên dẫn đến những mong muốn của họ có thể bị sai lệch trong quá trình giao kết, còn người bị khiếm khuyết thể chất do những khiếm khuyết ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và cả việc bày tỏ ý chí khi giao kết hợp đồng. Các đối tượng này khi tham gia quan hệ hợp đồng rất dễ vi phạm điều kiện về sự tự nguyện khi giao kết hợp đồng, nói cách khác khi giao kết hợp đồng người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất rất dễ bị nhầm lẫn hay lừa đối bởi bên còn lại trong hợp đồng. Do đó, những quy định bảo vệ họ thường được sử dụng là những quy định liên quan đến hợp đồng vô hiệu trong BLDS 2015.

88 Khoản 3 Điều 630 BLDS 2015: ―...3. Di chúc người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữđể

33

Khi nghiên cứu các quy định tại BLDS 2015, tác giả nhận thấy có một số quy định liên quan, cụ thể tại Điều 117 BLDS 2015 quy định về điều kiện để công nhận một giao dịch dân sự có hiệu lực hay nói cách khác, quy định này cũng được áp dụng để công nhận một hợp đồng có hiệu lực pháp luật (do hợp đồng là một loại giao dịch dân sự). Hợp đồng nếu được thiết lập bởi các chủ thể không hoàn toàn tự nguyện sẽ thì không có giá trị pháp lý89, sự tự nguyện là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng90. Tự nguyện là tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và bị người khác áp đặt ý chí. Đối với yếu tố ―sự tự nguyện‖, BLDS 2015 có một số quy định cụ thể để tuyên một hợp đồng vô hiệu vì vấn đề không tự do trong việc định đoạt ý chí khi tham gia giao kết hợp đồng chẳng hạn hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn91 hoặc bị lừa dối92. Nhầm lẫn trong quan hệ hợp đồng là hiện tượng chủ thể không kiểm soát được đầy đủ các yếu tố liên quan đến giao dịch, một số nhầm lẫn có thể kể đến như nhầm lẫn về chủ thể tham gia xác lập và thực hiện giao dịch; nhầm lẫn về đối tượng của giao dịch; nhầm lẫn về giá cả của giao dịch; nhầm lẫn về bản chất của giao dịch. Tuy nhiên, không phải nhầm lẫn nào cũng có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu, khi mà nhầm lẫn đến mức không đạt đến mục đích93 xác lập hợp đồng thì lúc này hợp đồng mới có thể bị tuyên bố vô hiệu94

. Đối với hành vi lừa dối, lừa dối được hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba trong quan hệ hợp đồng làm cho họ hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng mà họ đã giao kết95. Khi chứng minh hành vi lừa dối trong hợp đồng, chúng ta phải chứng minh được hành vi lừa dối đã làm cho một bên trong hợp đồng hiểu sai về nội dung hợp đồng nên mới tiến hành giao kết96

.

Ngoài ra, riêng đối với người bị khiếm khuyết thể chất, tại Điều 23 BLDS 2015 về người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là quy định có phần

89Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam, Bản án và Bình luận bản án,NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 433.

90Theo Điều 117 BLDS 2015, điều kiện có hiệu lực của một giao dịch (hay hợp đồng) phải thỏa mãn các

điều kiện vềnăng lực chủ thể; đảm bảo quyền tựdo định đoạt ý chí của chủ thể trong giao dịch; nội dung, mục đích giao dịch không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội và phải tuân thủđúng mặt hình thức pháp luật quy định.

91Điều 126, BLDS 2015. 92Điều 127, BLDS 2015.

93Theo Điều 118 BLDS 2015: ―Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi

xác lập giao dịch đó‖.

94Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), tlđd (10), tr. 251-252.

95Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), tlđd (10), tr. 253-254.

34

liên quan. Theo đó, Điều 23 BLDS 2015 quy định, người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám y tâm thần. Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ. Và cơ chế giám hộ sẽ là biện pháp bảo vệ họ trong việc tham gia, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự trong đó bao gồm việc giao kết hợp đồng. Người bị khiếm khuyết thể chất là một trong những đối tượng có thể bị tuyên là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bởi lẽ người bị khiếm khuyết thể chất có thể do tình trạng thể chất của họ dẫn đến không đủ nhận thức, làm chủ hành vi, việc không đủ nhận thức làm chủ hành vi so với người bình thường và thước đo xác định chính là dựa vào kết luận giám định tâm thần.

Bên cạnh đó, trong trường hợp người bị khiếm khuyết thể chất có sự bất lợi về tình trạng thể chất nhưng theo kết quả giám định pháp y tâm thần không đủ kết luận họ đáp đứng quy định tại Điều 23 BLDS 2015, họ sẽ được xem là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (vì hiện nay chưa có quy định nào về đối tượng này một cách cụ thể). Tuy nhiên, thực tế các đối tượng này vẫn có khả năng nhận thức kém hơn so với người bình thường và gặp sự khó khăn trong việc biểu tỏ ý chí của mình với người khác. Người bị khiếm khuyết thể chất có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và bị tuyên bố là người có khả năng trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được bảo vệ bằng chế định giám hộ. Theo đó, các đối tượng này bị khuyết thiếu về sức khỏe tinh thần, khả năng nhận thức, làm chủ hành vi không thể tự mình tham gia vào các giao dịch dân sự, cũng như khó có khả năng tự chăm lo cho đời sống của bản thân. Do đó, chế định giám hộ giúp các đối tượng này bảo vệ quyền lợi của họ tốt hơn. Được biết, quan hệ giám hộ được pháp luật quy định và các bên không được tự thỏa thuận để xác lập quan hệ này. Người giám hộ có quyền quyết định các công việc trong phạm vi được pháp luật quy định chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, trong đó bao gồm cả việc tham gia vào các quan hệ hợp đồng97. Do đó, nhà nước xây dựng nên chế định giám hộ nhằm mục đích bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp và chăm sóc tốt nhất cho những nhóm cá nhân này.

97Điều 57 BLDS 2015 Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:

35

Một phần của tài liệu Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết (Trang 38 - 41)