chữ, ngƣời bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng
2.2.1 Thực trạng, thực tiễn xét xử và bất cập liên quan đến ngƣời không biết chữ khi giao kết hợp đồng
i) Thực trạng về ngƣời không biết chữ ở Việt Nam
Theo báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 97,65%. Trong đó, số người biết chữ trong độ tuổi 15-35 chiếm 98,92%; số người biết chữ trong độ tuổi từ 36-60 chiếm 96,2%. Nước ta có hiện có khoảng 1,49 triệu người mù chữ106. Số lượng người không biết chữ thường tập trung vào người dân tộc thiểu số, họ dường như không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông
105Tuấn Đạo Thanh, Hoàng Văn Hữu (2018), tlđd (101), tr. 47.
106―Cả nước vẫn còn hơn 1,49 triệu người mù chữ‖, https://tienphong.vn/ca-nuoc-van-con-hon-1-49-trieu- nguoi-mu-chu-post1143111.tpo, truy cập 29/05/2021.
38
(tiếng Việt), nhiều dân tộc có hơn một nửa dân số mù chữ. Tổng số người dân tộc thiểu số không biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 hiện nay là 676.873 người, chiếm 45,8% tỷ lệ trong toàn quốc. Một số tỉnh có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động không biết chữ cao như Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang...107
Như vậy, hiện nay số lượng người không biết chữ của nước ta đang dần có xu hướng giảm đáng kể nhưng có thể thấy số lượng người không biết chữ của nước ta thường tập trung vào người dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những vùng núi, vùng hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa, những nơi này thường có điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến họ có trình độ học vấn, trình độ nhận thức còn hạn chế. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều, nhận thức về chính trị, pháp luật còn hạn chế, một số phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ. Do đó, dù là những đối tượng đang có số lượng xu hướng giảm nhưng vẫn rất cần có quy định bảo vệ.
ii) Thực tiễn xét xử liên quan về ngƣời không biết chữ khi giao kết hợp đồng
Khi giải quyết tranh chấp trong quan hệ hợp đồng nếu một bên giao kết cho rằng khi họ ký kết hợp đồng trong trạng thái không biết chữ, trước hết Tòa án phải tiến hành xác minh việc không biết chữ khi giao kết hợp đồng có phải là sự thật hay không. Cụ thể, theo bản án số 188/2018/DS-PT ngày 10/10/2018 về tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất của Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau (sau đây gọi là Bản án số 01), Tòa án nhận định: “Qua thu thập hồ sơ về việc giải quyết tranh chấp đất giữa bà Đ1 với ông Nguyễn Việt Xô thể hiện tại các tài liệu như: Đơn yêu cầu của bà Đ1 ngày 10/01/1996; Biên bản giải quyết công trình xáng múc ngày
11/01/1996; Biên bản hòa giải ngày 28/3/1996; Biên bản hòa giải ngày 04/11/1999
bà Đ1 đều có ký tên và ghi họ tên của bà Đ1. Điều đó chứng minh được bà Đ1 là người biết chữ chứ không phải bà Đ1 không biết chữ như đại diện theo ủy quyền của bà Đ1 trình bày và những người có tên nêu trên xác nhận bà Đ1 không biết chữ
là chưa khách quan, không căn cứ…” hoặc tại Bản án 46/2019/DS-PT ngày
02/04/2019 về tranh chấp hợp đồng đặt cọc của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương (sau đây gọi là Bản án số 02), quan điểm Tòa án cho rằng : ―So sánh, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ như Hợp đồng đặt cọc, bản tự khai, biên bản hoà giải và bản cam
107―Thực trạng giáo dục dân tộc thiểu số ở Việt Nam‖,
39
kết đều thể hiện chữ viết và chữ ký của ông H2 rất rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu; do đó, ý kiến trình bày ông H2 không biết chữ hoặc bị lừa là hoàn toàn không phù hợp với
các chứng cứ có trong hồ sơ, không đúng thực tế‖. Có thể thấy, Tòa án phải thu
thập tài liệu, chứng cứ liên quan vụ án giải quyết để tiến hành xác định được một bên trong hợp đồng là người không biết chữ hay không, nếu họ thật sự không biết chữ thì mới tiếp tục sử dụng đặc điểm ―không biết chữ‖ để làm căn cứ để giải quyết tranh chấp cũng như giải quyết hậu quả phát sinh liên quan.
Trong một số trường hợp khác, Tòa án ngoài việc sử dụng các tài liệu, chứng cứ trực tiếp liên quan đến vụ án để xác định, Tòa án cũng có sử dụng những tài liệu không liên quan đến vụ án để chứng minh yếu tố ―không biết chữ‖, chẳng hạn trong Bản án 06/2018/DS-PT ngày 16/01/2018 về tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng (Sau đây gọi là Bản án số 03 đã sử dụng tài liệu không liên quan đến vụ án đang xem xét để chứng minh rằng một bên giao kết hợp đồng không biết chữ, cụ thể bản án đề cập: ―….tại biên bản xác minh ngày
06/9/2017, cán bộ tư pháp phụ trách việc đăng ký kết hôn của UBND xã LN cho
biết vợ chồng ông K‟H, bà Ka M có đăng ký kết hôn tại UBND xã LN vào ngày 30/10/2001 nhưng do không biết chữ nên không ký mà chỉ điểm chỉ vào sổ đăng ký kết hôn (Bút lục 27,28,32). Như vậy, có đủ cơ sở khẳng định ông K‟H không biết chữ, không biết viết, không đọc được chữ, không ký được chữ ký, không viết được
tên của mình”. Bản án này sử dụng một tài liệu trong vụ việc không liên quan trực
tiếp của vụ án để xác định, cụ thể họ dựa vào biên bản xác minh của cán bộ tư pháp khi kết hôn để xác định yếu tố không biết chữ để tiến hành giải quyết tranh chấp.
Nhận thấy, trong quá trình giải quyết tranh chấp về hợp đồng do người không biết chữ giao kết Tòa án không dựa vào quy định pháp luật ở Điều 19 Nghị định số 20/2014/NĐ-CP để xác định yếu tố không biết chữ dù tại thời điểm xét xử, Nghị định này đã có hiệu lực áp dụng, ngoài ra Tòa án cũng không dựa vào việc cung cấp một bằng chứng nào (như bằng cấp, chứng chỉ...) liên quan đến trình độ học vấn của người không biết chữ nhằm xác định yếu tố ―không biết chữ‖ để làm căn cứ để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Tòa án lại căn cứ vào chứng cứ, tài liệu mình thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án. Và thông thường, Tòa án sẽ xác định thông qua các tài liệu, chứng cứ có được trong quá trình giải quyết vụ án như là đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, các loại biên bản, hợp đồng, bản tự khai…Theo quan điểm của tác giả lý do mà Tòa án không sử dụng Nghị định 20/2014/NĐ-CP để giải quyết tranh chấp bởi vì: một là, do thiếu sót trong quá trình áp dụng pháp
40
luật để giải quyết vụ án; hai là, do Tòa án cảm thấy Nghị định 20/2014/NĐ-CP không phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp trong việc xác định yếu tố không biết chữ mà Tòa án căn cứ dựa trên bản chất của một bên tham gia quan hệ hợp đồng có thực sự biết chữ hay không, ví dụ: một người đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học nhưng vì những lý do khác nhau họ vẫn có thể không đọc được chữ hoặc là một người không thuộc những trường hợp tại Điều 19 Nghị định 20/2014/NĐ-CP nhưng thực tế họ vẫn có khả năng đọc, viết được chữ.
Thêm vào đó, các tài liệu, chứng cứ được Tòa án xem xét không phải là ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng mà Tòa án lại xem xét các tài liệu, chứng cứ liên quan diễn ra ngay cả trước hoặc là sau thời điểm giao kết hợp đồng. Cụ thể trong Bản án số 01 và Bản án số 02, tài liệu, chứng cứ mà Tòa án xem xét diễn ra trong thời điểm giải quyết tranh chấp hợp đồng, tức là những chứng cứ chứng minh yếu tố không biết chữ được để Tòa án xác định vào sau thời điểm giao kết.
Nhận thấy, việc xem xét của Tòa án là phù hợp, bởi lẽ đặc điểm không biết chữ của một người sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian dài trừ khi chúng ta thực hiện phổ cập giáo dục. Vì thế, tại thời điểm xảy ra giải quyết tranh chấp nếu một bên trong hợp đồng vẫn không biết chữ, suy ra thời điểm trước đó (thời điểm giao kết hợp đồng) họ cũng đang trong tình trạng không biết chữ. Tuy nhiên, việc xem xét tại thời điểm giải quyết tranh chấp mà Tòa án thông qua các tài liệu chứng cứ trực tiếp liên quan đến vụ án để xác định người không biết chữ thì cũng không thể khẳng định chính xác được tại thời điểm họ giao kết hợp đồng thực sự đang trong tình trạng không biết chữ hay không, việc xác định này chỉ mang tính tương đối.
Mặt khác, trong Bản án số 03 Tòa án lại sử dụng tài liệu, chứng cứ trước thời điểm giao kết hợp đồng để xác định yếu tố ―không biết chữ‖ của một bên trong hợp đồng. Cụ thể Tòa án đã dựa vào tài liệu đăng ký kết hôn vào ngày 30/01/2001 trước tiến hành giao kết hợp đồng là năm 2002 để xác định. Việc dựa vào tài liệu, chứng cứ trước khi tiến hành giao kết hợp đồng là chưa phù hợp bởi vì trước khi giao kết hợp đồng có thể họ không biết chữ nhưng tại thời điểm giao kết họ đã biết chữ do thực hiện phổ cập giáo dục. Nhưng đối với Bản án số 03, thời điểm mà Tòa án xác định đến thời điểm giao kết hợp đồng cũng không cách biệt quá lớn, vẫn có thể xem xét sử dụng nên Tòa án sử dụng tài liệu, chứng cứ này để xem xét yếu tố ―không biết chữ‖ chỉ tương đối phù hợp nhưng lại không hoàn toàn chính xác và khách quan.
41
Ngoài việc xác định dùng bằng chứng, căn cứ nào để xác định yếu tố không biết chữ thì việc xem xét thời điểm của các bằng chứng, căn cứ cũng là một vấn đề cần phải làm rõ. Trong hai Bản án số 02 và Bản án số 03, có thể thấy Tòa án rất linh hoạt trong việc sử dụng thời điểm xác định yếu tố không biết chữ của một bên trong hợp đồng bao gồm cả trước và sau khi giao kết hợp đồng. Theo những phân tích về quy định pháp luật hiện hành, pháp luật Việt Nam chưa quy định về việc xem xét người không biết chữ trong quan hệ hợp đồng tại thời điểm nào để xác định.
Theo quan điểm của tác giả, khi xác định yếu tố không biết chữ của một bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, chúng ta cần xem xét tài liệu, chứng cứ cả trước và sau thời điểm giao kết hợp đồng nhằm góp phần xác định được chính xác, khách quan nhất trong quá trình giải quyết vụ án. Đặc biệt, thời gian xem xét các tài liệu chứng cứ không nên quá xa vì thời gian càng xa độ chính xác xác định đặc điểm không biết chữ càng giảm.
Sau khi xác định được một bên trong hợp đồng là người không biết chữ, Tòa án mới sử dụng yếu tố này làm một trong những căn cứ tiến hành giải quyết tranh chấp. Theo đó, khi giải quyết tranh chấp, Tòa án có xu hướng bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ so với bên còn lại trong hợp đồng. Trong trường hợp người không biết chữ chứng minh được bên còn lại trong hợp đồng lợi dụng yếu tố ―không biết chữ‖ để dụ dỗ, lôi kéo họ giao kết hợp đồng thì Tòa án sẽ tuyên hợp đồng này bị vô hiệu do lừa dối.
Chẳng hạn, trong Bản án 95/2018/DS-ST ngày 26/10/2018 về tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án Nhân dân Huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh quan điểm của Tòa án cho rằng: “…Hợp đồng tín dụng số 268/07/HĐTD, ký kết giữa Quỹ tín
dụng với ông Khum D ngày 21-3-2007 là vô hiệu do bị lừa dối, vì khi lăn tay vào
hợp đồng tín dụng, người vay không biết số tiền ghi trong hợp đồng là bao nhiêu, không được cán bộ Quỹ tín dụng đọc lại nội dung hợp đồng cho nghe, trong khi
người vay là người dân tộc không biết chữ, không nói được tiếng Việt…‖ và Bản án
số 05/2017/DS-ST ngày 15/03/2017 về tranh chấp hợp đồng đặt cọc của Tòa án nhân dân Huyện Tân Hưng, Tỉnh Long An nhận định, ―…Giữa anh Trương Ngọc Ẩn và anh Ngũ Văn Kha không gặp mặt nhau để bàn bạc trao đổi những vấn đề có
liên quan đếnhợp đồng mua bán nếp và cùng nhau ký hợp đồng, anh Ẩn không biết
anh Kha là ai và anh Kha cũng không biết anh Ẩn là ai. Anh Ẩn chỉ giao tiền cho anh Lê Văn My và anh My đưa tiền cho anh Kha, khi anh My giao tờ hợp đồng cho anh Kha, anh My không đọc lại nội dung ghi nhận trong hợp đồng nói gì, anh My
42
chỉ yêu cầu anh Kha ký tên vào tờ hợp đồng bên phần người bán nếp theo sự hướng dẫn của anh Ẩn. Điều đó đã được thể hiện trong nội dung của hợp đồng là anh Kha
đã nhận 58.800.000 đồng, nhưng thực tế anh Kha chỉ nhận số tiền 50.000.000 đồng
do anh Kha không biết chữ, chỉ tin tưởng vào những gì anh My nói, đây là hành vi lừa dối của anh Ẩn và anh My đối với anh Kha… nên “Hợp đồng mua bán nếp
giống” giữa anh Ẩn và anh Kha đã vi phạm vào Điều 127 BLDS...‖.
Có thể thấy, yếu tố không biết chữ của một bên trong hợp đồng không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hợp đồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu mà yếu tố này chỉ tạo ra ―môi trường thuận lợi‖ để hành vi lừa dối xuất hiện. Nói cách khác, yếu tố không biết chữ của một bên trong hợp đồng không đương nhiên dẫn đến hợp đồng vô hiệu mà đây chỉ là một trong những yếu tố góp phần để Tòa án chứng minh hợp đồng vô hiệu. Trong hai bản án trên, Tòa án đã sử dụng những quy định của BLDS 2015 để giải quyết tranh chấp liên quan đối với người không biết chữ. Cụ thể, Tòa án thường sử dụng những quy định về hợp đồng vô hiệu ở Điều 127 BLDS 2015 để giải quyết tranh chấp khi mà người không biết chữ chứng minh được hợp đồng được giao kết không phải ―ý muốn đích thực‖ của họ. Ngoài ra, Tòa án cũng không có biện pháp nêu ra biện pháp nào khác để bảo vệ quyền lợi của các đối tượng này.
iii) Bất cập liên quan về ngƣời không biết chữ khi giao kết hợp đồng
Thông qua việc tìm hiểu về thực trạng, thực tiễn xét xử cũng như quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, một số bất cập của người không biết chữ có thể được kể đến như:
Thứ nhất, khi nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành không có quy định nào trực tiếp bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ. Thông qua thực tiễn xét xử có thể thấy những quy định được sử dụng để bảo vệ họ là những quy định liên quan đến vô hiệu hợp đồng được quy định trong BLDS 2015 nhưng các quy định này được áp dụng cho mọi người tham gia vào quan hệ hợp đồng mà không chỉ riêng người không biết chữ. Tuy nhiên, chế định di chúc trong BLDS 2015 lại có quy định về người không biết chữ để bảo vệ các đối tượng này, cụ thể tại khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 nhưng trong trong chế định hợp đồng lại không có quy định tương tự. Điều này tạo ra sự mất cân xứng trong BLDS 2015, bởi lẽ, di chúc hay hợp đồng đều là các giao dịch dân sự108 mà người không biết chữ là đối tượng yếu