Luật Công chứng 2014

Một phần của tài liệu Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết (Trang 41 - 43)

Trong lĩnh vực công chứng, pháp luật Việt Nam quy định trong một số trường hợp hợp đồng bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng thì mới có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp pháp luật quy định việc thực hiện công chứng hợp đồng mà các bên không thực hiện hậu quả có thể dẫn đến hợp đồng bị Tòa án tuyên vô hiệu (vô hiệu do vi phạm hình thức của hợp đồng).

Pháp luật công chứng hiện nay chỉ quy định về thẩm quyền, thủ tục công chứng mà không quy định đầy đủ các loại hợp đồng nào phải công chứng và loại nào không cần phải thực hiện. Cho nên, để xác định loại hợp đồng nào bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng thì chúng ta phải tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan của các văn bản quy phạm pháp luật khác, chẳng hạn Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở… Có thể thấy, không phải loại hợp đồng nào cũng bắt buộc thực hiện thủ tục công chứng nhưng công chứng là một cơ chế hiệu quả nhằm tạo lập giá trị pháp lý, hạn chế được các tranh chấp phát sinh, do đó đối với những hợp đồng pháp luật không bắt buộc phải công chứng mà người tham gia giao dịch vẫn có nhu cầu thì họ vẫn có thể yêu cầu thực hiện thủ tục công chứng98

.

Thủ tục công chứng được chia làm hai loại là hợp đồng được soạn thảo sẵn99 và công chứng đối với hợp đồng do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng100. Điều kiện đặt ra đối với người yêu cầu công chứng là phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc thuộc những trường hợp do pháp luật quy định thì phải có người làm chứng khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch. Như vậy, trong trường hợp công chứng hợp đồng nếu một bên giao kết hợp đồng là người không biết chữ hoặc người bị khiếm khuyết thể chất dẫn không đọc được, không nghe được hoặc không ký, điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.

Theo Luật Công chứng 2014, người làm chứng trong trường hợp này phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Cụ thể người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;

d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ…‖ 98Điều 47 Luật Công chứng 2014.

99Điều 40 Luật Công chứng 2014. 100Điều 41 Luật Công chứng 2014.

36

nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Những điều kiện mà Luật Công chứng 2014 đặt ra đối với người làm chứng là phù hợp bởi lẽ: thứ nhất, về điều kiện độ tuổi là 18, với độ tuổi này, công dân đã được xem là một người thành niên (trưởng thành) có thể tự mình đưa ra các quyết định trong đời sống xã hội, họ có thể nhận thức được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, tự bảo vệ mình trong các quan hệ mà họ tham gia và có thể tự chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình; thứ hai, điều kiện về khả năng nhận thức, người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nghĩa là khả năng nhận thức của họ phải bình thường, có thể tự mình thể hiện ý chí để xác thực hợp đồng (hay giao dịch); thứ ba, không có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động công chứng, nghĩa là họ hoàn toàn độc lập với việc thực hiện công chứng. Bởi lẽ, nếu quyền và lợi ích của họ có liên quan đến hợp đồng cần công chứng sẽ làm dễ dẫn đến mất yếu tố khách quan khi làm chứng, họ sẽ không vì quyền lợi cá nhân mà làm ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Vai trò của người làm chứng trong hoạt động công chứng chỉ dừng lại ở mức độ trợ giúp cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ nội dung văn bản văn bản yêu cầu công chứng, quyền và nghĩa vụ của bản thân hay khi người yêu cầu công chứng gặp trở ngại trong việc biểu đạt ý chí101. Về mặt nguyên tắc, chúng ta có thể yêu cầu sự hiện diện của người làm chứng theo hai cách: người làm chứng được người yêu cầu công chứng mời hoặc công chứng viên sẽ tiến hành chỉ định người làm chứng nếu người yêu cầu công chứng không mời được102.

Đối với trường hợp công chứng hợp đồng bắt buộc có mặt người làm chứng thì người yêu cầu công chứng, người làm chứng đều phải ký tên vào văn bản công chứng103 trước mặt công chứng viên. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng hoặc người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký thì điểm chỉ sẽ được áp dụng để thay cho ký tên104. Như vậy, trong trường hợp người yêu cầu

101Tuấn Đạo Thanh, Hoàng Văn Hữu (2018), ―Bàn về vai trò của người làm chứng trong lĩnh vực công chứng‖, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 12/2018, tr. 48.

102Khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014.

103Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014, Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.

104Điều 48 Luật Công chứng 2014. Ký, điểm chỉtrong văn bản công chứng:

―…2. Việc điểm chỉđược thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng,

người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng,

người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉđược bằng ngón trỏ phải thì

điểm chỉ bằng ngón trỏtrái; trường hợp không thểđiểm chỉ bằng hai ngón trỏđó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉđó bằng ngón nào, của bàn tay nào…‖

37

công chứng hợp đồng là người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất nếu họ không ký tên được hoặc không biết ký tên thì họ sẽ được thay thế bằng hình thức điểm chỉ.

Ngoài ra, về bản chất pháp lý, công chứng viên cũng là một người làm chứng khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng. Nhưng điểm khác biệt giữa công chứng viên với những người làm chứng thông thường ở chỗ công chứng viên là một chức danh bổ trợ tư pháp, được đào tạo và bổ nhiệm để nhân danh Nhà nước đứng ra làm chứng một cách chuyên nghiệp. Còn người làm chứng trong quy định này nhằm mục đích đảm bảo tính ―xác thực, hợp pháp‖ của hợp đồng mà công chứng viên thực hiện quá trình công chứng. Vì thế, đây chính là nguyên nhân mà công chứng viên vẫn phải cần tới sự trợ giúp của người làm chứng trong một số trường hợp nhất định105

.

Như vậy, pháp luật công chứng cũng có một số quy định liên quan đến vấn đề hỗ trợ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất trong quá trình giao kết hợp đồng tránh được những trường hợp dẫn đến hợp đồng vô hiệu (hạn chế khả năng xảy ra trường hợp người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất bị lừa lối, nhầm lẫn) nhưng những quy định này chỉ đáp ứng được một phần, không giải quyết được nhu cầu toàn diện của các đối tượng này. Dù vậy, quy định của pháp luật công chứng vẫn có giá trị tham khảo rất hữu hiệu để tác giả có cái nhìn sâu sắc về các biện pháp hỗ trợ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể tham gia quan hệ hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)