ngƣời bị khiếm khuyết thể chất giao kết
Việt Nam hiện nay đã và đang đàm phán và ký kết nhiều hiệp định song phương, đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ. Việc ký kết các Hiệp định làm cho mối quan hệ pháp luật của chúng ta ngày càng phải thực hiện việc tiếp thu, sửa đổi liên tục mới phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam trong bối cảnh xúc tiến thương mại. Hiện nay, Việt Nam đã và đang thiết lập mối quan hệ với Hoa Kỳ trên tinh thần chủ động hợp tác, hội nhập và mở cửa với thế giới bên ngoài về mọi phương diện, mà trước hết là về kinh tế. Vì thế, tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ đang là nhu cầu và mục tiêu chung của Việt Nam hiện nay trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực luật tư. Khi các bên của Hiệp định tuân thủ Hiệp định thì điều đó có nghĩa là toàn bộ nội dung của Hiệp định trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia. Mặc dù, về bản chất, quan niệm, cơ cấu cũng như cách thức áp dụng ở mỗi quốc gia có thể khác nhau, song cả hai hệ thống pháp luật của hai quốc gia đều có phải tìm được các tính
23
chất chung trong các quy định pháp luật nhằm tạo ra mối liên hệ tương tác với nhau. Bên cạnh đó, pháp luật Hoa Kỳ thuộc dòng họ thông luật (Common Law), có lĩnh vực pháp luật dân sự nói riêng, thương mại nói chung rất phát triển và năng động. Trong khi đó, Việt Nam lại có hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, với những dấu hiệu của hệ thống luật lục địa (Civil Law) có khác biệt căn bản với thông luật. Bên cạnh đó, pháp luật Hoa Kỳ được tạo ra để điều chỉnh một xã hội đa sắc tộc, đa tôn giáo nên việc tìm hiểu học hỏi các quy định ở các tiểu bang Hoa Kỳ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát, sâu sắc về nhiều khía cạnh của vấn đề đang nghiên cứu54. Chính vì vậy, khi tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ không những chúng ta sẽ được tiếp cận vấn đề ở khía cạnh khác nhau mà còn học hỏi được kinh nghiệm hướng đến mục tiêu hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
1.3.1 Luật các tiểu bang Hoa Kỳ liên quan vấn đề ngƣời không biết chữ, ngƣời bị khiếm khuyết thể chất giao kết hợp đồng
Như chúng ta đã biết, Pháp luật Hoa kỳ thuộc hệ thống pháp luật thông luật và có chế độ nhà nước liên bang. Chính vì thế, ở Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật vô cùng phong phú và phức tạp. Ở Hoa Kỳ có cả luật của liên bang và luật của tiểu bang cùng với hai nguồn luật thành văn và án lệ. Dù nguồn luật phổ biến của pháp luật Hoa Kỳ là các án lệ, nhưng hiện nay ở Hoa Kỳ có rất nhiều bộ pháp điển hóa để thuận tiện trong việc tìm hiểu, áp dụng. Đối với liên bang có thể kể đến những bộ pháp điển hóa như Bộ pháp điển pháp luật Liên bang (United States Codes - USC) hay Bộ pháp điển pháp quy Liên bang (Code of Federal Regulations - CFR)55. Ở từng tiểu bang của Hoa Kỳ cũng tồn tại các bộ pháp điển hóa điều chỉnh các vấn đề trong đời sống xã hội tiêu biểu có thể kể đến như ―Revised Statutes‖56 hoặc là ―Codes‖57
. Theo đó, vấn đề hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết cũng được nhắc đến trong các bộ pháp điển hóa và cả trong
54Nguyễn Như Phát (2002), ―Nhu cầu tìm hiểu hệ thống pháp luật Hoa kỳ‖, Tạp chí lập pháp, số 3,tháng 3, năm 2002, tr. 23.
55 Tập hợp tất cả những quy định do Chính phủLiên bang và các cơ quan thuộc bộ máy hành pháp Liên bang ban hành.
56Đạo luật sửa đổi hay còn gọi là quy chế sửa đổilà một thuật ngữ được sử dụng trong một số khu vực pháp lý thông luật để chỉ một tập hợp các quy định pháp luật đã được sửa đổi để kết hợp các sửa đổi, bãi bỏ và hợp nhất. Đây không phải là việc sửa đổi các quy định pháp luật, nhưng được thiết kế để làm cho nội dung của các quy định dễ tiếp cận hơn. Quy chế sửa đổi thường được xuất hiện trong hệ thống pháp luật các các quốc gia theo trường phái hệ thống pháp luật thông luật như Vương quốc Anh , Canada , Úc , Ireland và Hoa Kỳ .
Việc sửa đổi quy chế có thể xảy ra ở cả cấp liên bang và cấp bang hoặc cấp tỉnh.
57Còn được gọi là Luật hoặc Bộ Luật, một loại pháp luật nhằm mục đích bao hàm toàn bộ hệ thống luật hoàn chỉnh hoặc một lĩnh vực luật cụ thể.
24
luật thành văn ở các tiểu bang của Hoa Kỳ. Cụ thể về vấn đề này được quy định như sau:
Theo Bộ luật sửa đổi của Washington (cập nhật lần cuối vào ngày 7 tháng 12 năm 2020) quy định tại quyển 64, chương 64, mục 64.34.080 về tính bất hợp lý trong hợp đồng như sau: Nếu một bên trong hợp đồng cố ý lợi dụng sự không có khả năng của bên kia vì đặc điểm suy nhược về thể chất hoặc tinh thần, mù chữ về hợp đồng để tạo ra lợi ích cho mình thì đây được xem là bằng chứng để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng hoặc điều khoản của hợp đồng là vô lương tâm và khi đó người yêu cầu có thể từ chối thực thi các điều khoản trên58. Ngoài ra, pháp luật của một số tiểu bang khác cũng có các quy định tương tự, chẳng hạn hữu tại chương 515B, mục 515b.1-112 của Luật bang Minnesota quy định về quyền sở hữu và lãi suất sở về thỏa thuận bất ngờ59 hay mục 1-112, điều 1, quyển 27A ở Luật bang Vermont về thỏa thuận hay điều khoản hợp đồng không thể áp dụng60.
Có thể thấy, luật ở các tiểu bang của Hoa Kỳ không quy định dấu hiệu không biết chữ hay bị khiếm khuyết là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một bên không cần phải thực thi hợp đồng mà đặc điểm không biết chữ, bị khiếm khuyết chỉ là một yếu tố mang tính ―bổ trợ‖ để chứng minh các đối tượng này dễ bị lừa dối bởi bên còn lại trong về nội dung của hợp đồng. Theo đó, người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và họ không cần phải thực thi các điều khoản mình bị lừa dối giao kết. Nhận thấy, pháp luật Hoa Kỳ có xu hướng bảo vệ các đối tượng này khi tham gia giao dịch bằng cách tôn trọng ―ý chí đích thực‖ của họ khi tham gia quan hệ hợp đồng. Dù là bất kỳ ai khi tham gia giao dịch mà bị lừa dối thì hợp đồng đó có thể bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, với những quy định trên đã góp phần giúp cho người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất sẽ dễ dàng và có ưu thế hơn trong việc chứng minh để yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Mặt khác, tại Bộ luật Dân sự Georgia61 có một quy định trực tiếp hỗ trợ dành cho người không biết chữ, người bị khiếm khuyết khi mà họ không thể ký kết hợp
58Nguồn: https://app.leg.wa.gov/rcw/default.aspx?cite=64.34.080, truy cập ngày 23/05/2021. 59―2020 Minnesota Statutes, title property and property interests, Chapter 515B‖,
https://www.revisor.mn.gov/statutes/cite/515B.1-112, truy cập ngày 23/05/2021.
60―2019 Vermont Statutes, Title 27A - Uniform Common Interest Ownership Act, Article 1 - General Provisions, § 1-112 Unconscionable agreement or term of contract‖,
https://law.justia.com/codes/vermont/2019/title-27a/article-1/section-1-112/, truy cập ngày 23/5/2021. 61 ―Civil Codes of Georgia‖, http://extwprlegs1.fao.org/docs/pdf/geo181483ENG.pdf, truy cập ngày
25
đồng, cụ thể tại Điều 70 của Bộ luật Dân sự Georgia quy định khi một người không thể ký kết giao dịch do bị mù chữ, bị khiếm khuyết về thể chất hay bệnh tật hoặc trong trường hợp khác mà pháp luật có quy định thì có thể ủy thác cho người khác ký kết thay họ và chữ ký của người ủy thác sẽ được chứng thực chính thức; đồng thời, lý do mà không thể ký giao dịch phải được chỉ ra.
Nhận thấy, quy định này góp phần hỗ trợ, giúp đỡ cho người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất một cách trực tiếp trong trường hợp họ không thể ký kết hợp đồng. Vấn đề ―không thể ký kết hợp đồng‖ trong tại quy định này có thể hiểu theo hai cách: thứ nhất, vì không biết chữ, bị khiếm khuyết thể chất nên họ có khó khăn trong việc trực tiếp ký tên vào hợp đồng; thứ hai, vì không biết chữ, bị khiếm khuyết thể chất dẫn đến họ không thể hiểu được nội dung hợp đồng nên không thể ký kết. Theo quan điểm của tác giả, chúng ta nên hiểu theo cả hai cách, bởi lẽ, khi ủy thác ký kết hợp đồng thì chúng ta phải nêu ra được lý do mà người tham gia giao dịch không thể ký kết thì hai lý do trên đều có thể trở thành nguyên nhân để áp dụng điều luật. Tuy nhiên, tại Điều 70 của Bộ luật Dân sự Georgia lại không có quy định cụ thể về hình thức của việc nêu ra lý do cần phải được thực hiện như thế nào, cụ thể là phải được nêu ra trong hợp đồng đó hay dùng một văn bản khác để ghi nhận.
Bên cạnh đó, Tòa án ở bang Georgia cũng đưa ra một số quan điểm về người không biết chữ khi giao kết hợp đồng thông qua một số vụ kiện tranh chấp liên quan về đối tượng này62. Cụ thể, Tòa án ở bang Georgia đã thiết lập hai nguyên tắc rộng lớn trong việc xét xử liên quan đến hợp đồng do người không biết chữ giao kết, quan điểm của Tòa án cho rằng: khi nguyên đơn là người không biết chữ tham gia quan hệ hợp đồng thì họ không được phép dùng yếu tố không biết chữ là cơ sở chứng minh họ không hiểu hoặc không biết về các điều khoản trong hợp đồng trừ khi họ bị trình bày sai về nội dung của hợp đồng. Và người không biết chữ, họ hoàn toàn có quyền yêu cầu bên còn lại đọc hoặc giải thích các nội dung của hợp đồng trong quá trình giao kết63. Với những nhận định trên của Tòa án bang Georgia, người không biết chữ có thể tạo ra một ―hàng rào‖ bảo vệ họ khi tham gia quan hệ
62 Các vụ án mà Toàn án đã sử dụng đểđưa ra quan điểm là: Mallard v. Jenkins, 179 Ga.App. 582, 347 S.E.2d 339 (1986); International Indemnity Co. v. Smith, 178 Ga.App. 4, 342 S.E.2d 4 (1986); Reserve Life Ins. Co. v. Meeks, 121 Ga.App. 592, 174 S.E.2d 585 (1970); Robertson v. Pablos, 208 Ga. 116, 65 S.E.2d 400 (1951), (Bản Án B. Cordell V. Greene Finance of Georgetown, Aug. 29, 1996, CA No. 95 D–220–N, United States District Court).
63Bản Án B. Cordell V. Greene Finance of Georgetown, Aug. 29, 1996, CA No. 95 D–220–N, United States District Court.
26
hợp đồng bằng cách đề nghị bên kia giải thích hay đọc lại nội dung hợp đồng cho họ. Trong trường hợp lời giải thích hay việc đọc nội dung hợp đồng của bên còn lại là sai lệch thì người không biết chữ sẽ không bị ràng buộc bởi những điều khoản bị trình bày sai.
Nhận thấy, Tòa án bang Georgia đã đưa ra biện pháp bảo vệ cho người không biết chữ so với bên còn lại trong hợp đồng nhưng vẫn giữ quan điểm là không công nhận việc người không biết chữ dùng lý do không biết chữ của mình để thoát ly các nghĩa vụ mà họ đã giao kết64. Tòa án Hoa Kỳ dù bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ so với bên còn lại nhưng vẫn coi trọng tính công bằng, bình đẳng dành cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng.
1.3.2 Luật các tiểu bang Hoa kỳ về các biện pháp hỗ trợ ngƣời bị khuyết tật trong tham gia các quan hệ pháp luật
i) Chế định giám hộ ở Hoa Kỳ liên quan đến bảo vệ ngƣời bị khiếm khuyết thể chấttrong quan hệ pháp luật
Ở Hoa Kỳ, người ta cho rằng khuyết tật về tinh thần và thể chất tùy từng mức độ nghiêm trọng của nó sẽ tạo ra những hạn chế nhất định đối với khả năng tự chăm sóc, khả năng thể hiện ý chí, khả năng kiếm sống hoặc khả năng sống độc lập của họ. Và pháp luật Hoa Kỳ cũng có các quy định về một số cơ chế hoặc các biện pháp hỗ trợ người bị khuyết tật trong trường hợp họ không thể tự thực hiện các hoạt động này. Trong số đó có thể kể đến đó là chế định giám hộ.
Giám hộ là một quy trình pháp lý được sử dụng để bảo vệ những cá nhân không thể tự chăm sóc sức khỏe của mình do bị mất năng lực, khuyết tật hoặc chưa đủ độ tuổi trưởng thành (dưới 18 tuổi). Bởi lẽ những người này thường được xem là đối tượng không có khả năng hoặc thiếu khả năng65 trong việc đưa ra quyết định nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống của họ. Ở Hoa Kỳ, các đối tượng này sẽ được Tòa án chỉ định một người có đủ năng lực để chăm sóc, hỗ trợ họ được gọi là người giám hộ. Người giám hộ hợp pháp có thẩm quyền để ra quyết định thay cho người được giám hộ và các quyết định của người giám hộ phải nhằm mục đích tạo ra được lợi ích cho người được giám hộ66. Nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ,
64 Bản Án B. Cordell V. Greene Finance of Georgetown, Aug. 29, 1996, CA No. 95 D–220–N, United States District Court.
65Thông thường, một cá nhân được xác định là thiếu khả năng đáp ứng các yêu cầu thiết yếu về sức khỏe thể chất, sự an toàn sẽ được điều chỉnh bởi luật giám hộ ở các tiểu bang. Bởi vì họ không thể tự mình tiếp nhận và đánh giá thông tin hay không thể tự mình thực hiện giao tiếp.
66―Guardianships/Conservatorships‖,
27
quyền giám độ thường được áp dụng chung cho tất cả những người trưởng thành bị mất năng lực hành vi, bất kể nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất năng lực là gì.
Tuy nhiên, có sáu tiểu bang là California, Connecticut, Idaho, Kentucky, Michigan và New York là có quy định riêng dành quyền giám hộ của những người bị khuyết tật67. Người khuyết tật thuộc chế định này điều chỉnh thông thường có hai loại người bị khuyết tật trí tuệ và người bị khuyết tật phát triển. Theo đó, khuyết tật trí tuệ là một bệnh lý gây ra bởi các yếu tố liên quan đến gen và môi trường, dẫn đến sự suy giảm chức năng nhận thức và xã hội (khuyết tật trí tuệ bao gồm những đối tượng có vấn đề về khả năng nhận thức)68. Còn khuyết tật phát triển là một nhóm đa bệnh mãn tính nghiêm trọng do suy yếu tinh thần và (hoặc) thể chất gây ra rất nhiều khó khăn trong một số lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là trong giao tiếp, vận động, học tập, tự lực và khả năng sống độc lập69
. Có thể thấy, một bộ phận người bị khuyết tật phát triển cũng là người bị khiếm khuyết thể chất. Do đó, nghiên cứu chế định giám hộ góp phần phản ánh được cơ chế bảo vệ đối với một bộ phận người bị khiếm khuyết thất trong trường hợp họ đáp ứng những yếu tố của người bị khuyết tật phát triển.
Thuật ngữ quyền giám hộ được các tiểu bang ở Hoa Kỳ thường sử dụng không giống nhau, thông thường đa số tiểu bang đều cho rằng quyền giám hộ bao gồm hai loại là quyền giám hộ người đó (Guardianship of the person) và quyền giám hộ về tài chính (Conservatorship or Guardianship of financial matters), nhưng một số tiểu bang khác lại quy định quyền giám hộ chỉ bao gồm quyền giám hộ người đó mà không bao gồm quyền giám hộ về tài chính70. Trong bài viết này, tác giả sử dụng thuật ngữ quyền giám hộ theo quan điểm thứ nhất. Đối với quyền giám hộ người đó, người giám hộ có quyền đưa ra các quyết định về và quản lý việc chăm sóc của người người được giám hộ. Người giám hộ phải hành động vì lợi ích