Thực trạng quy định pháp luật về thanh tra hành chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thanh tra hành chính trên địa bàn huyện krông ana tỉnh đắk lắk (Trang 75 - 77)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về thanh tra hành chính

Với vị trí và vai trò của mình, Thanh tra huyện xác lập mối quan hệ giữa pháp luật về thanh tra với pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và với pháp luật khác có liên quan như: pháp luật về khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; đất đai; tài chính; hình sự, tố tụng;…

Trong đó, hệ thống pháp luật về thanh tra hành chính chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, vai trò, thẩm quyền, trình tự thủ tục trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra hành chính. Khi triển khai hoạt động thanh tra hành chính đòi hỏi cơ quan thanh tra phải căn cứ và tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên cơ sở yêu cầu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn để đưa ra những kiến nghị, xử lý vi phạm đáp ứng yêu cầu thực tế. Mặc dù tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện được quy định riêng tại Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng với vị trí là một cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện nên Thanh tra huyện vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương. Xác lập mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện với vị trí là một cơ quan tương đương phòng và Chánh Thanh tra huyện là Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện. Ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền được giao quy định Luật Thanh tra năm 2010 thì Chánh Thanh tra huyện, Thanh tra huyện phải định kỳ, đột xuất báo cáo, giải trình và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện.

Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Việc quy định trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phải trao đổi và được sự thống nhất của Chánh Thanh tra tỉnh nhằm

tăng cường tính độc lập của Thanh tra huyện và giảm tác động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong quá trình điều hành hoạt động thanh tra. Trên thực tế rất ít khi xảy ra trường hợp Chánh Thanh tra tỉnh không đồng ý với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra huyện. Tuy nhiên, quy định trên là cần thiết trong trường hợp Chánh Thanh tra huyện không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về công tác thanh tra, gây xung đột thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không toàn quyền quyết định việc miễn nhiệm Chánh Thanh tra huyện mà phải có sự thống nhất của Chánh Thanh tra tỉnh. Từ đó phần nào đảm bảo được tính độc lập của hoạt động thanh tra trên địa bàn huyện.

Hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động của Đoàn Thanh tra nói riêng ngày càng được đảm bảo về tổ chức, chất lượng và các điều kiện có liên quan nhằm đáp ứng mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra. Việc quán triệt về công tác chính trị, tư tưởng đã tạo sự thống nhất cao trong nội bộ Đoàn thanh tra, mối liên hệ công tác giữa các thành viên trong đoàn cũng được củng cố. Việc quán triệt yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, quyền, nghĩa vụ, nội quy, kỷ luật, thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm của từng thành viên trong đoàn, dân chủ, Trưởng Đoàn thanh tra đóng vai trò là trung tâm điều hành mọi hoạt động của đoàn trên nguyên tắc tập trung, dân chủ.

Sự thống nhất, đoàn kết, kỷ luật trong Đoàn thanh tra là nhân tố quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đoàn. Trong thực tế, các thành viên trong Đoàn thanh tra phải chịu nhiều tác động từ nhiều phía trong đó có các tác động tiêu cực gây ảnh hưởng đến kết quả thanh tra đòi hỏi các thành viên phải kiên định, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Đồng thời, trong nội bộ Đoàn thanh tra cũng không có sự đồng nhất về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác đòi hỏi sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phải tùy thuộc vào năng lực, sở trường của từng cá nhân trong đó Trưởng đoàn thanh tra phải là chỗ dựa tin cậy, nắm bắt kịp thời các thông tin, diễn biến để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế và mục đích, yêu cầu, nội dung của từng đoàn thanh tra để Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên nắm bắt kịp thời những đặc điểm, tình hình thực tế của đối tượng thanh tra nhằm trao đổi, lắng nghe những ý kiến, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của đối tượng thanh tra. Trên cơ sở đó đưa ra đánh giá khách quan, hiểu rõ đối tượng thanh tra tránh để những thông tin không chính xác gây nhiễu, làm kết quả thanh tra không chính xác, khách quan.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thanh tra hành chính trên địa bàn huyện krông ana tỉnh đắk lắk (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)