7. Kết cấu luận văn
2.3.2. Những hạn chế, bất cập
trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Krông Ana thì hoạt động thanh tra hành chính trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cơ bản ở những điểm sau:
Thứ nhất, Thanh tra huyện Krông Ana là cơ quan tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với ngành và lĩnh vực, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana về biên chế tổ chức, nhân sự, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và đặc biệt trong hoạt động thanh tra là việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hằng năm, xử lý các kiến nghị, kết luận của Thanh tra huyện. Do đó đã phần nào ảnh hưởng đến tính độc lập và chủ động của Thanh tra huyện.
Việc chỉ có một Phó Chánh Thanh tra gây nhiều khó khăn trong việc bố trí Trưởng đoàn thanh tra vì với số lượng đoàn thanh tra theo kế hoạch trong một năm thì đòi hỏi phải tiến hành song song hai cuộc thanh tra mới đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Việc bố trí Thanh tra viên làm trưởng đoàn thanh tra vẫn đảm bảo theo quy định nhưng rất khó khăn trong xác lập các mối quan hệ công tác giữa các thành viên trong đoàn và đối tượng thanh tra, đặc biệt là các đối tượng thanh tra là Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ và sự rà soát kịp thời, hiệu quả của Thanh tra tỉnh nên tình trạng chồng chéo về thời gian và nội dung thanh tra giữa Thanh tra huyện với Kiểm toán Nhà nước, giữa các đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã không còn nhưng việc chồng chéo về thời gian và nội dung với các đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân huyện cho thấy công tác phối hợp giữa Thanh tra huyện và các Ban của Hội đồng nhân dân huyện chưa được hiệu quả.
xử lý sau thanh tra còn chưa được quan tâm, việc chấp hành, phối hợp thực hiện còn hạn chế, mang tính hình thức. Các phòng, ban chuyên môn được được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo phối hợp xử lý kết luận thanh tra đối với những nội dung thuộc ngành, lĩnh vực quản lý chưa thực sự được quan tâm đúng mức, việc thực hiện mang tính hình thức không đem lại hiệu quả cao. Đối với một số công tác phối hợp đôn đốc đối tượng thanh tra nộp trả ngân sách nhà nước khắc phục sai phạm chưa kịp thời, xem đây là trách nhiệm của cơ quan thanh tra; cá biệt có trường hợp thủ trưởng đơn vị mắc sai phạm chưa hoàn thành các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra vẫn điều chuyển sang công tác khác gây khó khăn, đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến việc thực hiện kết luận thanh tra không đạt hiệu quả cao. Các chế tài xử lý chưa đem lại hiệu quả, một số trường hợp không chấp hành, trốn tránh việc thực hiện kết luận thanh tra nhưng Ủy ban nhân dân huyện chưa đưa ra phương án xử lý kịp thời, nghiêm minh để răn đe. Một số trường hợp đối tượng vi phạm đã chuyển ra khỏi địa phương hoặc không có khả năng khắc phục sai phạm gây khó khăn, tồn đọng không có hướng xử lý cụ thể. Thể hiện cụ thể tại năm 2018 tại Bảng 2.5 Thống kê hoạt động thanh tra hành chính về kinh tế - xã hội của Thanh tra huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ thu hồi chỉ đạt 87,02%, việc đôn đốc thực hiện kéo dài qua nhiều năm, bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm yêu cầu thực hiện mới phần nào chấn chỉnh, đôn đốc các đối tượng nộp trả vào ngân sách nhà nước.
Thứ ba, xây dựng lực lượng công chức làm công tác thanh tra còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc thường điều động qua lại giữa công chức tại các phòng, ban chuyên môn và công chức trong cơ quan thanh tra làm ảnh hướng đến tính ổn định và chuyên nghiệp của ngành. Chất lượng đội ngũ công chức thanh tra chưa đồng đều, trình độ chuyên môn và năng lực công tác của đội ngũ công chức thanh tra chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; năng
lực thực thi nhiệm vụ cũng như khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong công tác còn rất hạn chế. Số công chức đào tạo mới có đủ trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm và ứng xử trong lĩnh vực thanh tra. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao, số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay và lâu dài; tình trạng thiếu hụt giữa các thế hệ công chức còn phổ biến; đội ngũ công chức nòng cốt, kế cận chưa được quan tâm, xây dựng.
Phần lớn công chức trong Thanh tra huyện đã trải qua lớp đào tạo nghiệp vụ Thanh tra viên, đáp ứng được yêu cầu về bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn. Nhưng hệ thống pháp luật không ngừng hoàn thiện, thay đổi từng ngày và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đòi hỏi công chức làm công tác thanh tra phải liên tục cập nhật, học hỏi. Tuy nhiên, với khối lượng công việc phải đảm nhận và điều kiện tự nhiên là một huyện miền núi, quá trình đi công tác tại các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức nên việc cập nhật các văn bản mới đôi khi còn chưa kịp thời, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ công chức thanh tra còn hạn chế, chưa kịp thời.
Bên cạnh đó, các hình thức để nâng cao năng lực của công chức trong ngành chưa kịp thời, việc khen thưởng, kỷ luật, nhằm tạo động lực để công chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa được quan tâm, mang tính hình thức; đời sống vật chất của công chức làm công tác thanh tra còn nhiều khó khăn đòi hỏi các giải pháp cần gắn liền với các chính sách đãi ngộ, cải cách chế độ tiền lương cho công chức làm công tác thanh tra là yêu cầu tất yếu cần được quan tâm.