1.1.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa
Theo Điều 1 Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN7 ngày 04/4/1984 của Hội đồng Nhà nước về bảo vệ và sử d ng DTLS, văn hóa và danh lam, thắng cảnh (DTLS,VH) quy định rõ: DTLS, văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hoá khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội. Danh lam, thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp hoặc có công trình xây dựng cổ, đẹp nổi tiếng. Mọi DTLS, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đều được Nhà nước bảo vệ.
Theo Luật DSVH hợp nhất: “Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.” [61]. Tại Khoản 1, Điều 28, Chương IV của Luật này quy định: “DTLS - VH phải có một trong các tiêu chí sau đây:
-Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
-Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
-Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thịvà địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật [61].
Như vậy, DTLS - VH là những công trình xây dựng, địa điểm, các yếu tố vật chất hoặc tài liệu, tác phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình văn hóa - xã hội còn được lưu giữ.
1.1.2.2. Di tích lịch sử - cách mạng
DTLS - CM là một bộ phận cấu thành hệ thống các DTLS. Theo đó, DTLS - CM có những đặc điểm khác với các DTLS - VH ở một số hình thức.
Tại Điểm c, Khoản 01, Điều 28, Chương IV của Luật DSVH hợp nhất quy định một trong các tiêu chí của DTLS văn hóa là “Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;” [61]. Các di tích này được gọi là DTLS - CM.
Theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, DTLS - CM được phân thành hai nhóm:
- Di tích lưu niệm, sự kiện: là các công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử,… tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương.
-Di tích lưu niệm danh nhân: là công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong thời kỳ đấu tranh cách mạng.
Như vậy, qua sự phân tích trên ta có thể rút ra một cách hiểu chung nhất về DTLS - CM là một phần của DTLS. DTLS - CM là những khu vực, địa
điểm, các công trình với quy mô và tính chất khác nhau. Ở đó lưu giữ và ghi lại những dấu ấn về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu có tác động, ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiến trình lịch sử trong thời kỳ đấu tranh cách mạng của địa phương, đất nước và dân tộc. DTLS - CM gắn với sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng CSVN.
- Đặc điểm của DTLS - CM:
+ Thứ nhất, DTLS - CM mang giá trị lịch sử, lưu niệm, tưởng niệm (gắn với những sự kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử, nhân vật lịch sử và danh nhân của đất nước trong thời kỳ cách mạng, kháng chiến).
+ Thứ hai, DTLS - CM là bằng chứng của một giai đoạn lịch sử, gắn liền với phong trào cách mạng của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập (1930). Đây là một giai đoạn lịch sử làm thay đổi diện mạo và nâng cao vị thế của đất nước, dân tộc với nhiều cái mới (cách mạng) mà các giai đoạn lịch sử khác chưa từng có.
+ Thứ ba, các DTLS - CM gắn với các sự kiện và nhân vật cách mạng trong các thời kỳ khó khăn nên hậu hết không được bảo quản ngay từ đầu. Các di tích gắn với khu kháng chiến thường ở trong rừng sâu, hẻo lánh với công trình kiến trúc tạm thời, lán trại, hầm hào, làm bằng các vật liệu dễ hư hỏng nên hầu hết đã bị hư hỏng, biến đổi; các di tích là các bãi chiến trường thường bị biến dạng sau khi sự kiện diễn ra.
+ Thứ tư, Do tính chất là những di tích gắn với sự kiện, nhân vật cách mạng, không mang đậm màu sắc tâm linh nên ít thu hút sự quan tâm của cộng đồng như các di tích gắn với tín ngưỡng, tôn giáo.
Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, tài liệu ghi chép về di tích thường rất ít hoặc không có, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo m c đích sử d ng, theo thời gian và theo thời tiết. Vì vậy, các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác d ng nếu không được quan tâm đặc biệt.