Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 93 - 95)

Từ năm 2015 đến năm 2020, việc tổ chức thực hiện công tác QLNN đối với DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong tổ chức thực hiện. Có thể đánh giá những kết quả đạt được ở một số điểm sau:

- Thứ nhất, về thể chế các văn bản QLNN: Nhiều văn bản pháp quy được Chính phủ, Bộ VH,TT&DL và chính quyền địa phương ban hành mang tính chỉ đạo, định hướng cho hoạt đông bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích. Đối với các Khu di tích, đã có một số văn bản chỉ đạo trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, thể hiện sự quan tâm của các cơ quan QLNN đối với DTLS cấp quốc gia. Đây là những văn bản có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, tạo cơ sở, hành lang pháp lý, cơ chế tổ chức thực hiện hướng tới đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và thống nhất trong QLNN đối với DTLS - CM cấp quốc gia.

- Thứ bai, về tổ bộ máy và nhân lực QL đã có sự thống nhất và hoàn thiện cơ bản theo đúng quy định của pháp luật và Bộ VH,TT&DL, đảm bảo các công tác cơ bản nhất trên phương diện QLNN. Ban QL các khu DTLS - CM cấp quốc gia đã được thành lập, nhân viên QL và bảo vệ di tích được bố trí có mặt thường xuyên tại di tích, có sự phối hợp với chính quyền nên đã xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong công tác QL khu di tích.

-Thứ ba, công tác nghiên cứu, lập hồ sơ và sưu tầm tài liệu, vật chứng

được quan tâm thực hiện, công tác nghiên cứu được triển khai liên t c theo sự chỉ đạo của các cấp theo đúng thẩm quyền quy định. Lý lịch các khu DTLS đã và đang được xây dựng, hoàn thiện và lưu trữ trong hồ sơ về DTLS - VH tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin thành phố Tam Kỳ làm nguồn tài liệu chính

thống ph c v công tác lưu trữ tài liệu, cung cấp tài liệu ph c v công tác nghiên cứu, cơ sở cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

Bên cạnh đó, các khu lưu niệm được xây dựng tại các khu di tích nhằm lưu trữ các di vật và thông tin có liên quan đến di tích làm cho giá trị di tích được nâng lên từ đó làm cơ sở tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống tu bổ, tôn tạo cho di tích, tạo được bước khởi đầu cho phát triển du lịch, thu hút sự quan tâm của người dân và là một trong những điểm đến khi tìm hiểu, nghiên cứu về khu di tích.

- Thứ tư, về công tác bảo tồn, tôn tạo được QL chặt chẽ, đúng pháp luật. Nguồn vốn của Nhà nước đầu tư cho việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích đã được sử d ng đúng m c đích. Cùng với nguồn ngân sách địa phương, Hệ thống DTLS - CM cấp quốc gia đã được trùng tu, tôn tạo qua nhiều giai đoạn khác nhau cho từng điểm di tích khác nhau và vẫn đang tiếp t c được nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị.

- Thứ năm, sử dụng, khai thác phát huy giá trị DTLS - CM cấp quốc gia gắn với phát triển KT - XH địa phương thường xuyên được quan tâm thực hiện. Lý lịch di tích được tổ chức biên soạn và xuất bản làm cơ sở cho việc tuyên truyền, quảng bá về lịch sử cách mạng của tỉnh theo từng DTLS - CM trên địa bàn. Đặc biệt, đã xuất bản sổ tay “Địa đạo Kỳ Anh - DTLS cấp quốc gia” vào tháng 6 năm 2016 do Trung tâm Văn hóa - Thông tin thành phố Tam Kỳ biên soạn nhằm cung cấp những thông tin cơ bản nhất cho du khách tham quan khu DTLS - VH Địa đạo Kỳ Anh.

Ngoài ra, công tác quảng cáo du lịch lịch sử, tổ chức tham quan “về nguồn” cho các học sinh, sinh viên trên địa bàn nhằm giới thiệu di tích và giáo d c lịch sử anh hùng dân tộc, mời các đoàn công tác cấp cao, các đoàn tham quan trong và ngoài nước đến thăm di tích nhằm thu hút vốn đầu tư và quảng bá nhiều hơn về di tích. Mỗi người dân tại các Khu di tích đều có thể là những hướng dẫn viên nhiệt tình, thân thiện.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 93 - 95)