Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý nhà nước đối với d

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 101)

lịch sử - cách mạng

-Bảo tồn các DTLS - VH, DTLS - CM và kế thừa giá trị dân tộc từ di tích; gắn bảo tồn, gìn giữ giá trị các di tích với nhiệm v phát triển kinh tế và phát triển văn hóa của tỉnh.

- Nâng cao công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, nâng cao năng lực, hiệu quả QLNN trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích gắn với di tích trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường đầu tư của nhà nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác đầu tư trùng tu, tu bổ, tôn tạo, QL và phát huy các giá trị của di tích.

- Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

- Xây dựng kế hoạch triển khai và giải pháp c thể từng hoạt động theo quy định của Luật DSVH, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, phù hợp với truyền thống văn hóa - dân tộc của cộng đồng dân cư nơi có di tích.

- Phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với việc thực hiện nhiệm v bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Từ thực tế của công tác bảo vệ, chống xuống cấp và tôn tạo DTLS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm qua đang đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao từ ngành chức năng, các cấp chính quyền, sự hỗ trợ đắc lực của mọi người, mọi cấp, mọi ngành theo một chiến lược bền vững của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá.

Để văn hóa trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển tỉnh nhà, khắc ph c những hạn chế đang tồn tại, thời gian tới, công tác QLNN về văn hóa nói chung, DTLS nói riêng cần có những giải pháp quyết liệt, mang tính đổi mới căn bản và toàn diện. Trên cơ sở thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết 33-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trước những hạn chế, bất cập trong công tác QLNN đối với DTLS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tác giả đề tài mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:

3.2.1. Kiện toàn bộ máy, tăng cường nguồn nhân lực làm công tác quản lý về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Qua nghiên cứu, thực tiễn hiện nay tại các khu DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy vẫn còn rất nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác QL, kiện toàn bộ máy QL cũng như sự phối hợp của các cấp và giữa các ngành. Do đó, vấn đề đặt ra là phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, QL của Nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khu DTLS - VH này. Để thực hiện tốt công tác này, lãnh đạo và các cơ quan chức năng có liên quan cần:

Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan có liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - VH nhằm giáo d c truyền thống và ph c v phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Chỉ đạo các địa phương, xã, phường, thị trấn thực hiện Luật DSVH, các nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ VH,TT&DL về công tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - VH, làm cho người dân thấy mình vừa là người thực hiện công tác bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, từ đó có ý thức, trách nhiệm trong giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị DTLS.

Tiếp t c hoàn chỉnh hệ thống chính sách, nghiên cứu và ban hành một cơ chế QL tổng hợp, khai thác có hiệu quả về di tích nói chung, DTLS và DTLS

- CM cấp quốc gia nói riêng. Đặc biệt là các chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Thông qua đó nâng cao vai trò QL và định hướng của Nhà nước để sử d ng có hiệu quả sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Cần nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ lãnh đạo trong chính quyền cũng như các ngành chức năng để có đủ năng lực đảm đương nhiệm v và có tầm nhìn chiến lược để chỉ đạo đúng đắn đối với vấn đề tôn tạo và phát huy giá trị các di tích. Cán bộ khu di tích cần thường xuyên tự trau dồi kinh nghiệm, kiến thức lịch sử và trình độ chuyên môn nghiệp v . Khảo sát, chọn lọc đưa các cán bộ có năng lực, chuyên môn nghiệp v cơ bản đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng QLDT, để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích đạt hiệu quả cao nhất.

Xây dựng trung tâm dạy nghề, mời các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực cần đào tạo, mở rộng trường đào tạo nghề cung cấp nhân công cho nhu cầu lao động nói chung, khu di tích và các địa bàn lân cận. Cần có chủ trương tự xây dựng chương trình, tự đào tạo và thu hút học viên nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực từng thời kỳ cho khu di tích. Ưu tiên tiến hành tuyển chọn đào tạo lượng lao động tại địa phương. Thông qua các hình thức tăng cường đào tạo chính quy dài hạn, ngắn hạn và đào tạo tại chỗ để có đủ nguồn nhân lực cung cấp cho các doanh nghiệp trong khu vực, trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đào tạo, chuyển nghề lao động, ưu tiên trong tuyển d ng, sử d ng lạo động cho người dân sinh sống trong vùng phát triển khu di tích.

Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động QL để từ đó tiếp t c phát huy ưu điểm, khắc ph c hạn chế còn tồn tại để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ làm việc và vai trò của đội ngũ QL.

3.2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng di tích và thựchiện hồ sơ khoa học hiện hồ sơ khoa học

* Đối với công tác kiểm kê di tích:

Cần tiến hành việc kiểm kê di tích ít nhất mỗi năm một lần, mỗi lần kiểm kê cần có một kế hoạch c thể về nhân lực, kinh phí,…và có sự phối hợp chặt

chẽ của cơ quan có thẩm quyền. Ở đây, đặt biệt là sự tham gia của các cán bộ Sở VHTT&DL.

Quá trình kiểm kê cần theo quy trình đó là:

+ Nghiên cứu, thu thập tư liệu có liên quan đến đối tượng kiểm kê

+ Tổ chức tập huấn cho những người tham gia kiểm kê

+ Khảo sát, điền dã, thu thập thông tin tư liệu về đối tượng kiểm kê

+ Lập phiếu kiểm kê, danh m c kiểm kê

+ Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ

+ Lập hồ sơ kiểm kê

Thêm vào đó, quá trình kiểm kê di tích sự góp mặt của người dân địa phương là rất cần thiết. Bởi họ là người am hiểu về địa lý nơi họ sinh sống, có tác d ng rất lớn trong việc phát hiện ra những điểm di tích đã và đang bị bỏ quên.

* Lập hồ sơ di tích mới phát hiện và bổ sung tài liệu hồ sơ di tích hiện có Đây có thể coi là nhiệm v không thể thiếu trong việc bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích. Trong quá trình kiểm kê di tích công tác lập hồ sơ đối với di tích chưa có hồ sơ cần được tiến hành ngay, và thực hiện với sự phối hợp nhịp nhàng của các ngành có liên quan.

Để công tác lập hồ sơ di tích được tiến hành thuận lợi, cơ quan chức năng cần có sự chủ động về nguồn nhân lực (có thể là nhân lực tạm thời được thuê từ các địa phương, các ngành khác) để cùng phối hợp với Ban QL khu di tích tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu làm tài liệu cho hồ sơ di tích.

Tích cực sưu tầm những tài liệu, chứng cứ về di tích để bổ sung vào hồ sơ thông qua việc tìm hiểu tại các nhà trưng bày, khu di tích của địa phương khác có liên quan đến các sự kiện lịch sử kết nối với khu DTLS - CM trên địa bàn tỉnh.

3.2.3. Huy động các nguồn lực thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, chống xuống cấp di tích lịch sử - cách mạng cấp di tích lịch sử - cách mạng

Ở cấp độ cấp quốc gia, Chính phủ đã ban hành “Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến 2020” là cơ sở để tăng cường sự QL của Nhà nước đối với các di tích. Tuy nhiên, đối với các khu DTLS - CM trên địa bản tỉnh Quảng Nam, việc xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo quản, tu bổ, ph c hồi di tích còn diễn ra chậm và mắc nhiều sai sót. Yêu cầu đặt ra là cần quy hoạch tổng thể và thực hiện triệt để, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị.

Cần tạo lập một lộ trình tu bổ, tôn tạo và ph c hồi toàn diện khu di tích dựa trên các nguyên tắc:

- Tập trung ưu tiên cho các khu vực đang bị xuống cấp trầm trọng, có thể thay thế các vật liệu gốc dễ phá hủy môi trường bằng các vật liệu mới giả vật liệu gốc có khả năng bền vững cao, đảm bảo mỹ quan nhưng không làm ảnh hưởng đến giá trị di tích.

-Hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi của các công trình, hoạt động ph c v tham quan du lịch tại khu di tích, gây phương hại đến việc tôn tạo, bảo tồn di tính lịch sử của di tích.

- Bảo tồn, ph c hồi di tích gắn với ph c hồi và bảo tồn cảnh quan môi trường tự nhiên trong khu di tích cũng như môi trường sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn di tích.

Xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp, đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Cần có quy hoạch tổng quan và chi tiết cả về không gian, thời gian và tổ chức điều hành QL. Chú trọng ưu tiên đến phát triển hợp lý kết cấu hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Xây dựng thêm và quy hoạch lại hệ thống giao thông để tạo điều kiện cho du khách tham quan đến thăm được thuận lợi, tạo sự kết nối toàn diện trong khu di tích với khu dân cư và các khu vực lân cận. Đặc biệt, nên có kế hoạch xây dựng hệ thống đường giao thông phù hợp với cảnh quan khu di tích và đặc điểm DTLS cách mạng là địa đạo.

Xây dựng và lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng, hệ thống nước sạch; xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ dưỡng đón tiếp khách tham quan nhằm phát triển hoạt động du lịch, góp phần phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo công tác bảo tồn, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan và kết cấu vốn có của di tích.

Mặt khác, QL và sử d ng có hiệu quả sự đầu tư của Nhà nước, huy động nguồn vốn từ xã hội, các nhà đầu tư quan tâm đến phát triển giá trị khu di tích cho các hoạt động trùng tu, xây dựng cơ sở vật chất ở khu di tích. Căn cứ vào các giá trị bảo tồn và điều kiện bảo tồn để lập các dự án trùng tu và khai thác trong khu di tích. Cần có lộ trình, kế hoạch c thể, phù hợp cho việc phân bổ sử d ng vốn đầu tư trên cơ sở điều tra, khảo sát kỹ lưỡng để đạt hiệu quả cao nhất đúng như mong muốn.

3.2.4. Khai thác, sử dụng hiệu quả và phát huy giá trị di tích lịch sử - cách mạng gắn với phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Tổ chức khai thác có hiệu quả di tích gắn với phát triển du lịch. Đầu tư phát triển du lịch để có thể phát huy giá trị khu di tích một cách có hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Thành lập bộ phận xúc tiến quảng bá cho du lịch tại các điểm khu DTLS - CM cấp quốc gia với cơ chế vận hành linh hoạt, gắn liền với Ban QL khu di tích.

Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường du lịch, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu, đầu tư cho quảng bá về hình ảnh và giá trị lịch sử - văn hóa để có cơ sở hình thành, thực hiện định hướng và cách thức

triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng bá di tích. Tổ chức nghiên cứu điều tra thị trường du lịch định kỳ theo phương pháp cố định có sự linh hoạt để làm cơ sở cho hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu và phát triển sản phẩm du lịch.

Tạo ra mạng lưới liên kết phát triển du lịch, hình thành mạng lưới các tour (tua) du lịch với các khu vực có di tích, di sản lân cận trong địa bàn tỉnh (Phố cổ Hội An, DSVH thế giới Thánh địa Mỹ Sơn) và liên - ngoại tỉnh (DTLS - CM Đường mòn Hồ Chí Minh, Quần thể Di tích Cố đô Huế…) Từ đó, học hỏi thất bại và thành công trong một số lĩnh vực, kinh nghiệm quý giá trong những lĩnh vực liên quan đến di sản, DTLS để xây dựng và phát triển các DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Sử d ng và khai thác, phát huy tối đa tiện ích trên cổng thông tin điện tử Trung tâm Văn hóa - Thông tin thành phố Tam Kỳ, đồng thời thành lập trang thông tin điện tử cho các khu DTLS - CM, thường xuyên cập nhật về di tích, cung cấp thông tin địa lý, thông tin quy hoạch, thị trường, thông tin pháp lý, liên kết mạng địa phương, liên hệ và tổ chức sự kiện, bản đồ di sản, quảng cáo.

3.2.5. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia

Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá về khu di tích như băng đĩa, sách, ảnh, kỷ yếu, tập san, tờ rơi, tờ gấp mang tính chuyên nghiệp và thương hiệu để tuyên truyển, quảng bá. Bên cạnh đó cần tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng bá về khu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng tuyên truyền các chương trình du lịch, các điểm di tích ấn tượng mang đậm dấu ấn và những giá trị tiêu biểu của di tích có khả năng khai thác du lịch; phối hợp với Đài truyền thanh, truyền hình của Trung ương, địa phương xây dựng các chuyên m c văn hóa, du lịch để đăng tải trên

các báo, tạp chí nhất là các báo và tạp chí có diện tuyên truyền, quảng bá có phạm vi rộng, trên các chuyến bay nội địa và quốc tế… nói về khu di tích để đưa hình ảnh và thông tin đến với nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w