Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các di tích lịch sử cách

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 81 - 85)

mạng cấp quốc gia

Hoạt động này được thực hiện tập trung trong những năm thập niên cuối của thế kỷ XX và được liên t c thực hiện trong nhiều năm qua. Bằng nguồn lực tại chỗ cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, nhiều đợt nghiên cứu, thăm dò, điều tra, khảo sát, phát hiện về các vấn đề khảo cổ, lịch sử và văn hoá đã được tiến hành tại nhiều nơi trên địa bàn Quảng Nam. Kết quả các đợt nghiên cứu này không chỉ khám phá ra được nhiều điều mới mẻ, lý thú về lịch sử, tạo tiền đề để ra đời các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm xuất bản có giá trị khoa học và thực tiễn cao về vùng đất Quảng Nam.

Căn cứ các quy định của pháp luật, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các DTLS - VH và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Quy chế xác định:

Kiểm kê di tích

1. Di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải được kiểm kê, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức thực hiện kiểm kê di tích trên địa bàn, trình UBND tỉnh phê duyệt, công bố hoặc điều chỉnh, bổ sung danh m c kiểm kê di tích.

Định kỳ 05 (năm) năm một lần, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện rà soát, kiểm kê và trình UBND tỉnh đưa

ra khỏi danh m c kiểm kê các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên… không đủ tiêu chuẩn.

Trung tâm QLDT và Danh thắng, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam tổ chức kiểm kê các loại hình di tích chưa được xếp hạng trên địa bàn, rà soát và tổng hợp danh m c các di tích theo biểu mẫu kiểm kê của Sở VHTT&DL tỉnh, đồng thời phối hợp với Trung tâm QLDT và Danh Thắng đi đến từng điểm di tích.

Kết quả lập hồ sơ kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các DTLS - CM cấp quốc gia cho thấy, tính đến tháng 12/2020, trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Nam có tổng cộng 432 DTLS - VH. Địa bàn phân bố di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khá rộng, 18/18 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố đều có di tích. Trong đó, địa phương có nhiều di tích nhất là thành phố Hội An với 84 di tích, thị xã Điện Bàn (63 di tích); huyện Duy Xuyên (53 di tích). Trong số 432 DTLS - VH, có 63 di tích cấp quốc gia (chiếm 14,58%); di tích quốc gia đặc biệt có 4 di tích (chiếm 0,93%) và di tích cấp tỉnh, thành phố có 365 di tích (chiếm 14,58%). Trong tổng số 63 di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, có 40/63 di tích cấp quốc gia thuộc nhóm di tích khảo cổ, di tích danh thắng và di tích kiến trúc nghệ thuật (chiếm 63,49%); 23/63 DTLS cách mạng (chiếm 36,51%).

Tính đến tháng 12/2020, số DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được lập hồ sơ kiểm kê, lập hồ sơ khoa học là 23/23 di tích, đạt tỷ lệ 100%.

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp số lượng DTLS - CM cấp quốc gia đã hoàn thiện hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý

TT Nội dung

1 Hồ sơ khoa học

và hồ sơ pháp lý

2 Hồ sơ pháp lý

3 Hồ sơ khoa học

(Nguồn: Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Nam)

Theo Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 của UBND Quảng Nam, trách nhiệm lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích được xác định:

- Hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt do Sở VHTT&DL thực hiện.

-Hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh do UBND cấp huyện thực hiện. Công tác nghiên cứu lập hồ sơ khoa học để công nhận và bảo vệ di tích đã được Trung tâm QLDT và Danh thắng tỉnh Quảng Nam thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, các di tích công nhận Quốc gia trước năm 1990 một phần do cách làm chưa đảm bảo nguyên tắc và khoa học nên có nhiều thiếu sót, nhưng dù thế thì hiện tại, cơ quan chức năng cũng không lưu trữ được một cách đầy đủ các thành phần ít ỏi của hồ sơ các di tích này. Ðồng thời, khi nghiên cứu, sử d ng, phát huy giá trị di tích, chúng ta cũng còn rất phiến diện, chỉ tập trung sự quan tâm đến những giá trị văn hoá vật thể của di tích mà ít (hoặc không) chú ý đến những giá trị văn hoá phi vật thể; trong khi giá trị vật thể mới chỉ là phần xác còn chính các giá trị phi vật thể mới là phần hồn. Vì thế, một mặt, nhiều di tích có giá trị vẫn nằm ngoài danh m c QL; có DTLS - CM

cấp quốc gia đã đưa vào danh m c dự kiến xây dựng hồ sơ khoa học, pháp lý đề nghị Bộ VH,TT&DL công nhận quốc gia nhiều năm vẫn chưa được triển khai thực hiện.

Năm 1979, DTLS - CM đầu tiên ở Quảng Nam được công nhận DTLS - CM cấp quốc gia, đó là Địa điểm Chiến thắng Núi Thành. Đến nay, Quảng Nam có 23 DTLS - CM được công nhận cấp quốc gia. Tại tỉnh Quảng Nam, định kỳ 05 năm một lần, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện rà soát, kiểm kê DTLS - CM.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 81 - 85)