Những hạn chế trong công tác QLNN đối với DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
-Thứ nhất, tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm v của các cơ quan QLNN về DTLS - CM còn bị chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức phòng ban về QLDT của Sở VHTT&DL tỉnh mới được tái lập, do vậy chưa phát huy được hết chức năng QLNN về DTLS - VH nói chung và DTLS
- CM cấp quốc gia nói riêng.
- Thứ hai, trong quá trình thực hiện công tác QLNN, cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh chưa có những tham mưu chiến lược mang tầm cỡ quốc gia về công tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - CM trên toàn địa bàn tỉnh nên việc thực hiện công tác này còn nhiều bất cập, thể hiện qua những việc làm còn thiếu tính kế hoạch, mang tính chất tạm bợ, triển khai công việc chưa được xuyên suốt giữa các cấp chính quyền.
- Thứ ba, nguồn nhân sự làm công tác chuyên môn còn thiếu, trình độ và năng lực không đồng đều nên làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc phát huy giá trị di tích.
- Thứ tư, công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Việc phát triển du lịch gắn với giá trị của DTLS trong thời gian qua phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
-Thứ năm, nhiều dự án tu bổ di tích được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đầu tư đồng bộ do chưa có cơ chế phân cấp QL triệt để và c thể dẫn đến hoạt động quản lý chưa thật hiệu quả, chưa thực sự quyết liệt trong triển khai các dự án; việc giải ngân vốn đầu tư, tu bổ còn chậm, việc huy động nguồn lực xã hội hóa còn gặp khó khăn…. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đến di tích
không phải đã hoàn toàn thuận lợi, thậm chí với nhiều di tích còn rất khó khăn trong việc tiếp cận.
Ngoài ra, trong thực hiện QLNN về DTLS - CM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch v tại di tích; công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thông tin về di tích hạn chế.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, luận văn đã trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam tác động đến công tác QLNN đối với DTLS - CM nói chung, DTLS - CM cấp quốc gia nói riêng. Đồng thời, trên có sở trình bày những đặc điểm của DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tác giả luận văn đã phân tích thực trạng QLNN về DTLS – CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trên các nội dung: Công tác ban hành văn bản chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về di tích, khuyến khích sự chung tay bảo vệ di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia từ cộng đồng; Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia; Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia; Quản lý đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử
-cách mạng cấp quốc gia; Công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia.
Từ những phân tích thực trạng QLNN đối với DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tác giả luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho về đề xuất các giải pháp ở chương 3.
Chƣơng 3.
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với Di sản văn hóa
3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Quản lý Nhà nước đối với di sảnvăn hóa, di tích lịch sử - văn hóa văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa
Di sản văn hóa nói chung, DTLS - CM nói riêng là tiêu biểu của giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, di tích chính là hoạt động nhằm khơi dậy sức mạnh dân tộc, góp phần tạo đà cho sự phát triển KT - XH. Thực hiện QLNN về di tích lịch sử - cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm tới cần quán triệt một số quan điểm chỉ đạo sau:
Thứ nhất, thống nhất vai trò quản lý di tích
Trách nhiệm QL, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích phải là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong công tác QL. Thống nhất tập trung QL nhà nứớc về DTLS văn hóa là Sở VHTT&DL thông qua Ban QLDT tỉnh. Các cơ quan QLDT các cấp có vai trò giám sát, điều hành các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, đề cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia QLDT. Các hoạt động QLDT được tổ chức thực hiện dựa trên luật DSVH và các văn bản quy định khác có liên quan.
Thứ hai, đảm bảo tính trung thực, nguyên gốc của các di tích
Các DTLS - VH là bằng chứng phản ánh trung thực quá trình lịch sử của dân tộc, của đất nước. Công tác QLDT phải đảm bảo yêu cầu không làm sai lệch các giá trị vốn có của di tích. Tuy nhiên, công tác này cần linh hoạt, căn cứ vào những điều kiện c thể để đưa ra các giải pháp hợp lý đối với di tích
để đảm bảo di tích hạn chế tối đa sự hư hại, xuống cấp nhưng cũng không để tính nguyên gốc trở thành vật cản cho sự phát triển, nâng cao chất lượng sống cộng đồng.
Thứ ba, gắn giá trị di tích với sự phát triển cộng đồng
Trong quá trình QL, bảo vệ và phát huy di tích, vai trò của cộng đồng đóng cũng vai trò quan trọng, song song cùng với vai trò của các cơ quan QLNN. Cần gắn công tác QL với cộng cồng, tôn trọng và đề cao vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu di tích, người hưởng th giá trị của di tích, đóng vai trò chủ động trong việc QL các DTLS văn hóa tại địa phương.
Thứ tư, bảo tồn, phát huy di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Để cao quan điểm di tích là tiềm năng, là tài nguyên để phát triển du lịch, thu lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Chú trọng công tác vừa tiến hành bảo tồn di tích vừa khai thác kinh tế từ các di tích đó thông qua hoạt động du lịch, giáo d c, khảo nghiệm. Đồng thời, cần đề ra các chiến lược phát triển bền vững, điều chỉnh hài hòa giữa m c tiêu bảo vệ di tích và khai thác, phát huy giá trị di tích.
3.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - cách mạng lịch sử - cách mạng
-Bảo tồn các DTLS - VH, DTLS - CM và kế thừa giá trị dân tộc từ di tích; gắn bảo tồn, gìn giữ giá trị các di tích với nhiệm v phát triển kinh tế và phát triển văn hóa của tỉnh.
- Nâng cao công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, nâng cao năng lực, hiệu quả QLNN trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích gắn với di tích trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường đầu tư của nhà nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác đầu tư trùng tu, tu bổ, tôn tạo, QL và phát huy các giá trị của di tích.
- Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
- Xây dựng kế hoạch triển khai và giải pháp c thể từng hoạt động theo quy định của Luật DSVH, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, phù hợp với truyền thống văn hóa - dân tộc của cộng đồng dân cư nơi có di tích.
- Phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với việc thực hiện nhiệm v bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Từ thực tế của công tác bảo vệ, chống xuống cấp và tôn tạo DTLS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm qua đang đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao từ ngành chức năng, các cấp chính quyền, sự hỗ trợ đắc lực của mọi người, mọi cấp, mọi ngành theo một chiến lược bền vững của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá.
Để văn hóa trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển tỉnh nhà, khắc ph c những hạn chế đang tồn tại, thời gian tới, công tác QLNN về văn hóa nói chung, DTLS nói riêng cần có những giải pháp quyết liệt, mang tính đổi mới căn bản và toàn diện. Trên cơ sở thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết 33-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trước những hạn chế, bất cập trong công tác QLNN đối với DTLS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tác giả đề tài mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.1. Kiện toàn bộ máy, tăng cường nguồn nhân lực làm công tác quản lý về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Qua nghiên cứu, thực tiễn hiện nay tại các khu DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy vẫn còn rất nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác QL, kiện toàn bộ máy QL cũng như sự phối hợp của các cấp và giữa các ngành. Do đó, vấn đề đặt ra là phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, QL của Nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khu DTLS - VH này. Để thực hiện tốt công tác này, lãnh đạo và các cơ quan chức năng có liên quan cần:
Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan có liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - VH nhằm giáo d c truyền thống và ph c v phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Chỉ đạo các địa phương, xã, phường, thị trấn thực hiện Luật DSVH, các nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ VH,TT&DL về công tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - VH, làm cho người dân thấy mình vừa là người thực hiện công tác bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, từ đó có ý thức, trách nhiệm trong giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị DTLS.
Tiếp t c hoàn chỉnh hệ thống chính sách, nghiên cứu và ban hành một cơ chế QL tổng hợp, khai thác có hiệu quả về di tích nói chung, DTLS và DTLS
- CM cấp quốc gia nói riêng. Đặc biệt là các chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Thông qua đó nâng cao vai trò QL và định hướng của Nhà nước để sử d ng có hiệu quả sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Cần nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ lãnh đạo trong chính quyền cũng như các ngành chức năng để có đủ năng lực đảm đương nhiệm v và có tầm nhìn chiến lược để chỉ đạo đúng đắn đối với vấn đề tôn tạo và phát huy giá trị các di tích. Cán bộ khu di tích cần thường xuyên tự trau dồi kinh nghiệm, kiến thức lịch sử và trình độ chuyên môn nghiệp v . Khảo sát, chọn lọc đưa các cán bộ có năng lực, chuyên môn nghiệp v cơ bản đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng QLDT, để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích đạt hiệu quả cao nhất.
Xây dựng trung tâm dạy nghề, mời các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực cần đào tạo, mở rộng trường đào tạo nghề cung cấp nhân công cho nhu cầu lao động nói chung, khu di tích và các địa bàn lân cận. Cần có chủ trương tự xây dựng chương trình, tự đào tạo và thu hút học viên nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực từng thời kỳ cho khu di tích. Ưu tiên tiến hành tuyển chọn đào tạo lượng lao động tại địa phương. Thông qua các hình thức tăng cường đào tạo chính quy dài hạn, ngắn hạn và đào tạo tại chỗ để có đủ nguồn nhân lực cung cấp cho các doanh nghiệp trong khu vực, trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đào tạo, chuyển nghề lao động, ưu tiên trong tuyển d ng, sử d ng lạo động cho người dân sinh sống trong vùng phát triển khu di tích.
Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động QL để từ đó tiếp t c phát huy ưu điểm, khắc ph c hạn chế còn tồn tại để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ làm việc và vai trò của đội ngũ QL.
3.2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng di tích và thựchiện hồ sơ khoa học hiện hồ sơ khoa học
* Đối với công tác kiểm kê di tích:
Cần tiến hành việc kiểm kê di tích ít nhất mỗi năm một lần, mỗi lần kiểm kê cần có một kế hoạch c thể về nhân lực, kinh phí,…và có sự phối hợp chặt
chẽ của cơ quan có thẩm quyền. Ở đây, đặt biệt là sự tham gia của các cán bộ Sở VHTT&DL.
Quá trình kiểm kê cần theo quy trình đó là:
+ Nghiên cứu, thu thập tư liệu có liên quan đến đối tượng kiểm kê
+ Tổ chức tập huấn cho những người tham gia kiểm kê
+ Khảo sát, điền dã, thu thập thông tin tư liệu về đối tượng kiểm kê
+ Lập phiếu kiểm kê, danh m c kiểm kê
+ Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ
+ Lập hồ sơ kiểm kê
Thêm vào đó, quá trình kiểm kê di tích sự góp mặt của người dân địa phương là rất cần thiết. Bởi họ là người am hiểu về địa lý nơi họ sinh sống, có tác d ng rất lớn trong việc phát hiện ra những điểm di tích đã và đang bị bỏ quên.
* Lập hồ sơ di tích mới phát hiện và bổ sung tài liệu hồ sơ di tích hiện có Đây có thể coi là nhiệm v không thể thiếu trong việc bảo tồn, phát huy giá trị khu