IV. Vận dụng cuộc cách mạng toàn cầu 2020 vào hoàn cảnh thực tiễn: Kinh nghiệm của Trung Quốc
6. Các giao thức TTDĐ
Một số giao thức và công nghệ truyền thông vô tuyến hiện đã tồn tại. Chúng đƣợc sử dụng để đáp ứng những nhu cầu khác nhau - chẳng hạn nhƣ phạm vi, mức độ tiêu thụ năng lƣợng, tốc độ truyền dữ liệu - cho những ứng dụng khác nhau. Trƣớc mắt, một thiết bị TTDĐ đơn lẻ sẽ phải có khả năng tác nghiệp và truyền thông, trên cơ sở sử dụng đa tần và giao thức. Hiện nay, phần lớn điện thoại tế bào đều sử dụng Bluetooth để truyền thông ở khoảng cách ngắn, cũng nhƣ có thể tác nghiệp ở một hoặc nhiều mạng vô tuyến nhƣ CDMA, GSM hay dịch vụ vô tuyến theo gói chung (GPRS). Các nhà sản xuất điện thoại tế bào cũng đã bắt đầu tích hợp khả năng tƣơng thích Wi- Fi (802.11) vào các bộ điện thoại cầm tay, giúp ngƣời dùng có thể thực hiện cuộc gọi hoặc là thông qua các mạng cellular truyền thống, hoặc là sử dụng Wi-Fi ở những nơi hiện hữu. Sự nổi lên của WiMAX (khả năng trao đổi tiếp cận viba toàn cầu) ở Trung Quốc và ở các nơi khác có khả năng thay đổi lớn đến lĩnh vực tiêu chuẩn truyền thông bằng cách áp dụng thêm khả năng tƣơng thích cần thiết. Cả WiMAX lẫn Wi-Fi đều dựa vào các tiêu chuẩn 802.11, nhƣng trên thực tế, chúng nhằm vào những ứng dụng khác nhau. Do vậy, tính đa dạng của các chế độ truyền thông vô tuyến có khả năng sẽ tiếp tục và một hƣớng R&D quan trọng là tạo khả năng cho các thiết bị TTDĐ tác nghiệp đƣợc ở nhiều mạng lƣới.
Ngoài ra, những ứng dụng của truyền thông vô tuyến hiện nay phần lớn đều giới hạn ở trong phạm vi một khoảng tần số riêng biệt. Các thiết bị TTDĐ tƣơng lai sẽ phải có khả năng cảm nhận đƣợc phổ tần hiện hữu hoặc tối ƣu hóa các ứng dụng để lợi dụng của nhiều hợp phần phổ cùng một lúc. Vì phổ tần hiện hữu thay đổi hoặc là do những biến đổi của địa phƣơng, hoặc do những thay đổi vĩ mô, nên các thiết bị TTDĐ sẽ phải có khả năng thích ứng ở thời gian thực với các điều kiện địa phƣơng. Những thay đổi về phổ tần số sẽ tiếp tục diễn ra trong tƣơng lai trƣớc mắt.
Những thay đổi gần đây về bản chất của các dịch vụ cellullar hoặc các dịch vụ vô tuyến khác cũng có thể ảnh hƣởng tới thiết bị TTDĐ. Trƣớc đây, các nhà cung cấp
dịch vụ cellular và vô tuyến đều kiểm soát chặt chẽ đối với loại hình thiết bị và ứng dụng đƣợc phép vận hành ở mạng lƣới của họ. Do vậy, thực chất là họ chỉ đạo những loại đặc điểm mà các nhà chế tạo có thể đƣa vào các thiết bị điện thoại của họ. Điều này trái ngƣợc với cách tiếp cận của các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Với sự xuất hiện iPhone của Apple năm 2007, các công ty truyền thông vô tuyến bắt đầu tƣ duy lại về cách tiếp cận của mình, cho phép các dịch vụ có thể tác nghiệp ở nhiều mạng và ở bất kỳ thiết bị nào. Các mạng cellular và vô tuyến tƣơng lai có thể sẽ rất giống với cách thức vận hành của mạng Internet.