IV. Vận dụng cuộc cách mạng toàn cầu 2020 vào hoàn cảnh thực tiễn: Kinh nghiệm của Trung Quốc
4.1.3. Cơ sở phát triển KH&CN tới năm 2020 của TBNA
Quá trình phân tích để lựa chọn các TA và sau đó xây dựng nên các chiến lƣợc và kế hoạch hành động của TBNA và TEDA là dựa trên 4 nhân tố cơ bản nhƣ sau:
- Những yêu cầu nhiệm vụ của Hội đồng nhà nƣớc giao cho TBNA và TEDA; - Những nhu cầu cấp bách của quốc gia;
- Những động lực và rào cản đối với đổi mới công nghệ của Trung Quốc nói chung và của TBNA nói riêng;
- Những năng lực liên quan hiện hữu đối với TBNA và TEDA ở tại địa phƣơng và các nơi khác về R&D, chế tạo và thƣơng mại hóa KH&CN.
Nhiệm vụ của TBNA và TEDA với vai trò là Đặc khu thử nghiệm về phát triển kinh tế và môi trường
Trong một thời gian tƣơng đối ngắn, TBNA và TEDA đã thiết lập thành công một cơ sở chế tạo vững chắc. Với yêu cầu nhiệm vụ đã đặt ra cho TBNA, hiện nay Hội đồng nhà nƣớc đang kêu gọi TBNA và TA tạo dựng cơ sở để phát triển năng lực chế tạo hiện đại, dựa trên các công nghệ cao, trong đó chú trọng đến R&D để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng và đem lại những việc làm có thu nhập cao. Loại hình chế tạo này là dựa trên tri thức, do vậy KH&CN sẽ đóng vai trò cốt tử cho quá trình chuyển hóa này. Năng lực thƣơng mại hóa KH&CN cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để những sản phẩm mà TBNA và TA thiết kế trong các nỗ lực R&D của mình có khả năng tiếp thị cao và có thể đƣợc chế tạo trên cơ sở sử dụng những quy trình sản xuất mới.
Một phần nằm trong yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho TBNA là trở thành trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và logistics quốc tế, nó đƣợc kết hợp mật thiết với các mục tiêu R&D và chế tạo. Muốn đạt đƣợc những mục tiêu này, TBNA sẽ phải có những công nghệ logistics và chuỗi cung cấp tiên tiến, nổi lên từ các nỗ lực R&D hiện nay.
Một yêu cầu nữa đối với TBNA là thử nghiệm cải cách tài chính, đã giúp nhận dạng những lĩnh vực kinh doanh ƣu tiên để phát triển KH&CN. Tháng 12/2007, TBNA đã ký một hợp đồng với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc để đồng tài trợ một khoản tiền vốn mạo hiểm là 2 tỷ NDT (293 triệu USD), nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp mới khởi sự về công nghệ cao ở TBNA. Bản hợp đồng này nêu rõ những lĩnh vực ƣu tiên gồm: điện tử, kỹ nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lƣợng mới, bảo vệ môi trƣờng và cơ khí chế tạo tự động.
Chỉ đạo của Hội đồng nhà nƣớc đối với TBNA là thực hiện các sáng kiến mới về môi trƣờng song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, do nhận thức đƣợc rằng sự tăng trƣởng kinh tế nhanh diễn ra ở 3 thập kỷ qua đã gây nhiều tổn hại cho môi trƣờng của Trung Quốc. Mặc dù vẫn phải tiếp tục phát triển kinh tế, nhƣng phải là phát triển bền vững. TBNA hiện đã tiến hành những bƣớc đi đầu tiên mang tính quyết định để đáp ứng chỉ đạo trên, với những sáng kiến mới nhƣ nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) và thành phố sinh thái Sino-Singapore. Sáng kiến đầu tiên liên quan đến
việc sử dụng và tái sinh tài nguyên theo những chu trình bền vững, giảm thiểu phế thải và ô nhiễm môi trƣờng. Thành phố sinh thái, với số dân dự kiến là 350.000, sẽ đƣợc xây dựng và vận hành trên cơ sở sử dụng những công nghệ xanh tiên tiến, đƣợc làm theo kinh nghiệm của Singapore, với các nguồn năng lƣợng tái tạo, các ngành chế tạo xanh, ngành giao thông công cộng ít gây ô nhiễm và tái chế nƣớc/nƣớc thải. Những nỗ lực này chỉ là bƣớc khởi đầu cho TBNA nhằm tạo ra một tấm gƣơng về các cách tiếp cận phát triển bền vững và chế tạo thân thiện với môi trƣờng. Những thử nghiệm thành công của TBNA kết cục sẽ đƣợc đem áp dụng đại trà ở khắp Trung Quốc.