KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG DỰ ÁN THỰC HIỆN CHO NHỮNG TẦM SỚM HƠN

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm về dự báo và lựa chọn công nghệ ưu tiên của một số nước trên thế giới (Trang 26 - 41)

III. DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN PHÁT TRIỂN TỚI 2020 CỦA TRUNG QUỐC

3.1.KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG DỰ ÁN THỰC HIỆN CHO NHỮNG TẦM SỚM HƠN

HƠN

Là một quốc gia đang phát triển, công tác dự báo và lựa chọn công nghệ ở Trung Quốc đã trải qua quá trình từ học hỏi phƣơng pháp đến thực tiễn nghiên cứu. Trong giai đoạn chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng việc áp dụng kỹ thuật dự báo trong quá trình đề ra quyeestddijnh chiến lƣợc hiện đã đƣợc khởi động xuyên suốt một số chủ đề đặc biệt, chẳng hạn nhƣ dân số, tài nguyên, năng lƣợng, giao thông, kinh tế công nghiệp và phát triển xã hội, KH&CN. Trong thập kỷ 90, 2 Dự án nghiên cứu dự báo đã đƣợc thực hiện. Dự án “Lựa chọn những công nghệ trọng yếu quốc gia” đƣợc tiến hành năm 1992 và hoàn thành năm 1995. Bốn lĩnh vực công nghệ, bao gồm CNTT, CNSH, công nghệ chế tạo máy và vật liệu mới đã đƣợc khảo sát bởi một tập thể gồm 600 chuyên gia. Sau khi khảo sát và

thảo luận, 24 mảng công nghệ và 124 chủ đề công nghệ đã đƣợc chọn là trọng yếu đối với quốc gia. Kết quả của Dự án này đã đƣợc dùng làm căn cứ tham khảo cho công tác lập kế hoạch KH&CN quốc gia 5 năm lần thứ 9 của Trung Quốc. Năm 1999, một Dự án khác, “Dự báo công nghệ của những ngành kinh tế ƣu tiên của Trung Quốc”, đã đƣợc thực hiện cho những lĩnh vực nông nghiệp, CNTT và chế tạo.

Dự án dự báo và lựa chọn công nghệ tới năm 2015

Trong thời gian từ 2002-2003, Trung Quốc đã tiến hành Dự án dự báo công nghệ quốc gia, dƣới sự lãnh đạo của Bộ KH&CN (MOST). Dự án này đã dựa vào kết quả phân tích những nhu cầu phát triển KT-XH của Trung Quốc. Mục tiêu chung của Dự án là đƣa ra những nhóm công nghệ có tầm quan trọng chiến lƣợc trong những lĩnh vực công nghệ cao và mới để phục vụ công tác xây dựng kế hoạch phát triển KH&CN quốc gia giai đoạn 2006-2015.

Các cuộc điều tra khảo sát đã bao quát 3 lĩnh vực gồm CNTT-TT, khoa học về sự sống và CNSH, và công nghệ vật liệu mới. Những nhiệm vụ chính đặt ra là:

 Phân tích những nhu cầu phát triển KT-XH;

 Nghiên cứu xu hƣớng phát triển công nghệ trong 10 năm tới;  Chú trọng vào những công nghệ/kỹ thuật trọng yếu.

Phƣơng pháp Delphi đã đƣợc áp dụng trong các cuộc điều tra khảo sát. Quá trình khảo sát thảo luận gồm sự tham gia của hệ thống chuyên gia tƣ vấn (mạng lƣới chuyên gia ở những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau) và hệ thống điều tra dự báo.

Hệ thống điều tra dự báo gồm một nhóm nghiên cứu đại cƣơng (gồm 15 chuyên gia) và 2 nhóm nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ cao (mỗi nhóm gồm 20 chuyên gia). Những các bộ của hệ thống chuyên gia tƣ vấn đƣợc lực chọn dựa trên sự đề cử của những thành viên của 3 nhóm nghiên cứu công nghệ cao.

Danh sách chủ đề công nghệ ban đầu là danh sách do 3 nhóm công nghệ cao đề ra, sau đó đƣợc 3 nhóm công nghệ cao thảo luận cùng với nhóm nghiên cứu đại cƣơng, có sự tƣ vấn với kế hoạch KH&CN 863 và một số tiến bộ KH&CN thế giới.

Danh sách chủ đề công nghệ sơ bộ đƣợc dùng để tiến hành khảo sát Delphi bao gồm 218 chủ đề. 2 vòng khảo sát Delphi đã đƣợc thực hiện. Phiếu điều tra gồm 16 câu hỏi nhƣ sau:

 Mức độ của tri thức;

 Mức độ quan trọng đối với quốc gia;

 Khoảng cách với các quốc gia dẫn đầu;

 Cơ sở R&D của quốc gia;

 Phƣơng cách phát triển;

 Tác dụng thúc đẩy những ngành kỹ thuật cao;

 Tác dụng thúc đẩy và tái xây dựng các ngành truyền thống;

 Ảnh hƣởng tới môi trƣờng và tài nguyên;

 Triển vọng đƣa lên quy mô công nghiệp (công nghiệp hóa);

 Triển vọng cạnh tranh quốc tế để xuất khẩu;

 Những phí tổn để công nghiệp hóa;

 Thời gian để thực thi công nghiệp hóa;

 Tác dụng nâng cao điều kiện sống;

 Các biện pháp hiệu quả mà Chính phủ phải đƣa ra;

 Những đề xuất khác.

Một số phát hiện quan trọng của Dự án là nhƣ sau:

Những lĩnh vực công nghệ Trung Quốc có thế mạnh gồm:

 Công nghệ xử lý thông tin;

 Công nghệ 3G; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thiết kế hệ thống siêu máy tính;

 Công nghệ an ninh mạng;

 Hệ điều hành môi trƣờng điện toán nối mạng;

 Công nghệ biến đổi gen thực vật;

 Chất phản ứng phát hiện nhanh những bệnh truyền nhiễm chính;

 Vật liệu sắt thép tiên tiến, có tính năng cao, giá hạ;

 Vật liệu kết cấu nhiệt độ cao (siêu hợp kim);

 Công nghệ phiến bán dẫn đơn tinh thể, đƣờng kính dài;

 Lò phản ứng áp lực cao, công suất lớn (triệu kW);

 Các hệ thống đảm bảo an toàn lƣới điện quy mô lớn;

 Công nghệ truyền tải ddieej đi xa sử dụng siêu tụ điện;

 Những nguyên tắc tạo quặng ở các hệ địa chất;

 Thiết kế và chế tạo nhà máy điện hạt nhân công suất lớn (trueeju kW)

Những công nghệ có nhiều tác động tới KT-XH và môi trường gồm: Tác động mạnh tới nền kinh tế

 Công nghệ chế biến tiếp nông sản và sản xuất thực phẩm chức năng;

 Vật liệu sắt thép tiên tiến, có tính năng cao, giá hạ;

 Chất phản ứng phát hiện nhanh những bệnh truyền nhiễm chính;

 Mạng cục bộ đô thị-sàn cung cấp dịch vụ kinh doanh tổng hợp;

 Công nghệ cảm biến thông minh;

 Công nghệ truy cập băng thông rộng;

 Công nghệ phần mềm quản lý thông tin doanh nghiệp;

 Kỹ thuật đƣợc máy tính hỗ trợ (CAE);

 Quản lý tiêu chuẩn và giám sát chất lƣợng dƣợc phẩm.

Tác động mạnh tới xã hội

 Chất phản ứng phát hiện nhanh những bệnh truyền nhiễm chính;

 Vật liệu sắt thép tiên tiến, có tính năng cao, giá hạ;

 Ngăn ngừa và xử lý ô nhiêm không khí đô thị;

 Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trƣờng;

 Công nghệ đảm bảo vệ sinh và an toàn nƣớc sinh hoạt;

 Những cơ chế của các bệnh truyền nhiễm; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Dƣợc phẩm CNSH dựa vào hoạt động của vi khuẩn;

 Những vật liệu cấy ghép cơ thể;

 Dẫn nạp thuốc có kiểm soát và tổ chức những vật liệu kỹ thuật;  Hệ gen chức năng vi sinh của những mầm bệnh quan trọng.

Tác động nhiều tới môi trường:

 Tái sinh và tận dụng tài nguyên phế thải;

 Công nghệ để tái sử dụng các tài nguyên tái tạo và phế thải;

 Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trƣờng;

 Phục hồi và tái sử dụng đồ điện gia dụng và xe hơi phế thải;

 Công nghệ bảo tồn nguồn nƣớc dùng trong nông nghiệp;

 Phát điện bằng thiết bị đốt rác thải quy mô lớn;

 Công nghệ polyme cao thân thiện với môi trƣờng;

 Các hệ thống xử lý phế thải công nghệp hữu cơ nồng độ cao;

 Chất dẻo có thể phân hủy bằng sinh học

Những năng lực cần phát triển để thực thi những công nghệ được chọn

Ở đại bộ phận các lĩnh vực công nghệ, Trung Quốc đều nhận thấy là chậm sau thế giới 5 năm hoặc nhiều hơn. Hợp tác với các nhà nghiên cứu và công ty nƣớc ngoài đƣợc coi là có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực CNTT-TT, sau đó là CNSH/khoa học về sự sống.

Một số lĩnh vực được nhận dạng là vẫn còn yếu kếm gồm:

 Nghiên cứu và chế tạo những con chip CPU 24 bit tính năng cao, thông dụng;

 Năng lƣợng sinh học và nhiên liệu sản xuất bằng vi khuẩn tái tổ hợp;

 Công nghệ tái sinh tài nguyên phế thải;

 Sợi chuyên dụng tính năng cao;

 Vật liệu bảo hộ và vật liệu vô hình;

 Công nghệ tuabin khí công suất lớn;

 Thăm dó và khai thác dầu khí dƣới biển;

 Chế tạo mạch bán dẫn quy mô lớn, với các chi tiết nhỏ hơn 45 nanomet 3.2. DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ TỚI NĂM 2020

Nhóm công tác về TF thuộc Viện Chính sách và Quản lý (IPM) của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã mở ra Chƣơng trình TF tới năm 2020 ở Trung Quốc vào năm 2003, dựa trên cơ sở những nghiên cứu trƣớc đó liên quan đến TF. Mục đích của Chƣơng trình là:

(1) Khai thác một tập hợp những phƣơng pháp mang tính hệ thống về TF thích hợp với trình độ và đặc trƣng phát triển của Trung Quốc; (2) Xây dựng những kịch bản về sự phát triển của Trung Quốc từ

năm 2020 căn cứ vào những nhu cầu chiến lƣợc quốc gia và những xu hƣớng phát triển KH&CN;

(3) Tiến hành khảo sát Delphi và lập ra ƣu tiên phát triển công nghệ và đề ra những khuyến nghị cần thiết để phát triển công nghệ; (4) Xây dựng một sàn tƣơng tác cho các khu vực Chính phủ - công

nghiệp - trƣờng đại học - viện nghiên cứu và hình thành cơ chế để truyền thông, tƣ vấn và phối hợp đối với những nhóm lợi ích khác nhau;

(5) Thúc đẩy môi trƣờng xã hội cho TF, cụ thể là văn hóa dự báo ở Trung Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) Khung khổ TF tới 2020 ở Trung Quốc;

(2) Phƣơng pháp luận TF tới 2020 ở Trung Quốc;

(3) Kết quả chủ yếu của khảo sát Delphi đối với 4 lĩnh vực nghiên cứu gồm: CNTT, CNSH, công nghệ năng lƣợng, KH&CN vật liệu;

(4) Tác động của nghiên cứu tới việc đề ra quyết định KH&CN ở Trung Quốc.

Khung khổ TF 2020 ở Trung Quốc

Khung khổ này đã đƣợc hình thành trên cơ sở áp dụng những kinh nghiệm của Nhật, Đức, Anh và Hàn Quốc trong TF. Để đảm bảo thành công cho TF, nhóm công tác đã bổ sung pha mô phỏng để phát hiện tất cả những khó khăn tiềm tàng trong quá trình tiến hành kế hoạch TF.

Bằng cách vận dụng những kinh nghiệm hoạt động TF của các quốc gia khác, nhóm công tác đã đề ra kế hoạch 4 pha để mở ra TF, gồm: pha khảo sát, pha phân tích và pha theo dõi.

Pha khảo sát gồm 4 nhiệm vụ:

(1) Xây dựng kế hoạch khảo sát Delphi;

(2) Lựa chọn những thành viên tham gia khảo sát Delphi và phân tích chính sách;

(3) Lựa chọn các chủ đề công nghệ để khảo sát Delphi; (4) Thu thập các phiếu điều tra Delphi;

(5) Thực hiện khảo sát vòng 1;

(6) Thực hiện khảo sát vòng 2 dựa trên cơ sở khảo sát vòng 1, là mấu chốt đem lại thành công cho toàn cuộc khảo sát.

Pha phân tích gồm 4 nhiệm vụ:

(1) Phân tích các kết quả của khảo sát Delphi; (2) Lựa chọn công nghệ;

(3) Lựa chọn chính sách; và (4) So sánh quốc tế.

Pha theo dõi gồm 3 nhiệm vụ:

(1) Lựa chọn các phƣơng pháp dự báo, đặc biệt là những phƣơng pháp để dự báo ngắn hạn, kể cả khai thác dữ liệu và trắc lƣợng trích dẫn để thiết lập một sàn phƣơng pháp để theo dõi sự thay đổi của các chủ đề công nghệ đã lựa chọn;

(2) Thực hiện những phƣơng pháp ở trên để khai thác những thông tin hữu ích liên quan đến những tiến bộ đƣợc cập nhật của lĩnh vực công nghệ hữu quan;

(3) So sánh những kết quả của khảo sát Delphi với những kết quả dự báo và khai thác dữ liệu. Trên cơ sở so sánh, có thể xem xét lại những chủ đề đã chọn theo thời gian và cung cấp sự chuẩn bị cần thiết cho vòng khảo sát Delphi mới. Ngoài ra, những thông tin cập nhật cũng hữu ích cho Chính phủ và doanh nghiệp hiệu chỉnh chiến lƣợc phát triển công nghệ.

Lựa chọn chủ đề công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến thành công của khảo sát Delphi. Khó khăn chủ yếu mà nhóm công tác phải khắc phục là thiếu những chuyên gia cần thiết và có trình độ cao (không quan trọng là từ các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, khu vực Chính phủ hay doanh nghiệp). Phần lớn những thành viên tham gia đều thiếu kinh nghiệm nhìn vào tƣơng lai dài hạn của KH&CN, kinh tế, môi trƣờng và xã hội nhằm nhận dạng những lĩnh vực nghiên cứu chiến lƣợc và những công nghệ phổ quát đang nổi lên có khả năng nhận đƣợc những lợi ích kinh tế-xã hội lớn nhất. Không thể tiến hành khảo sát Delphi thành công bằng phƣơng pháp bình thƣờng với những chuyên gia này. Bởi vậy, nhóm công tác đã lựa chọn một số chủ đề công nghệ từ kết quả khảo sát Delphi đƣợc tiến hành bởi Nhật, Anh, Đức và Hàn Quốc; và lựa chọn một số chủ đề nhờ sử dụng phƣơng pháp khai thác dữ liệu để tham khảo yk các chuyên gia. Để so sánh những kết quả khảo sát Delphi với những kết quả nhận đƣợc từ Nhật, Anh, Đức và Hàn Quốc, nhóm đã lƣu ý rất nhiều để làm cho một bộ phận các chủ đề gần với những chủ đề của các quốc gia đó.

Phương pháp luận TF 2020 ở Trung Quốc

Để có những kết quả thỏa mãn và hợp lý từ khảo sát Delphi, 4 việc rất quan trọng đã đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng là:

(1) Đƣa ra những chủ đề công nghệ đúng đắn;

(2) Thiết kế phiếu điều tra Delphi bằng cách vạch ra khung khổ đúng đắn để phân tích các kết quả khảo sát;

(3) Lựa chọn những chuyên gia phù hợp để tham gia vào khảo sát Delphi; (4) Phát triển phƣơng pháp luận phù hợp để phân tích các phiếu điều tra. Đáng

lƣu ý là phƣơng pháp xây dựng kịch bản đã đƣợc sử dụng để vạch ra những nhu cầu KH&CN tới 2020.

Xây dựng kịch bản để nhận dạng những nhu cầu công nghệ tới 2020

Để nhận dạng những nhu cầu công nghệ, xu thế và hƣớng phát triển KH&CN tới năm 2020, những phƣơng pháp chẳng hạn nhƣ khảo sát Delphi và xây dựng kịch bản đã đƣợc sử dụng để cung cấp một sàn chung cho những nhóm lợi ích khác nhau để thảo luận những vấn đề của tƣơng lai. Xây dựng kịch bản ở mức độ nào đó là một quá trình định hình tƣơng lai, khi những chủ đề công nghệ để giải quyết những vấn đề tƣơng lai đƣợc nhận dạng và lựa chọn tốt bởi những nhóm lợi ích khác nhau.

Trên cơ sở phân tích tầm nhìn của Trung Quốc tới 2020, 6 kịch bản đã đƣợc mô tả, đó là Xã hội Toàn cầu hóa, Xã hội Công nghiệp hóa, Xã hội Thông tin, Xã hội Đô thị hóa, Xã hội Tiêu thụ và Xã hội Quay vòng. Nhiều nhà xã hội học, kinh tế, khoa học, công nghệ, các chuyên gia quản lý liên quan đến KH&CN đã đƣợc mời đến thảo luận về những nhu cầu KH&CN để giải quyết những vấn đề nêu ra trong những kịch bản tƣơng lai có thể diễn ra tới năm 2020. chƣơng trình TF tới 2020 của Trung Quốc đã tổ chức một loạt những hội nghị/hội thảo và diễn đàn để nhận dạng những nhu cầu KH&CN trong tƣơng lai. Báo cáo về "Những nhu cầu KH&CN để tái thiết xã hội Trung Quốc giàu mạnh" đã đƣợc đƣa ra để tham khảo ý kiến của các nhóm chuyên gia. Báo cáo đã ƣớc tính mức độ của xã hội toàn cầu hóa, xã hội công nghiệp hóa, xã hội thông tin, xã hội đô thị hóa, xã hội tiêu thụ và xã hội quay vòng và phân tích thách thức và những vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt và giải quyết để tái dựng xã hội giàu mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề ra những chủ đề công nghệ

Nhìn chung, có 3 kênh để đƣa ra các chủ đề công nghệ, đó là xây dựng kịch bản, đề cử bởi các chuyên gia và xét lại các chủ đề công nghệ của vòng khảo sát Delphi trƣớc đó. Xây dựng kịch bản đã đƣợc sử dụng để đề ra các chủ đề ở nhiều quốc gia hoặc các chƣơng trình quốc tế về TF. Tuy nhiên, một điều rất khó là lập ra những kịch bản đúng và nhận dạng động lực phát triển theo những kịch bản khác nhau, và đề ra những chủ đề công nghệ đúng trên cơ sở những kịch bản cụ thể. Nhiều trƣờng hợp, các chủ đề công nghệ thƣờng đƣợc đề ra thông qua sự đề cử của các chuyên gia. Tuy nhiên, điều cần làm là phải khắc phục những nhƣợc điểm do có sự thiên lệch của các

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm về dự báo và lựa chọn công nghệ ưu tiên của một số nước trên thế giới (Trang 26 - 41)