Lựa chọn những công nghệ để ưu tiên ứng dụng và phát triển

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm về dự báo và lựa chọn công nghệ ưu tiên của một số nước trên thế giới (Trang 41 - 42)

IV. Vận dụng cuộc cách mạng toàn cầu 2020 vào hoàn cảnh thực tiễn: Kinh nghiệm của Trung Quốc

4.1.2.Lựa chọn những công nghệ để ưu tiên ứng dụng và phát triển

Khi bắt tay vào phát triển kế hoạch chiến lƣợc để thực hiện cuộc chuyển hóa đầy tham vọng này, các nhà lãnh đạo TBNA và TEDA đƣợc tiếp cận với 2 bản Báo cáo của RAND, "Các xu hướng của công nghệ sinh học/công nghệ nano/công nghệ vật liệu/công nghệ thông tin, những động lực, những rào cản và những hàm ý xã hội”.

Các báo cáo này (Gọi tắt ta GTR 2020) là công trình phân tích, dự báo toàn diện, nhận dạng những ứng dụng công nghệ (TA) hợp lý nhất tới năm 2020, những quốc gia có

khả năng làm chủ những TA đó và những ảnh hƣởng khả dĩ của chúng tới xã hội. Công trình chú trọng vào những TA do xu hƣớng công nghệ đang nổi lên tạo ra, chứ không vào bản thân những công nghệ, bởi lẽ nếu chỉ tự thân thì những công nghệ hiếm khi đem lại những giải pháp cho các vấn đề thực tiễn đặt ra. Thay vào đó, những giải pháp thƣờng xuất phát từ các phƣơng thức mà các công nghệ đƣợc ứng dụng hữu ích. Do vậy GTR 2020 quan tâm đến những TA, chẳng hạn nhƣ năng lƣợng mặt trời giá rẻ, thay vì chú trọng vào các công nghệ, chẳng hạn nhƣ vật liệu pin mặt trời.

Sau khi nghiên cứu GTR 2020, các nhà lãnh đạo TBNA và TEA đã ủy nhiệm RAND thực hiện những việc sau đây:

- Nhận dạng những TA đang nổi lên có hứa hẹn đối với TEDA và các trung tâm công nghệ cao khác trong TBNA để đóng vai trò then chốt trong kế hoạch chiến lƣợc tổng thể phát triển kinh tế của TBNA;

- Nhận dạng những nhu cầu năng lực để thực hiện những TA này, cũng nhƣ những động lực và rào cản có thể tạo thuận lợi hoặc gây trở ngại đối với quá trình thực thi;

- Phát triển chiến lƣợc và kế hoạch hành động cho từng TA.

- Hƣớng dẫn cách thức để kết hợp những TA vào kế hoạch chiến lƣợc tổng thể phát triển kinh tế vùng.

Để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc ủy nhiệm, RAND đã bắt đầu từ 12 TA đƣợc nhận dạng trong GTR 2020 để xem xét những ứng dụng mà Trung Quốc có thể làm chủ đƣợc tới năm 2020. Tiếp đó, họ kết hợp kiến thức này với việc liên hệ kỹ lƣỡng với các thực tiễn, hoàn cảnh và những vấn đề của TBNA và của toàn Trung Quốc, dựa trên một loạt các nguồn tƣ liệu đa dạng bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh:

+ Những tài liệu tiếng Trung Quốc và tiếng Anh về những nhu cầu xã hội, môi trƣờng và kinh tế, cũng nhƣ những biện pháp mà Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng cho đến nay để giải quyết chúng;

+ Những tài liệu tiếng Trung Quốc và tiếng Anh mô tả nhiệm vụ, lịch sử và hiện trạng của TBNA và TEDA

+ Những cuộc phỏng vấn đƣợc tiến hành tại địa phƣơng;

+ Những cuộc thăm quan các tổ chức KH&CN có thể cung cấp năng lực để giúp thực hiện những TA, chẳng hạn nhƣ Đại học Thanh Hoa, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc;

+ Cuộc hội nghị diễn ra trong 2 ngày đƣợc tổ chức ở TBNA, với sự tham gia của những nhân vật then chốt đến từ các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp và các cấp quản lý của TBNA và TEDA.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm về dự báo và lựa chọn công nghệ ưu tiên của một số nước trên thế giới (Trang 41 - 42)