IV. Vận dụng cuộc cách mạng toàn cầu 2020 vào hoàn cảnh thực tiễn: Kinh nghiệm của Trung Quốc
4.1.7. Những năng lực hiện có ở TBNA và TEDA
Để hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ, TBNA và TEDA sẽ phải có năng lực ở 3 lĩnh vực: (1) R&D; (2) Chế tạo; và (3) Thƣơng mại hóa KH&CN. Cả năng lực tại chỗ của TBNA và TEDA, lẫn năng lực huy động trên toàn quốc và quốc tế, đều sẽ đóng vai trò quan trọng.
Về năng lực R&D, TBNA và TEDA có một số lƣợng ngày càng gia tăng các tổ chức cung cấp các phƣơng tiện và cán bộ chuyên môn cho các công trình nghiên cứu mũi nhọn, nhƣng họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh về nhân lực, cả từ phía các địa phƣơng khác ở Trung Quốc lẫn của nƣớc ngoài.
Về năng lực chế tạo, TBNA và TEDA đã có đƣợc một cơ sở công nghiệp lớn, trƣởng thành sau gần 25 năm kể từ khi thành lập TEDA. TBNA cũng liên tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng vật chất-tiện ích, các phƣơng tiện bốc xếp vận chuyển hàng hóa, các quy trình quản lý phế thải - có tầm hết sức quan trọng đối với năng lực chế tạo. Tuy nhiên, tiềm năng thiếu hụt đội ngũ công nhân và kỹ thuật viên có tay nghề là một thách thức thực sự đặt ra cho TBNA.
Về thƣơng mại hóa KH&CN, TBNA và TEDA đang vận hành một mạng lƣới đƣợc tạo dựng tốt, gồm các khu KH&CN và các cơ sở ƣơm tạo công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ cao đang nổi lên. Những khuyến khích tài chính mạnh mẽ đã giúp đẩy mạnh sự phát triển và thu hút nguồn vốn con ngƣời. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này phải đối mặt với những thách thức đáng kể do nhu cầu của Trung Quốc cần chế độ bảo hộ tốt hơn đối với IPR và cải cách tài chính/dịch vụ ngân hàng.
Họ cũng thiếu các mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức R&D và ngành thƣơng mại để tạo thuận lợi cho việc đƣa những sản phẩm công nghệ cao ra thị trƣờng.
4.2. chiến lƣợc để thực thi những ứng dụng công nghệ đƣợc chọn