Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cùng các cơ sở lý thuyết liên quan, tác giả khuyến nghị một số hàm ý chính sách sau:
5.2.1. Hàm ỷ đối với các ngân hàng thương mại
5.2.1.1. Tăng vốn chủ sở hữu
Việc tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu của các NHTM trong nước là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là giúp NHTM có điều kiện thu hút thêm vốn, phát triển nhân lực, đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, tiếp thu kinh nghiệm quản trị điều hành theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Theo đó, các NHTM sẽ phải chủ động thực hiện quy mô tăng vốn trong thời gian tới như: Tăng vốn chủ sở hữu nhằm ứng phó với rủi ro, đáp ứng yêu cầu về vốn theo khung an toàn CAMELS, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Đảm bảo đúng nguyên tắc tín dụng,
Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai các phương án kinh doanh và nâng cao năng lực tài chính. Bởi vì, mục tiêu kinh doanh của NHTM là hướng đến ổn định, tích cực, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ; cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, bền vững.
Các NHTM cần sớm triển khai hoạt động kinh doanh theo hướng lấy hiệu quả làm mục tiêu trọng tâm, phấn đấu tăng tỷ lệ thu lãi nội bảng, thu nợ đã xử lý rủi ro, giảm chi phí trích dự phòng rủi ro và các chi phí khác; Nâng cao khả năng tài chính và tăng lợi nhuận cho NHTM, đảm bảo ổn định và cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động.
5.2.1.2. Xây dựng và quản lý tăng trưởng theo quy mô vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản
Bên cạnh việc đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định hiện hành của NHNN, các NHTM cần xem xét, quản trị bổ sung theo tỷ lệ tối thiểu vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản. Đồng thời xem đây là giới hạn động, nghĩa là sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ. Các NHTM phải chú ý tính đến việc tăng vốn phù hợp với tốc độ tăng tổng tài sản của ngân hàng ở giai đoạn chu kỳ kinh tế thịnh vượng, bởi việc tăng vốn ở giai đoạn này sẽ góp phần củng cố năng lực tài chính, giữ sự ổn định cho ngân hàng trong giai đoạn suy thoái.
5.2.1.3. Nâng cao chất lượng tín dụng
Để nâng cao chất lượng tín dụng, gia tăng khả năng sinh lợi và đảm bảo đủ các nguồn lực ứng phó với các rủi ro, các NHTM cần xây dựng riêng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, cụ thể:
Thứ nhất, xác lập mục tiêu tín dụng, trong đó mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng phải đo lường được; đồng thời, chất lượng của dự nợ tín dụng không chỉ được quan tâm ở tài sản có nội bảng, mà còn được chú ý ở các khoản mục tài sản ngoại bảng.
quốc tế.
Thứ ba, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng để kịp thời trong việc nhận diện các khách hàng/khoản vay có vấn đề để chủ động có biện pháp ứng xử phù hợp, hạn chế rủi ro.
Thứ tư, chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân sự trực tiếp làm công tác tín dụng. Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ, hạn chế rủi ro đạo đức xảy ra.
Thứ năm, có cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngân hàng. Trong đó nên định hướng tách công tác liên quan đến tín dụng ra nhiều bộ phận độc lập để đảm bảo tính độc lập, khách quan, đối trọng và cân bằng nhau như: bộ phận đề xuất cấp tín dụng, bộ phận kiểm tra, thẩm định tài sản bảo đảm bộ phận tái thẩm định/phê duyệt khoản vay, bộ phận tác nghiệp giải ngân/cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra/kiểm toán nội bộ.
5.2.1.4. về vấn đề quản lý và quy mô ngân hàng
Các NHTM cần phát triển cơ chế quản lý chi phí hiệu quả, bằng cách cân đối giữa chi phí hoạt động giữa các bộ phận, phòng giao dịch và chi nhánh. Đồng thời, các ngân hàng cần đa dạng hoá danh mục sản phẩm tài chính cho từng sản phẩm, từng khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Để tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận, các NHTM cần xem xét và phân bổ các khoản chi phí hoạt động hợp lý, do các chi phí hoạt động trong ngân hàng liên quan đến nhiều khoản mục khác nhau như chi phí tiền lương cán bộ nhân viên, chi phí thuê văn phòng, chi phí đầu tư thiết bị máy móc thiết bị, chi phí quản lý, chi phí trả lãi.. .Vì thế, nhiệm vụ cần thiết và quan trọng tránh giảm lợi nhuận, các ngân hàng luôn tăng cường tiết kiệm dưới nhiều hình thức khác nhau như cắt giảm chi phí hành chính, chi phí nhân sự, tăng tự động hoá một số các dịch vụ.
việc của nhân viên.
Tuỳ thuộc vào quy mô, mỗi ngân hàng sẽ cần có những chính sách và cơ chế quản lý chi phí và sử dụng chi phí hợp lý, từ đó tỷ lệ chi phí trên thu nhập sẽ được duy trì trong một phạm vi hợp lý.
5.2.2. Hàm ỷ đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả và phù hợp với tín hiệu của thị trường, có những biện pháp phù hợp quản lý kinh tế tăng trưởng ổn định để thị trường được hoạt động ổn định và bền vững.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển thị trường chứng khoán có khuynh hướng giúp lành mạnh hóa, ổn định hóa hệ thống NHTM. Do đó, công tác quản lý vĩ mô của NHNN cần chú trọng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán đến quá trình phát triển tài chính, điều này sẽ giúp ổn định hệ thống tài chính và giảm sự bất ổn của hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, NHNN cần theo sát và tiếp tục chỉ đạo các TCTD nói chung và hệ thống NHTM nói riêng rà soát việc phân loại nợ, đảm bảo phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Khuyến khích các NHTM ưu tiên giành nhiều nguồn lực cho công tác dự phòng rủi ro tín dụng dụng.
Đồng thời, tăng cường thanh tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng, nợ xấu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây tổn thất, mất an toàn và vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD; kiểm soát tốc độ và chất lượng tăng trưởng tín dụng hợp lý; phát hiện và xử lý kịp thời xu hướng đầu tư, cấp tín dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Để đảm bảo hành lang pháp lý, NHNN cần thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách về hoạt động tín dụng theo hướng nâng cao nguyên tắc, kỷ luật thị trường trong hoạt động tín dụng và tăng cường trách nhiệm của hội đồng
Thứ ba, quy mô vốn chủ sở hữu của NHTM là một yếu tố quan trọng trong việc giữ ổn định tài chính. NHNN cần có các quy định bổ sung giới hạn tối thiểu vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản trong xác định đủ vốn tại NHTM. Hạn chế các NHTM có quy mô nhỏ vì chạy theo tăng trưởng ngắn hạn mà phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn trên thị trường 2, đến khi thị trường chịu tác động từ các cú sốc không kiểm soát được sẽ bộc lộ các yếu kém buộc phải tái cơ cấu như giai đoạn sau khủng hoảng tài chính 2008 - 2009. Đối với các NHTM mà Nhà nước nắm giữ phần vốn chi phối, NHNN với vai trò là đại diện của chủ sở hữu cần ưu tiên xem xét, phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan đề xuất Chính phủ xem xét việc giữ lại lợi nhuận để tăng quy mô vốn là giải pháp cấp bách hiện nay thì vì phải chia lợi nhuận cho Ngân sách Nhà nước vì áp lực cân đối thu chi ngân sách hiện nay.
Thứ tư, NHNN với vai trò là cơ quan ngang bộ của chính phủ có vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý tiền tệ và hoạt động của tất cả các NHTM: do đó, vai trò của NHNN trong việc hình thành môi trường cạnh tranh bình đẳng, ổn định giúp các NHTM có điều kiện phát triển là rất quan trọng; đồng thời NHNN phải thực hiện nhiệm vụ là cơ quan điều tiết và quản lý các hoạt động nghiệp vụ ngành ngân hàng. Do đó, NHNN cần tiết tục hoàn thiện các quy định điều chỉnh hoạt động ngành ngân hàng, như: Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam (CIC) để tạo thuận lợi cho các ngân hàng có được nguồn thông tin chính xác, đầy đủ về uy tín tín dụng cũng như các đặc điểm của các khách hàng, từ đó, hạn chế rủi ro tín dụng và các khoản nợ xấu phát sinh. Đồng thời, NHNN cần chú trọng vai trò của mình trong việc phát triển thị trường tiền tệ, như tạo môi trường pháp lý vững chắc, tăng khả năng giám sát thị trường, đảm bảo thanh khoản cho thị trường và các NHTM, giúp các NHTM nhạy bén với những thay đổi của thị trường trong nước và trên thế giới và từ đó, có những điều chỉnh hợp lý trong hoạt động kinh doanh.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chưa xem xét được các ngân hàng nước ngoài, tác động của sở hữu ngoại đến sự ổn định và phát triển lành mạnh của hệ thống ngân
pháp của Altman (1968). Đồng thời, dữ liệu nghiên cứu mang tính động, thị trường có thể biến đổi liên tục nên cần có các nghiên cứu tiếp theo thời sự hơn để đảm bảo không bị gián đoạn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Nội dung chương 5 đã khái quát những kết quả nghiên cứu đã đạt được và thông qua đó, tác giả đã tiến hành đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao sự ổn định của các NHTM. Những kiến nghị đầu tiên liên quan đến bản thân của các NHTM, đó là chú trọng trong việc tăng quy mô vốn, tài sản của ngân hàng; tăng cường công tác quản lý hiệu quả hoạt động, trong đó chất lượng tín dụng được quan tâm hàng đầu.
Ngoài ra, đối với cơ quan chủ quan của các NHTM là NHNN cần tăng cường hơn nữa năng lực điều hành chính sách tiền tệ, ổn định và kiểm soát lạm phát và tăng trưởng nền kinh tế. Bên cạnh đó, NHNN cần nâng cao vai trò chủ đạo của mình trong việc thanh tra, giám sát và hỗ trợ hoạt động cho các NHTM.
Mục đích chính của nghiên cứu này đánh giá xu hướng bất ổn của các NHTM Việt Nam thông qua diễn biến chỉ số Z-score; đồng thời xác định và ước lượng các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam (trong đó, ổn định tài chính được đo lường bằng thông qua mức độ cao thấp của giá trị Z-score) trong giai đoạn 2008 đến 2019. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp hồi quy định lượng như hồi quy OLS, FGLS và phương pháp GMM để xây dựng mô hình. Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu cuối cùng bao gồm bảy biến có ý nghĩa thống kê, đó là hiệu quả quản lý, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro trong cho vay, tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm và sự phát triển của thị trường chứng khoán. Trên cơ sở các kết quả đạt được, tác giả đã tiến hành đề xuất các kiến nghị liên quan đến NHNN và các NHTM nhằm nâng cao sự ổn định của các NHTM nói riêng và hệ thống tài chính Việt Nam nói chung trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
Vũ Ngọc Hoàl Chân (2016). Đo lường bất ổn tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng Z-score, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, ĐH Ngân hàng TP.HCM Nguyễn Thanh Dương (2013). “Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng”, Tạp Chí Phát triển & Hội nhập, Số 9 (19) - Tháng 03 - 04/2013, 29 - 39
Mai Bình Dương (2018). Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM
Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016). “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phương pháp z-score”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 229 (tháng 7/2016), trang 17 - 25
Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014). “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 14(24), pp. 40-46
Quốc Hội (2014). Luật Phá sản số 51/2014/QH13, ban hành ngày 19/06/2014
Huỳnh Japan (2020). “ôn định tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam: Góc nhìn mới từ chỉ số Z-Score”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 11(2020)
Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015). “Phát triển thị trường tài chính và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 26(12), trang 53 - 68
Phan Thị Nhi Khánh (2016). Yếu tố tác động đến rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM
Đỗ Thị Thúy Liễu (2019). Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM
Vũ Thị Loan, Đặng Anh Tuấn (2016). “So sánh mô hình phân tích biệt số và mô hình phân tích Logit trong dự báo khó khăn tài chính doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 230 (II) tháng 08/2016, trang 28 - 37
Phạm Tiến Minh & Bùi Huy Hải Bích (2019). “Cấu trúc sở hữu và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(SI):SI1-SI13
Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Malesky, M. & Nguyễn Đức Thành (2010). “Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp”,
Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, bài nghiên cứu NC-20, 1-36
Đặng Huy Ngân (2018). Xây dựng mô hình cảnh báo nguy cơ vỡ nợ đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 41/2016/TT-NHNN Quy định tỷ lệ an toàn đối với Ngân hàng, Chi nhánh NHNNg, ban hành ngày 30/12/2016
Chính Phủ (2012). Quyết định số 254/QĐ-TTg Phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức Tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”, ban hành ngày 01/03/2012 Chính Phủ (2017). Nghị quyết số 51/NQ-CP, ban hành ngày 19/06/2017
Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Hồng Vinh & Lê Hoàng Long (2019). “Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Tạp chí Ngân hàng, Số 7 (tháng 4/2019), 12 - 20
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, TP.HCM
Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len (2015). “Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng chỉ số Altman Z score”,