Các nghiên cứu trước cho thấy việc nghiên cứu về các yếu tố tác động ổn định tài chính hay hẹp hơn là rủi ro phá sản của các NHTM là vấn đề không mới, nhưng thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả. Tùy thuộc quan điểm và yêu cầu nghiên cứu, các học giả đã đánh giá thông qua nghiên cứu chi tiết một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau.
Trên cơ sở các nghiên cứu đã thực hiện, tác giả nhận thấy một số khoảng trống nghiên cứu sau:
- Mặc dù cùng mục tiêu nghiên cứu về sự ổn định tài chính hay rủi ro phá sản của NHTM nhưng các kết quả chỉ ra không hoàn toàn thống nhất về các yếu tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các yếu tố này đến ổn định tài chính của NHTM. Thực tế này xuất phát từ việc các học giả thực hiện ở các quốc gia và/hoặc ở khoảng thời gian khác nhau, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau.
- Các nghiên cứu trước lựa chọn phân tích ổn định tài chính của NHTM (thông qua thang đo Z-score) theo một hoặc một số chỉ tiêu nhất định, không có sự thống nhất trong số lượng cũng như các chỉ tiêu lựa chọn. Chưa có nghiên cứu mang tính kết hợp nhiều hơn các chỉ tiêu này để đánh giá một cách đa dạng và đầy đủ hơn.
- Các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến Z-score hoặc là tập trung vào một vài đặc điểm nội tại của ngân hàng, hoặc tập trung vào các biến số kinh tế vĩ mô, hoặc kết hợp cả yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội tại của ngân hàng. Đôi lúc kết quả của từng nghiên cứu chỉ là thực nghiệm tại thời gian và không gian nghiên cứu đó; ứng với thời gian và không gian nghiên cứu khác, các yếu tố trên có thể không có mối liên hệ với Z-score hay hướng tác động lên chỉ số Z- score thay đổi. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, cập nhật theo thời gian, mở rộng không gian nghiên cứu là vẫn đề cần tiếp tục phải thực hiện.
- Các nghiên cứu liên quan đến NHTM Việt Nam còn tương đối ít và thời gian của bộ dữ liệu nghiên cứu khá ngắn (đa số các nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong các nghiên cứu khác sử dụng dữ liệu từ 2016 trở về trước).
Trên cơ sở các nghiên cứu trên, tác giả kế thừa và bổ sung cho nghiên cứu lần này: - Kế thừa không gian nghiên cứu: 25 NHTM Việt Nam, tương tự như các nghiên
cứu trước.
- Kế thừa về phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp GMM.
- Kế thừa về mô hình các nhân tố tác động đến Z-score với các chỉ tiêu cơ bản tương tự với nghiên cứu của Vũ Ngọc Hoài Chân (2016).
- Bổ sung khoảng trống về thời gian: phạm vi nghiên cứu tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2019 (dữ liệu có độ dài thời gian 12 năm, cập nhật đến thời điểm gần nhất).
- Bổ sung cho khoảng trống về các nhân tố tác động so với mô hình nghiên cứu của Vũ Ngọc Hoài Chân (2016): tác giả bổ sung các biến đánh giá về ảnh hưởng sau:
Bích (2019)
2
Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam (đo lường qua giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán/GDP)
Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015)
3
Tác động của khủng hoảng tài chính 2007 - 2008
Nguyễn Lưu Tuyền (2018), tuy nhiên nghiên cứu này chưa tìm ra ý nghĩa thống kê của tác động do khủng hoảng tài chính đến NHTM. Tác giả đề xuất bổ sung lại trong nghiên cứu này.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 bao gồm cơ sở lý thuyết liên quan đến về ổn định tài chính, vai trò của ổn định tài chính, bất ổn tài chính nói chung và bất ổn tài chính của ngân hàng thương mại nói riêng. Trong phạm vi nghiên cứu, mức độ bất ổn tài chính được đánh giá thông qua chỉ số Z-score. Đây cũng là biến phụ thuộc trong mô hình mà tác giả sẽ xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến bất ổn tài chính của NHTM.
Đồng thời chương 2 cũng đã khái quát lại các nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng chỉ số Z-score trong đánh giá bất ổn tài chính của các NHTM cũng như các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chỉ số Z-score.
Trên cơ sở các kết quả từ các nhà nghiên cứu trước đây, luận văn đã chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu và đề xuất các nội dung sẽ được kế thừa và bổ sung thêm tại nghiên cứu lần này.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đề ra và lý thuyết về bất ổn tài chính ngân hàng cùng việc tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu trước đây về các yếu tố đo lường bất ổn tài chính ngân hàng, các nhân tố tác động đến bất ổn tài chính của các NHTM, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm 2 nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài tác
tố tác động đến Z-score. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp GMM với sự có mặt của độ trễ của biến phụ thuộc (LNZSCOREit-1), để đạt được mục tiêu nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết đã đặt ra. Nếu kết quả nghiên cứu dẫn đến không phù hợp với các nghiên cứu thực tế trước đây cũng như các cơ sở lý thuyết liên quan, tác giả sẽ tiến hành điều chỉnh mô hình đề xuất ban đầu.
Trường hợp kết quả nghiên cứu hợp lý và các kiểm định đảm bảo mô hình không có các khiếm khuyết, tác giả sẽ tiến hành thảo luận và đánh giá kết quả đạt được, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hạn chế khả năng xảy ra bất ổn tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính đánh giá bất ổn tài chính của NHTMViệt Nam bằng chỉ số Z-score Việt Nam bằng chỉ số Z-score
Dựa theo cách tính chỉ số Z-score theo Boyd & Graham (1986), Hannan & Hanweck (1988), nghiên cứu tính toán Z-score cho tất cả các quan sát, tính toán mức trung bình để so sánh với một số quốc gia/khu vực khác trên thế giới. Sau đó tính toán Z-core bình quân của các NHTM trong mẫu theo từng năm để xác định chiều hướng biến động của Z-score trong giai đoạn 2008 - 2019, tính toán Z-core bình quân từng ngân hàng trong giai đoạn 2008 - 2019 đánh giá độ bất ổn tài chính của từng ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Tác giả cũng chia các NHTM theo từng nhóm dựa trên các đặc điểm: có sở hữu nhà nước chia phối/không có sở hữu nhà nước, tình trạng niêm yết hay chưa niêm yết trên sàn chứng khoán và nhóm các ngân hàng đã được áp dụng Basel II/chưa được áp dụng theo quy định của NHNN để đánh giá.
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến bất ổn tàichính của NHTM thông qua chỉ số Z-score chính của NHTM thông qua chỉ số Z-score
3.3.1. Giả th iết ngh iên cứu
Trên nền tảng cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến bất ổn tài chính của ngân hàng (đo lường thông qua chỉ số Z-score) của các
3.3.1.1. Các yếu tố vi mô
- Yếu tố 1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (EQTA)
EQTA là một biến đại diện cho năng lực tài chính của NHTM, cho biết tỷ lệ tài sản được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này càng cao thì khả năng tự chủ tài chính càng cao, ngược lại tỷ lệ EQTA thấp thể hiện gần như toàn bộ tài sản của ngân hàng được tài trợ bởi các nguồn vốn bên ngoài như vốn huy động, vốn vay,...(Vũ Ngọc Hoài Chân, 2016).
Vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp ngân hàng có những lựa chọn tốt hơn trong hoạt động kinh doanh, kiểm soát tốt hoạt động cho vay và đầu tư, từ đó giúp ổn định tài chính của ngân hàng.
Liên quan đến vai trò quan trọng của vốn chủ sở hữu, Ủy ban giám sát Basel cũng đã quy định tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động của các ngân hàng. Năm 1988, ủy ban này ban hành hệ thống đo lường vốn và rủi ro tín dụng, trong đó yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu (tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro - CAR) là 8%. Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN (hiện được thay thế bằng Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019) tạo lập chuẩn mực mới về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng với các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu,...trong đó, yếu tố vốn chủ sở hữu đóng vay trò quan trọng trong việc đáp ứng các hệ số an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng.
Các nghiên cứu của Hoàng Công Gia Khánh và Trần Hùng Sơn (2015), Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016) cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân với chỉ số Z-score, khi tỷ lệ này tăng thì Z-score tăng, độ bất ổn tài chính của ngân hàng giảm. Do đó, tác giả đặt ra giả thuyết:
thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005 - Quyết định 493/2005).
Cole & White (2011) cho rằng dự phòng rủi ro có tương quan nghịch với nguy cơ đổ vỡ của ngân hàng trong các cuộc khủng hoảng gần đây.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2015) cho thấy khi ngân hàng tăng dự phòng nợ xấu sẽ làm giảm rủi ro phá sản. Điều này được giải thích là do khi dự phòng nợ xấu tăng lên, đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn cho ngân hàng đang lớn hơn sức ép lợi nhuận cho cổ đông và quản lý của nhà nước về an toàn hệ thống cũng chặt chẽ hơn.
Từ đó, giả thuyết H2 được đặt ra là:
Giả thiết H2: LLP tác động cùng chiều đến Z-score
- Yếu tố 3: Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động (CIR)
Chỉ tiêu tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (CIR) đo lường hiệu quả quản lý của ngân hàng (Olweny và Shipho, 2011).
Berger & DeYoung (1997) chỉ ra hiệu quản quản lý chi phí và vốn là yếu tố quyết định đến rủi ro ngân hàng. Hiệu quản quản lý chi phí thấp làm gia tăng các khoản vay có vấn đề, đặc biệt là ở các ngân hàng có vốn chủ sở hữu thấp.
Nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) rằng quản lý chi phí kém sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và dẫn đến hiệu quả kinh doanh không tốt. Từ đó có khả năng gia tăng bất ổn tài chính của ngân hàng.
Giả thuyết H3: CIR có tác động ngược chiều đến Z-score
- Yếu tố 4: Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE được xem là một trong những chỉ tiêu phổ biến để đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhà quản trị và các nhà đầu tư. Chỉ tiêu này càng cao, các nhà quản trị càng có lợi thế trong việc đi huy động vốn trên thị trường tài chính để tăng quy mô
hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng tăng vốn, mở rộng vốn và giữ vị thế cạnh tranh. Nghiên cứu của Nguyễn Lưu Tuyền (2018) cho thấy khả năng sinh lời tăng thì mức độ ổn định tài chính của NHTM tăng.
Từ đó, tác giả đặt ra giả thiết:
Giả thuyết H4: ROE có tác động cùng chiều đến Z-score
- Yếu tố 5: Sở hữu nhà nước (OWNSTATE)
Theo các nghiên cứu của Husain và cộng sự (2018), Hammanmi & Boubaker (2015), Iannotta và cộng sự (2007) cho rằng sở hữu nhà nước giúp làm giảm rủi ro.
Trong bối cảnh của Việt Nam, cổ đông nhà nước đóng vai trò quan trọng, thể hiện ở việc tăng cường cơ chế kiểm soát, giám sát từ cơ quan nhà nước đối với các NHTM mà nhà nước nắm cổ phần chi phối nhằm mục tiêu đảm bảo ổn định hệ thống toàn ngân hàng cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
Cornett và cộng sự (2010) chỉ ra rằng sau khủng hoảng tài chính, các ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước là các ngân hàng tiên phong đẩy mạnh cơ chế kiểm soát nội bộ, cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của các chính sách quản lý tín dụng và minh bạch hóa thông tin đến cổ đông.
Hệ thống NHTM Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, đặc biệt với vai trò đi đầu của của NHTM sở hữu nhà nước chi phối như BIDV, Vietinbank và Vietcombank. Quy mô tín dụng, lợi nhuận và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên luôn duy trì ở mức dẫn dắt thị trường và ổn định chung của hệ thống NHTM.
Như vậy, tác giả kỳ vọng rằng sở hữu nhà nước giúp làm giảm rủi ro và tăng tính ổn định cho ngân hàng.
Giả thiết H5: Tình trạng có/không sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều Z-score
Athanasoglou và cộng sự (2006); Alkhatib (2012); Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng (2018) đã sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản để chỉ ra quy mô ngân hàng.
Tính kinh tế theo quy mô có thể cho phép quy mô lớn của các ngân hàng giảm chi phí xử lý và chi phí thu thập thông tin khác. Xét về mặt rủi ro, các ngân hàng lớn thường có rủi ro thấp vì có nhiều nguồn lực để đối phó với các biến động cũng như có nhiều cơ hội để theo đuổi các hoạt động khác nhau nhằm đa dạng hóa rủi ro (Srairi, 2013).
Salas & Saurina (2012) cho rằng các ngân hàng lớn thường ít bị rủi ro do có năng lực quản lý và hiệu quả theo quy mô.
Giả thuyết H6: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến Z-score.
3.3.1.2. Các yếu tố vĩ mô
Các biến số kinh tế vĩ mô chính là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của ngân hàng và các nhân tố vĩ mô thường được xem xét là tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp. Các nhân tố vĩ mô có tác động đến rủi ro của NHTM tùy thuộc vào đặc điểm của quốc gia hoặc nhóm quốc gia được chọn để phân tích. Về vấn đề này, luận văn sử dụng các biến kinh tế vĩ mô sau đây trong nghiên cứu này bao gồm tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) như các nghiên cứu trước. Đồng thời bổ sung thêm biến đo lường khủng hoảng (CRISIS) và mức độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam (MARKETCAP) để đánh giá.
- Yếu tố 7: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm được tính bằng phần trăm thay đổi so với tổng sản phẩm quốc nội năm t so với năm t - 1. Nghiên cứu của Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015), Poghosyan & Cihak (2011) và
Ngược lại Hesse & Cihak (2007), Uhde & Heimeshoff (2009) và Vũ Ngọc Hoài Chân (2016) cho rằng tăng trưởng kinh tế làm gia tăng bất ổn của ngân hàng. Lý giải điều này là do tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển và đòi hỏi ngày cao hơn về dịch vụ ngân hàng và hoạt động ngân hàng sẽ trở nên phức tạp, khó quản lý hơn. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thường thông qua việc nới lỏng tiền tệ mà biện pháp thường được các nước, nhất là các nước đang phát triển sử dụng là tăng cung tiền thông qua kênh tín dụng ngân hàng. Các điều kiện cho vay nới lỏng hơn sẽ khiến chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Như vậy, các chính sách tăng trưởng kinh tế sẽ gây hiệu ứng ngược lên mức độ ổn định của các ngân hàng.
Trên cơ sở đó, tác giả đặt ra giả thiết: