Ưu điểm và hạn chế

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE ĐỂ ĐÁNH GIÁ BẤT ỞN TÀICHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598620-2485-012932.htm (Trang 39 - 40)

2.4.4.1. Ưu điểm

Chỉ số Z-score cho tới nay được xem là một tiêu chí đại diện tốt cho rủi ro tổng thể của ngân hàng, hay đo lường sự ổn định tài chính, vì khi chỉ số này giảm có nghĩa là tính dễ đổ vỡ của ngân hàng gia tăng.

Beck và cộng sự (2013) chỉ ra 02 ưu điểm của cách tiếp cận theo chỉ số Z- score: phương pháp này giúp cân bằng chỉ số lợi nhuận và nguồn vốn đối với những ngân hàng có thay đổi bất thường trong giai đoạn nghiên cứu, chẳng hạn như cổ phần hóa, sáp nhập làm tăng vốn điều lệ; giúp dữ liệu bảng trở nên cân bằng, tránh được những chênh lệch do khung thời gian tính toán của mỗi ngân hàng.

Theo Chiaramonte và cộng sự (2016), 76% khả năng thất bại của các ngân hàng có thể được dự đoán tốt bằng chỉ số Z-score. Chỉ số Z-score được sử dụng để tính toán hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thông qua vốn hóa, lợi nhuận và biến động tài sản của họ. Những sự biến động này là phù hợp để đánh giá khả năng ổn định tài chính của ngân hàng.

Nguyễn Lưu Tuyền (2018) cho rằng Z-score cho phép so sánh nguy cơ vỡ nợ trong nhiều nhóm tổ chức tài chính ngân hàng có quyền sở hữu hoặc mục tiêu hoạt động khác nhau.

Hơn nữa, một ưu điểm khác của chỉ số Z-score là nó ít đòi hỏi dữ liệu và dễ tính toán khi chỉ yêu cầu thông tin có sẵn trên báo cáo tài chính. Đây là lợi thế hàng đầu trong việc ưu tiên sử dụng chỉ số Z-score trong việc đánh giá ổn định tài chính hay rủi ro tổng thể của các hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển, nơi mà còn nhiều ngân hàng chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.

2.4.4.1. Hạn chế

Nguyễn Lưu Tuyền (2018) cho rằng ngoài ưu điểm của Z-score là nó cho phép so sánh nguy cơ vỡ nợ trong nhiều nhóm tổ chức tài chính ngân hàng có quyền sở hữu hoặc mục tiêu hoạt động khác nhau nhưng cũng có một vài hạn chế khi sử dụng để đo lường sự ổn định tài chính. Giới hạn quan trọng nhất là Z-score được dựa hoàn toàn vào dữ liệu kế toán. Vì vậy, nếu các NHTM cố tình thay đổi các dữ liệu trên báo cáo, Z-score có thể cung cấp một đánh giá quá tích cực về sự ổn định của các tổ chức tài chính.

Ngoài ra, Z-score xem xét mức độ ổn định ở từng NHTM một cách riêng biệt và có thể bỏ qua rủi ro một NHTM sụp đổ có thể gây thiệt hại cho các tổ chức tài chính khác trong hệ thống.

Mặc dù vậy, với những ưu điểm nổi trội, Z-score vẫn là chỉ số được cả giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE ĐỂ ĐÁNH GIÁ BẤT ỞN TÀICHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598620-2485-012932.htm (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w