Ôn định tài chính còn có thể được đo lường thông qua thước đo là sự phân bố tổn thất hệ thống. Phương pháp này kết hợp ba yếu tố chính gồm xác suất vỡ nợ của từng tổ chức tài chính, quy mô thua lỗ và tính chất truyền dẫn của rủi ro phá sản trong các tổ chức tài chính do có sự liên kết lẫn nhau (Nguyễn Lưu Tuyền, 2018).
Ngoài ra tỷ lệ vốn điều lệ đối với các tài sản có rủi ro và tỷ lệ các khoản nợ xấu đối với tổng nợ cũng được dùng để đo lường sự ổn định tài chính. Đây là một trong số những chỉ tiêu tài chính vững mạnh được đưa ra bởi IMF. Tuy nhiên, Cihak và Schaeck (2010) cho rằng, chỉ số nợ xấu là chỉ tiêu có một độ trễ nhất định về mặt thời gian.
Một yếu tố khác có thể sử dụng để đánh giá sự mất ổn định về tài chính là thông qua sự tăng trưởng tín dụng quá mức. Một khu vực tài chính phát triển tốt có thể sẽ tăng trưởng, nhưng sự tăng trưởng tín dụng quá nhanh là một trong những yếu tố phổ biến nhất liên quan đến khủng hoảng ngân hàng.
1 Doanh nghiệp cổ phần hóa, ngành sản xuất Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,99X5 X1: Vốn lưu động/Tổng tài sản X2: Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
X3: Lợi nhuận trước thuế và lãi 2
Doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành
Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 +
Demirguc-Kunt và Detragiache (2002) còn chỉ ra thêm một số dấu hiệu của bất ổn tài chính như tỷ lệ nợ xấu vượt 10% tổng tài sản trong giai đoạn đỉnh khủng hoảng, chi phí tài chính để giải cứu hoạt động các ngân hàng có thể vượt 2% GDP.
Một số chỉ số khác được sử dụng để đo lường sự ổn định tài chính như chỉ số biến động của thị trường, độ chênh lệch về lợi nhuận của cổ phiếu,...
Tuy nhiên, một chỉ số được cả giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới là chỉ số Z-score được đưa ra lần đầu tiên bởi Edward I. Altman từ những năm 1968 và sau đó được nhiều nhà nghiên cứu phát triển để đánh giá rủi ro trong nhiều ngành khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực NHTM.