Hiệu quả quản lý thuế

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHICỤC THUẾ KHU VỰC TUY AN - ĐÒNG XUÂN 10598523-2367-012019.htm (Trang 27 - 30)

7. Bố cục của đề tài

1.2 Hiệu quả quản lý thuế

1.2.1 Khái niệm hiệu quả quản lý thuế

Hiệu quả quản lý thuế là thực hiện các chức năng quản lý thuế mà đạt được các kết quả mong muốn hoặc mục tiêu đề ra với các mức chi phí quản lý tốt nhất. Để đánh giá hiệu quả quản lý thuế là việc đánh giá thông qua mối quan hệ giữa người nộp thuế (NNT) với Nhà nước, mối quan hệ này được thể chế hoá thành các luật thuế, các quy trình quản lý thuế, trong đó người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước khi phát sinh nghĩa vụ thuế. Đồng thời, Nhà nước sử dụng quyền lực của Nhà nước yêu cầu người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đối với Nhà nước. Để xây dựng một hệ thống thuế hiệu quả không chỉ được quyết định bới tính tối ưu của luật thuế mà còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý thuế. Với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, Nhà nước ta đang hướng tới sự quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý thuế với mục tiêu thu đúng, thu đủ, kịp thời và minh bạch tiền thuế trong thu ngân sách Nhà nước (Nguyễn Văn Vĩnh 2013).

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thuế

Thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam, Tổng cục thuế Việt Nam đã xây dựng và thông qua Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày 22/04/2013 về việc ban hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế nhằm giúp cơ quan thuế các cấp đánh giá được hiệu quả hoạt động của đơn vị. Hệ thống chỉ số được xây dựng theo hai lĩnh vực bao gồm nhóm chỉ số đánh giá cấp độ chiến lược và nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động. Nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động gồm 6 chỉ số dựa trên các chức năng, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan thuế, cụ thể như phản ánh tình hình hoạt động chung, hoạt động tuyên truyền hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế thuế, kê khai thuế và hoàn thuế,... Như vậy, các tiêu chí đánh giá được hiệu quả quản lý thuế hiện tại gồm:

1.2.2.1 Tỷ lệ thu toàn khu vực trên dự toán

Tỷ lệ thu toàn khu Tổng thu toàn toàn khu vực

vực trên dự toán pháp =

lệnh của tInh Dự toán pháp lệnh của tỉnh

(%)

Tiêu chí này phản ánh tổng thu của toàn khu vực đạt bao nhiêu phần trăm so với dự toán pháp lệnh giao trong năm của tỉnh, thể hiện hiệu quả của hoạt động thu ngân sách của toàn khu vực so với kế hoạch được giao (Trần Hữu Ý 2015).

1.2.2.2 Tỷ lệ nợ đọng tiền thuế

Tổng số thuế nợ cuối kỳ báo cáo

' _________________ __________________ (%) Tỷ lệ nợ đọng thuế =

Tổng số thuế phải thu trong kỳ báo cáo

Tiêu chí này phản ánh tổng số thuế nợ cuối kỳ báo cáo trên tổng số thuế phải thu trong kỳ báo cáo. Tỷ lệ này càng thấp càng phản ánh hiệu quả trong công tác quản lý thu nợ thuế, thực hiện thu kịp thời số thuế phát sinh vào ngân sách Nhà nước. Theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế, chỉ tiêu này cho phép các Cục thuế hoặc Chi cục thuế thu trong giới hạn là không quá 4% - 5%/ tổng thu ngân sách hàng năm của Cục thuế hoặc Chi cục thuế (Trần Hữu Ý 2015).

1.2.2.3 Tỷ lệ thất thu thuế

Tổng số thuế truy thu qua kiểm tra trong kỳ Tỷ lệ thất thu thuế = ---; ---; - -, báo cảo

--- (%) Tổng số thuế phải thu trong kỳ báo cáo

Tiêu chí này phản ánh số thuế truy thu qua kiểm tra, thanh tra trong kỳ báo cáo trên số thuế phải thu trong kỳ báo cáo. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số thuế thất thu càng nhỏ, hay nói cách khác quản lý thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế càng có hiệu quả cao và ngược lại (Nguyễn Văn Vĩnh 2013).

1.2.2.4 Tỷ lệ số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế

Số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm

tra thuế

Tổng số thuế đã truy thu qua kiểm tra thuế

Tổng số đợt kiểm tra thuế (%)

Tiêu chí này phản ánh số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế. Tiêu chí này phản ánh hiệu quả của công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế, số thuế truy thu được qua một đợt kiểm tra thuế hay thanh tra thuế càng cao thì hiệu quả công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế càng lớn (Trần Hữu Ý 2015).

1.2.2.5 Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng

Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng

Số doanh nghiệp khai thuế qua mạng

--- (%)Số doanh nghiệp đang hoạt động Tiêu chí này phản ánh hiệu quả công tác cải cách, hiện đại hoá ngành thuế. Tiêu chí này được tính bằng cách lấy tổng số doanh nghiệp khai thuế qua mạng chi cho số doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn (Trần Hữu Ý 2015).

1.2.2.6 Tỷ lệ doanh nghiệp đã tiến hành thanh tra, kiểm tra

Tổng doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra Tỷ lệ doanh nghiệp

đã tiến hành thanh tra, kiểm tra

(%) Tổng doanh nghiệp hiện tại

Tiêu chí này phản ánh hoạt động chấn chỉnh về việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế và được tính bằng số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra trên

tổng số doanh nghiệp đang quản lý để có cách thức tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra cho phù hợp, tránh tình trạng trốn thuế (Trần Hữu Ý 2015).

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHICỤC THUẾ KHU VỰC TUY AN - ĐÒNG XUÂN 10598523-2367-012019.htm (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w