Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNCẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨMNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598448-2289-011358.htm (Trang 27 - 29)

Thông thường, các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của DN sẽ được

thực hiện trong mối liên hệ với hiệu quả hoạt động. Các nghiên cứu này thường được chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất, nghiên cứu đòn bẩy tài chính như một biến phụ thuộc và họ sẽ tìm cách tìm ra các biến giải thích của nó, bao gồm cả hiệu

quả hoạt động của công ty. Nhóm thứ hai xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty, bao gồm đòn bẩy tài chính như một biến số giải thích. Trong phần viết này sẽ lần lượt đề cập đến các nghiên cứu thực nghiệp dựa trên hai quan điểm trên.

Theo nghiên cứu của Joshua Abor (2008) về so sánh cấu trúc vốn của ba nhóm công ty kể cả công ty đang niêm yết lẫn các công ty không niêm yết ở TTCK

Ghama trong giai đoạn 1998 - 2003, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ tương đối cao trên tổng số nợ trong nhóm các công ty lớn không niêm yết hơn so với các công ty vừa và nhỏ; không có sự khác biệt giữa cấu trúc vốn của công ty niêm yết và không niêm yết. Theo kết quả của phân tích hồi quy thì các yếu tố như tuổi thọ công ty, cơ cấu tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro công ty và quyền sở hữu cổ phần của quản lý có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty tại thị trường Ghama. Trong đó tác giả cũng đã tìm ra kết quả đối với các công ty niêm yết thì tỷ lệ nợ dài hạn có mối tương quan dương với quy mô công ty, cơ cấu tài sản và sự tăng trưởng nhưng lại có tương quan âm đến tuổi thọ của công ty, thanh khoản cổ tức, rủi ro kinh doanh, quyền sở hữu và thuế. Mặt khác thì tỷ lệ nợ

ngắn hạn có mối tương quan dương với tuổi thọ DN, quy mô công ty, thanh toán cổ tức và thuế nhưng lại có tương quan âm với lợi nhuận, cơ cấu tài sản và rủi ro kinh doanh.

Jan và Mateus (2008) đã nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ, sử dụng các thông số đo lường hiệu quả hoạt động của DN dựa trên quan điểm lý thuyết chi phí trung gian. Các tác giả đã kết luận rằng 6 nhân tố tác động là tài sản cố định hữu hình; quy mô DN; rủi ro kinh doanh; thuế thu nhập DN; tính thanh khoản; tốc độ tăng trưởng có tác động đến đòn bẩy tài chính cao và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ thuận chiều với tính hiệu quả hoạt động của DN; tốc độ tăng

trưởng; tính thanh khoản.

Trong quá trình nghiên cứ 135 công ty ở TTCK Bombay, Ản Độ giai đoạn từ 1990 - 2009, Joy Pathak (2010) đã cho ra kết quả sáu nhân tố như tài sản cố định hữu hình; quy mô DN; rủi ro kinh doanh; tính thanh khoản và lợi nhuân có ảnh hưởng đáng kể đến đòn bẩy tài chính, trong đó nhân tố tài sản cố định hữu hình; tốc độ tăng trưởng; quy mô DN có tác động dương đến đòn bẩy tài chỉnh và

các nhân tố như rủi ro kinh doanh; tính thanh khoản; lợi nhuận; thuế thu nhập DN có tác động âm đến đòn bẩy tài chính.

Theo Bambang Sudiyatno và cộng sự (2013), kết quả của nghiên cứu cấu trúc vốn của các ngân hàng trên TTCK Indonesia có 7 nhân tố tác động là tài sản cố định hữu hình; quy mô DN; rủi ro kinh doanh; thuế thu nhập DN; tính thanh khoản; tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNCẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨMNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598448-2289-011358.htm (Trang 27 - 29)