Phân tích kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNCẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨMNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598448-2289-011358.htm (Trang 58 - 63)

hình giải thích được 80.34% sự biến thiên của biến phụ thuộc LEV. Các biến SIZE,

LIQ, GROW và TANG có mức ý nghĩa thống kê.

4.4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúcvốn vốn

Bảng 4.3 cho thấy kết quả tương đối thống nhất với giả thuyết ban đầu, có biến LIQ và GROW cho kết quả ngược. Sau đây là những phân tích về kết quả các

nhân tố có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành thực phẩm trên TTCK Việt Nam.

4.4.2.1. SIZE

Hệ số bê ta là 0.0351 điều này chứng tỏ biến này có tương quan dương với cấu trúc vốn. Hay nói cách khác nếu SIZE tăng thêm 1 đơn vị thì LEV sẽ tăng 0.0351 đơn vị. Điều này đồng nghĩa với việc khi các DN càng mở rộng quy mô thì

việc các DN sử dụng nợ ngày càng nhiều tiền để đầu tư vào tài sản cố định hay mở

rộng phạm vi kinh doanh và vay nợ là hình thức phổ biến để DN có vốn làm ăn từ đó làm cho tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngày càng tăng lên. Kết quả này tương đồng với

các tác giả Joy Pathak (2010); Bambang Sudiyatno và cộng sự (2013); Jan và Mateus (2008); Nguyễn Thành Cường và Nguyễn Thị Cành (2012).

4.4.2.2. LIQ

Hệ số bê ta là 0.165 điều này chứng tỏ biến này có tương quan dương với cấu trúc vốn. Hay nói cách khác nếu LIQ tăng thêm 1 đơn vị thì LEV tăng 0.165 đơn vị. Điều này đồng nghĩa với việc khi các DN tăng tính thanh khoản của mình khi đó có thể DN sẽ tăng các tài sản ngắn hạn của mình lên cao hơn so với giá trị các khoản nợ ngắn hạn nhưng đồng thời làm cho các khoản nợ dài hạn tăng lên để đủ tài trợ cho các khoản tăng tài sản ngắn hạn và điều này làm cho hệ số đòn bẩy tăng lên theo. Nên luận giải cho kết quả ngày thì khi thanh khoản tăng cao thì các công ty ngành thực phẩm có thể có hệ số đòn bẩy cũng tăng theo. Kết quả của nghiên cứu này tương đồng kết quả với Joy Pathak (2010).

4.4.2.3. GROW

Hệ số bê ta là 0.1128 điều này chứng tỏ biến này có tương quan dương với LEV. Hay nói cách khác nếu tốc độ tăng trưởng của các DN tăng lên 1 đơn vị thì LEV tăng 0.1128 đơn vị. Khi các DN ngành thực phẩm ngày càng phát triển trong hoạt động kinh doanh thì lúc này các DN càng tham vọng mốn mở rộng quy mô, phạm vi sản suất hay hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh nên họ cần nhiều vốn hơn nữa chính vì thế họ sẽ tích cực vay nợ để có thể đạt được mục đích vì vậy

hệ số đòn bẩy của họ ngày càng cao. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với Jan và Mateus (2008); Nguyễn Thành Cường và Nguyễn Thị Cành (2012); Nguyễn Thành Cường (2008).

4.4.2.4. TANG

Hệ số bê ta là 0.0556 điều này có nghĩa là biến này tương quan dương với LEV. Hay nói cách khách nếu tài sản cố định hữu hình tăng 1 đơn vị thì LEV tăng 0.0556 đơn vị. Khi các DN thực phẩm muốn mở rộng quy mô thì cần phải gia tăng

tài sản cố định vì vậy họ sẽ có xu hướng muốn sử dụng nợ vay để được chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn vì vậy làm cho hệ số đòn bẩy tăng theo. Kết

quả nghiên cứu này tương đồng với Joy Pathak (2010); Jan và Mateus (2008); Nguyễn Thành Cường và Nguyễn Thị Cành (2012).

Cường và Nguyễn Thị Cành

LIQ Thuận chiều H2 không phù hợp

Joy Pathak (2010); Bambang Sudiyatno và cộng sự (2013); Nguyễn Thành Cường và Nguyễn Thị Cành (2012) ___________

TAX Không ảnh

hưởng H4 không phù hợp

Nguyễn Thành Cường và Nguyễn Thị Cành (2012)

TANG Thuận chiều H5 phù hợp

Joy Pathak (2010); Bambang Sudiyatno và cộng sự (2013); Nguyễn Thành Cường và Nguyễn Thị Cành (2012) ___________

UNI Không ảnh

hưởng Hó không phù hợp

Nguyễn Thành Cường và Nguyễn Thị Cành (2012)

thông

qua thống kê mô tả, xem xét sự tương quan giữa các biến, chạy mô hình hồi quy POOLED OLS; mô hình tác động cố định FEM; mô hình tác động ngẫu nhiên REM. Tác giả tiến hành so sánh sự phù hợp của ba mô hình và lựa chọn mô hình FEM làm mô hình cuối cùng, tuy nhiên kết quả cuối cùng phải trải qua việc khắc phục khuyết tật phương sai thay đổi và tự tương quan. Từ kết quả sau khi khắc phục khuyết tật tác giả thảo luận kết quả nghiên cứu, đối sánh với các nghiên cứu trước và kết luận giả thuyết thống kê.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Ket luận

Bài nghiên cứu đã kiểm định tác động các nhân tố vi mô đến cấu trúc vốn các

DN ngành thực phẩm trên TTCK Việt Nam trong giai đọan từ năm 2015 đến năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhân tố vi mô có tác động đến đòn bẩy tài chính phù hợp với các lý thuyết dự báo đưa ra như qui mô DN (SIZE), tính thanh khoản (LIQ), tốc độ tăng trưởng tài sản cố định hữu hình (TANG). Ngoài ra, thuế thu nhập DN (TAX), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) thì không có tác động đến đòn bẩy tài chính.

Qui mô DN (SIZE) có mối tương quan dương đến đòn bẩy tài chính cho thấy

các DN muốn có qui mô lớn sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn vì chi phí sử dụng nợ thường thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sỡ hữu. Đồng thời các DN có thể dử dụng

chính những tài sản cố định của mình để làm tài sản thế chấp cho ngân hàng để có thể mua sắm nhằm mục địch gia tăng quy mô hay hoạt động kinh doanh.

Hai biến tính thanh khỏan (LIQ), tài sản cố định hữu hình (TANG) có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính, cho thấy các DN có tính thanh khoản cao.

Các DN có tài sản hữu hình lớn thường dùng tài sản hữu hình để thế chấp trong việc vay nợ dài hạn, tuy nhiên ít sử dụng nợ ngắn hạn do tính chất phù hợp về thời

điểm giữa các món vay và tính chất của tài sản.

5.2. Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNCẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨMNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598448-2289-011358.htm (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w