Từ việc tổng hợp các khái niệm, lý thuyết cơ bản về cấu trúc vốn và khảo lược các công trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước tác giả tổng hợp được những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của DN ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam như sau:
Theo Joshua Abor (2008), Joy Pathak (2010) và Bambang Sudiyatno cùng các cộng sự (2013) thì quy mô DN có liên quan đến đòn bẩy tài chính vì các công ty có quy mô lớn thường được các nhà đầu tư tin tưởng về tình hình làm ăn và tình
trạng ít bị phá sản nên sẽ dễ dàng vay mượn nợ, chi phí sử dụng vốn nhỏ dó đó quy mô hoạt động có tương quan dương với đòn bẩy tài chính đây cũng là kết luận
của Trần Đình Khôi Nguyên, Ramachandra (2006) và Nguyễn Thành Cường; Nguyễn Thị Cành (2012). Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết Hi: Quy mô doanh nghiệp có tương quan dương đến đòn bẩy
tài chính của công ty thực phẩm trên TTCK Việt Nam.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì tài trợ ưu tiên như sau nguồn vốn nội bộ; phát hành chứng khoán nợ; phát hành cổ phần. Khi công ty có các khoản tiền mặt và tương đương tiền càng lớn thì xu hướng sử dụng ít nợ vì vậy tính thanh khoản có tương quan âm với đòn bẩy tài chính đây là kết quả nghiên cứu của Joshua Abor (2008); Joy Pathak (2010) và Bambang Sudiyatno cùng các cộng sự (2013); Trần Đình Khôi Nguyên, Ramachandra (2006) và Nguyễn Thành Cường; Nguyễn Thị Cành (2012). Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H2: Tính thanh khoản có tương quan âm đến đòn bẩy tài chính
của công ty thực phẩm trên TTCK Việt Nam.
Theo những nghiên cứu thực nghiệm của Joshua Abor (2008); Joy Pathak (2010) và Bambang Sudiyatno cùng các cộng sự (2013) và Trần Đình Khôi Nguyên, Ramachandra (2006) và Nguyễn Thành Cường; Nguyễn Thị Cành (2012)
cùng với lý thuyết chi phí đại diện thì tốc độ tăng trưởng có tương quan âm với đòn bẩy tài chính. Tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H3: Tốc độ tăng trưởng tương quan âm đến đòn bẩy tài chính
của công ty thực phẩm trên TTCK Việt Nam.
Thuế thu nhập DN có ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc vốn của DN theo lý thuyết MM có thuế. Trong lý thuyết này thì có DN có thuế suất cao hơn sẽ chịu thuế nhiều hơn và sẽ sử dụng nợ nhiều hơn để đạt lợi ích tối đa thừ lá chắn thuế vì vậy thuế thu nhập DN có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính theo Joshua Abor (2008); Joy Pathak (2010) và Bambang Sudiyatno cùng các cộng
sự (2013) và Trần Đình Khôi Nguyên, Ramachandra (2006) và Nguyễn Thành Cường; Nguyễn Thị Cành (2012). Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H4: Thuế thu nhập doanh nghiệp tương quan dương tác động đòn bẩy tài chính của công ty thực phẩm trên TTCK Việt Nam.
Tài sản cố định hữu hình có mối tương quan dương với đòn bẩy tài chính.
Theo lý thuyết về chi phí đại điện và các thông tin bất đối xứng cho rằng các công ty có tài sản hữu hình có thể dung nó để thế chấp trong việc vay nợ, cho nên các công ty có tài sản cố định hữu hình lớn thường có nhiều cơ hội để vay nợ hơn. Theo Titman và Wessels (1988), tài sản cố định hữu hình sẽ giúp các công ty tích lũy các khoản nợ, nếu như đầu tư bị thất bại, chủ nợ sẽ tính phí cung cấp bảo lãnh. Theo đó, các chủ nợ có xu hướng cảm thấy thoải mái với việc cung cấp các khoản vay, và các chi phí liên quan đến bất đối xứng thông tin sẽ có xu hướng giảm xuống, lý do là vì dựa trên tài sản thế chấp giảm thiểu các vấn đề xung đột lợi ích giữa các cổ đông và chủ nợ. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Joy Pathak (2010) cũng cho thấy mối tương quan dương giữa tài sản cố định hữu hình và đòn bẩy tài chính. Như vậy, cả lý thuyết và thực nghiệm đều cho kết quả tích cực trong
mối quan hệ giữa tài sản cố định hữu hình và đòn bẩy tài chính. Đó cũng là kết quả
nghiên cứu của Joshua Abor (2008); Joy Pathak (2010) và Bambang Sudiyatno cùng các cộng sự (2013) và Trần Đình Khôi Nguyên, Ramachandra (2006) và Nguyễn Thành Cường; Nguyễn Thị Cành (2012). Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H5: Tài sản cố định hữu hình tương quan dương đến đòn bẩy tài chính của công ty thực phẩm trên TTCK Việt Nam:
Các công ty có sản phẩm độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp vì thế công ty phá sản thì những hàng tồn kho của công ty rất khó cạnh tranh khi thanh lý vì đặc thù sản phẩm của mình. Vậy mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và đặc điểm sản phẩm là âm. Nghiên cứu thực nghiệm của Titman và Wessels (1988) cũng cho kết quả về mối tương quan âm giữa đòn bẩy và đặc điểm riêng của sản phẩm. Tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết He: Đặc điểm riêng của sản phẩm tương quan âm đến đòn bẩy tài chính của công ty thực phẩm trên TTCK Việt Nam