Biến độc lập

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNCẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨMNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598448-2289-011358.htm (Trang 37 - 44)

Quy mô doanh nghiệp (SIZE): Là một trong những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của DN. DN có quy mô lớn thường có sự đa dạng hóa các ngành nghề

hơn các DN có quy mô nhỏ hơn, vì thế dòng tiền mặt có sự ít biến động đồng thời cũng có khả năng vượt qua khủng hoảng tài chính tốt hơn. Mặt khác, các DN lớn có khả năng và đủ uy tín hơn để tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng

với lãi suất ưu đãi và hạn mức tín dụng cao hơn. DN lớn thường dễ dàng cắt giảm các khoản chi phí có liên quan đến việc phát hành nợ so với các DN khác và chi phí thấp trong việc phát hành nợ hay chủ sở hữu. Do đó các DN có quy mô lớn có khả năng sử dụng nợ trong cấu trúc vốn nhiều hơn các DN khác. Các nghiên cứu của Joshua Abor (2008); Joy Pathak (2010) và Bambang Sudiyatno cùng các cộng sự (2013); Trần Đình Khôi Nguyên, Ramachandra (2006) và Nguyễn Thành Cường; Nguyễn Thị Cành (2012) cũng cho rằng các DN lớn thường có xu hướng công bố các thông tin cho bên ngoài nhiều hơn nên khả năng tiếp cận thị trường cổ

phiếu sẽ thuận lợi hơn các DN nhỏ.

Tính thanh khoản (LIQUIDITY): Đây là yếu tố quyết định đến cấu trúc vốn của DN. Người cho vay thường xem xét tính thanh khỏan là một chỉ số thể hiện khả năng trả nợ của DN, cho nên DN có tỷ lệ thanh khỏan cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do DN có thể trả các khỏan nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Theo lý thuyết POT, nêu ra ý kiến đối ngược lại, các DN thanh khỏan cao tức có nhiều tài sản thanh khoản sẽ sử dụng những tài sản này với mục tiêu đầu tư cho các dự án của mình, vì thế, tính thanh khoản tỷ lệ nghịch với nợ vay. Theo nghiên cứu của Joshua Abor (2008); Joy Pathak (2010) và Bambang Sudiyatno cùng các cộng sự (2013), ở các nước phát triển cho thấy tính thanh khoản của các DN tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Mặt khác, các DN có tính thanh khoản cao tương ứng với tiền mặt tích lũy và các tài sản ngắn hạn khác nhiều, được xem là nguồn nội bộ bên trong DN và sẽ được sử dụng hỗ trợ cho họat động sản xuất kinh doanh của mình, vì vậy, sẽ ít vay nợ hơn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Cường; Nguyễn Thị Cành (2012), tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong cấu trúc tài sản của DN tại Việt Nam, vì thế tài sản ngắn hạn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc vốn của DN tại Việt Nam.

Tính thanh khỏan (LIQUIDITY) = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Tốc độ tăng trưởng (GROWTH): Tốc độ tăng trưởng là yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của DN. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì có mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng và đòn bẩy tài chính. Myers (1984) cho rằng các nhà quản lý thích sử dụng nguồn tài trợ bên trong hơn nguồn tài trợ bên ngòai. Lý thuyết đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ thường cao trong cấu trúc vốn của những DN đang phát triển và thấp hơn trong cấu trúc vốn của những DN đang trong tình trạng đình

trệ. Lý thuyết đánh đổi và lý thuyết về chi phí đại diện có quan điểm ngược lại cho

rằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng có mối tương quan âm. Theo lý thuyết về chi phí đại diện cho rằng các cổ đông thường cạnh tranh lợi ích với các chủ nợ. Tốc độ tăng trưởng cao, cho thấy DN có kết quả kinh doanh khả quan, đây

cho rằng tốc độ tăng trưởng có thể được xem như tài sản vô hình, không thể là tài sản thế chấp cho các khỏan nợ, đây là lý do việc sử dụng các khỏan nợ sẽ bị giới hạn, điều này cho rằng các công ty có tăng trưởng sẽ ít vay nợ. Nghiên cứu của Joshua Abor (2008); Joy Pathak (2010) và Bambang Sudiyatno cùng các cộng sự (2013) cùng quan điểm với lý thuyết đánh đổi và lý thuyết chi phí đại diện rằng có

mối tưong quan âm giữa đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng.

Tốc độ tăng trưởng (GROWTH) = Doanh thu năm Sau-Doanh thu năm trước

Doanh thu năm trước

Thuế thu nhập DN (TAX): Tác động của thuế thu nhập DN đến cấu trúc vốn có ý nghĩa quan trọng trong các nghiên cứu của cấu trúc vốn. Theo lý thuyết MM thuế có ảnh hưởng rất quan trọng đến cấu trúc vốn của DN. Lý thuyết cho rằng các DN với thuế suất cao hơn sẽ sử dụng nhiều nợ để đạt lợi ích từ tấm chắn thuế. Vì thế, đòn bẩy tài chính có quan hệ cùng chiều với nhân tố thuế thu nhập DN. Nghiên cứu của Joshua Abor (2008) cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa thuế thu nhập DN và đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết TOT, các DN có mức thuế suất cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để giảm trừ thuế từ lãi vay. Thuế thu nhập DN được đo lường bằng chi phí thuế thu nhập DN trên thu nhập trước thuế theo Huang

và Song (2006).

Ấ ,. . ʌ . . . .ʌ A -AZ. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) = ---. ," . .. ʃ ---

Lợi nhuận trước thuế

Tài sản cố định hữu hình (TANGIBLE ASSETS): Tài sản cố định hữu hình có vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc vốn của DN. Theo lý thuyết

chi phí đại diện và các thông tin bất đối xứng cho rằng các công ty có tài sản hữu hình có thể dùng nó để thế chấp trong việc vay nợ, vì vậy các DN có tài sản cố định hữu hình lớn thường có nhiều cơ hội vay nợ hơn.Theo nghiên cứu của Joshua

Abor (2008), tài sản cố định hữu hình sẽ giúp các công ty tích lũy các khỏan nợ, nếu đầu tư không thành công, chủ nợ sẽ tính phí cung cấp bảo lãnh. Các chủ nợ cảm thấy tích cực trong việc cung cấp các khỏan và những chi phí liên quan bất

Tên biến

hiệu Đo lường quan với biến phụKỳ vọng tương thuộc

1. Biến phụ

thuộcĐòn bẩy tài chính LEV Nợ dài hạn / Vốn chủ sở

hữu

2. Biến độc lập

Qui mô DN SIZE Log(Tong tài sản) +

Tính thanh khỏan LIQ Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

- Tốc độ tăng

trưởng

GRO

W (DT năm sau-DT nămtrước)/ DT năm trước - Thuế thu nhập

DN TAX trong kỳ/ Lợi nhuận trướcThuế TNDN phải nộp thuế

+

Tài sản cố định hữu hình

TANG Tài sản cố định / Tong tài sản + Đặc điểm riêng của sản phẩm UNI Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần -

đối xứng thông sẽ giảm xuống, vì tài sản thế chấp giảm thiểu các vấn đề mâu thuẫn

giữa các cổ đông và chủ nợ. Theo nghiên cứu của Joy Pahak (2010) cũng có mối tương quan tích cực giữa tài sản cố định hữu hình và đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết POT, do chênh lệch thông tin nên tài sản cố định hữu hình được sử dụng để thế chấp đi vay, vì thế các DN có nhiều tài sản cố định hữu hình có nhiều điều kiện

đi vay hơn. Lý thuyết ATC, cho rằng chi phí đại diện của nợ vay tồn tại so có sự chuyển dịch rủi ro, tài sản từ chủ nợ sang cổ đông, nên tài sản cố định hữu hình là vật đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho người đi vay theo Joy Pathak (2010) và Bambang

Sudiyatno cùng các cộng sự (2013). Như vậy, các nghiên cứu và lý thuyết đều cho thấy mối tương quan dương giữa đòn bẩy tài chính và tài sản cố định hữu hình.

T'∙ _2_. Ấ J. . , _ ., , 1ΩΩΓTCX ɪɑi sản cố định hữu hình

Tài sản co định hữu hình (TANGIBLE ASSETS) =---^ T“ , ---

• Tong tài sản

Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNIQUENESS): Những DN có sản phẩm

riêng, độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp vì khi DN bị phá sản thì những hàng tồn kho của DN khó cạnh tranh trên thị trường vì tính đặc trưng của mỗi sản phẩm. Đòn bẩy tài chính và đặc điểm của sản phẩm có mối quan hệ tích cực. Theo

kết quả nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) cũng cho kết quả như trên giữa đòn bẩy tài chính và đặc điểm riêng của sản phẩm.

Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNIQUENESS) = Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần

Dựa trên việc đề xuất các giả thuyết nghiên cứu ở chương 2 và phương pháp đo lường các biến về tương quan âm / dương đối với biến phụ thuộc thì tác giả tóm

tắt giả thuyết và mối tương quan trong bảng dưới đây:

nhân

tố tác động đến cấu trúc vốn của các DN thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2015-2019. Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình được

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Tổng hợp cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu.

Bước 2: Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, xác định mô hình phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Bước 3: Xác định mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu nghiên cứu và xử lý dữ liệu.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp hồi quy dữ liệu, tiến hành hồi quy và xác định kết quả nghiên cứu.

Bước 5: Thực hiện kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Bước 6: Kiểm định các khuyết tật của mô hình, nếu mô hình bị khuyết tật, tiến hành lại bước 4 lựa chọn lại phương pháp hồi quy và xác định lại kết quả nghiên cứu.

Bước 7: Căn cứ kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận và các gợi ý, khuyến nghị về vấn đề nghiên cứu.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng, hồi quy bằng phần mềm

Stata 14 để kiểm định các giả thuyết trên. Theo đó mô hình hồi quy với biến phụ thuộc và 6 biến độc lập. Tiếp theo, để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance Inflation Factor).

Sau đó sử dụng dữ liệu bảng kết hợp các quan sát nhiều đối tượng trong một giai đoạn thời gian nhất định, theo phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất

có 3 dạng mô hình dành riêng cho dữ liệu bảng là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (Fix effect model - FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random effect model - REM). Để lựa chọn phương pháp hồi quy nào nào phù hợp nhất trong ba phương pháp nêu trên là kiểm định F-test và

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNCẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨMNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598448-2289-011358.htm (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w