Năm 2008, (Hùng, 2008) đã nghiên cứu đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”. Nghiên cứ đã tập trung vào những thực tiễn và lý luận đánh giá khả năng sinh lời NHTM và áp dụng vào đánh giá cho 32 NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn tiền hội nhập WTO từ năm 2001 đến 2005. Phương pháp phân tích định lượng của nghiên cứu bao gồm phân tích hiệu quả biên (phân tích biến ngẫu nhiên SFA, phân tích dữ liệu DEA và phân tích mô hình kinh tế lượng Tobit) để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của NHTM. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các biến như tỷ lệ chi phí trên doanh thu (TCTR), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA), tỷ lệ tiền gửi - cho vay (DLR) ...và các biến vĩ mô đều tác động đến KNSL của các NHTM tại Việt Nam.
Năm 2013, (Trung & Sang, 2013) đã nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Tobit với dữ liệu là 39 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2012 để xác định các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM thông qua ROA và ROE. Từ kết quả phân tích cho thấy các biến như: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng
dư nợ (NPL), tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (ETA), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA), tỷ lệ tiền gửi so với cho vay (DLR), tỷ lệ chi phí trên doanh thu (TCTR)
đều tác động đến khả năng tạo ra lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam.
Năm 2014, (Thủy & Chuyên, 2014) đã nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hiệu hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit và thông qua hiệu
quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và hiệu quả quy mô (SE) để xác định
các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, các biến như:vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), tổng chi phí trên doanh thu (TCTR), thu lãi trên thu nhập hoạt động (TRAD), tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NPL), ...và biến vĩ mô là tỷ lệ lạm phát (LP) có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam.
(OPEXTA), GDP, CPI ...
(Gul, Irshad, & Zaman, 2011)
Quy mô (SIZE), khoản vay (LOAN), vốn chủ sở hữu (CAPITAL), tiền gửi (DEPOSITS), tăng trưởng kinh tế
Pooled Ordinary Least Square (POLS) - Bình
chủ sở hữu trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro cho vay trên tổng vốn vay...
tuyến tính
(Rudhani, Ahmeti, & Rudhani, 2016)
Quy mô ngân hàng, khoản vay, tính thanh khoản rủi ro, mức độ an toàn vốn
Phương pháp hồi quy tuyến tính
(Hùng, 2008) Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (TCTR), tỷ lệ tiền gửi - cho vay (DLR), tỷ lệ cho
vay trên tổng tài sản (LOANTA)...
Phân tích biến ngẫu nhiên SFA và phân tích dữ liệu DEA, phân tích mô hình kinh tế lượng Tobit
(Trung & Sang, 2013)
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NPL), tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (ETA), tỷ lệ chi phí trên doanh thu (TCTR), tỷ lệ tiền gửi so với cho vay (DLR), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA)...
Phương pháp hồi quy tuyến tính
(Thủy & Chuyên, 2014)
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NPL), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
(ETA), tổng chi phí trên doanh thu (TCTR), thu lãi trên thu nhập hoạt động (TRAD), tỷ lệ lạm phát (LP)..
Thông qua hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và hiệu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày những lý luận chung về hiệu quả hoạt động của các NHTM, cũng như đưa ra lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời nhằm làm căn cứ để xác định, đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Qua cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu khoa học trước đây trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM, đề tài đã lựa chọn ROA làm biến phụ thuộc cho mô hình. Còn về các nhân tố tác động đến khả năng tạo ra lợi nhuận của NH, tác giả dùng các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài làm biến độc lập nhằm tạo tính khách quan, tránh bỏ sót các nhân tố, và có sức ảnh hưởng toàn diện đến mô hình nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU