Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆTNAM 10598414-2229-010642.htm (Trang 32 - 41)

Sử dụng phương pháp định lượng với mô hình hồi quy được đề xuất cho nghiên cứu dựa trên mô hình của (Gujarati, 2004). Mô hình có dạng như sau:

Yi,t= α0 + α1EAi,t + α2LOANTAi,t + α3LLPTAi, t + α4DEPOSITSi,t + α5IFLt + α6CIRi,t + α7SIZEi,t + α8GDPt + α9FUNDRISKi,t + α10OPEXTAt + α11FLi,t + εi,t

(i = 1,2,...,n ; t = 1,2,...,n)

SIZE - Quy mô ngân hàng: được đo bằng logarit của tổng tài sản (log Tổng Tài sản). Quy mô ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận càng tăng nhưng chỉ đến một mức

độ nhất định. Mặt khác, đối với các ngân hàng có quy mô lớn, ảnh hưởng của quy mô

có thể là tiêu cực do sự kiểm soát không chặt chẽ và những lý do khác. Nếu vượt qua một ngưỡng kích thước nhất định, những bất ổn về quy mô có thể phát sinh, làm cho quy mô trở thành một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực lợi nhuận của các NHTM. Do đó, mối quan hệ quy mô với khả năng sinh lời có thể được dự kiến sẽ là phi tuyến tính ( Athanasoglou et al, 2008). Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời của NHTM (Staikouras

& Wood, 2004); (Dietrich & Wanzenried, 2011).

Giả thuyết 1: Quy mô ngân hàng được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

EA - Tỷ lệ tài sản sinh lời: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản dùng để đánh giá mức độ an toàn của vốn. EA càng cao thì lợi nhuận càng cao, cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản càng cao thtì càng giảm rủi ro về chi phí nợ vay và chi phí tài chính ( Athanasoglou et al, 2008). Theo (Berger & Emilia, 2002) dựa vào lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận, các ngân hàng có khả năng sinh lời cao hơn sẽ có xu hướng lựa chọn tỷ lệ vốn thấp hơn, trong điều kiện

những yếu tố khác là như nhau, bởi vì hiệu quả cao hơn sẽ mang lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn cho một cấu trúc vốn nhất định và lợi nhuận kỳ vọng cao này ở một

mức độ nào đó thay thế vai trò của vốn chủ sở hữu trong việc giảm thiểu bớt những rủi ro của các NH trong tương lai. Do vậy, hệ số EA cao cho thấy ngân hàng đang hoạt động khá thận trọng, đã bỏ qua những cơ hội kinh doanh, đầu tư đầy tiềm năng. Nên trong mô hình nghiên cứu, tỷ lệ tài sản sinh lời được kỳ vọng ảnh hưởng cùng/ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

Giả thuyết 2: Tỷ lệ tài sản sinh lời được kỳ vọng ảnh hưởng cùng/ ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

CIR - Hiệu quả chi phí hoạt động: Tỷ lệ CIR chỉ ra sự tăng hay giảm của chi phí thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Theo ( Athanasoglou et al, 2008) cho thấy chi phí hoạt động xuất hiện là một yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận. Cụ thể là chi phí càng cao sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại. Hiệu quả chi phí hoạt động được kỳ vọng ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các nghiên cứu của ( Kosmidou & Pasiouras, 2007) đã tìm ra CIR ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng. Do đó, quản lý chi phí hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.

Giả thuyết 3: Hiệu quả chi phí hoạt động được kỳ vọng ảnh hưởng ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

DEPOSITS - Tỷ lệ tiền gửi khách hàng: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản được dùng để phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài trợ đến hiệu quả hoạt động

của các NHTM. Cấu trúc tài trợ tập trung chủ yếu ở khoản mục tiền gửi khách hàng sẽ là nguồn vốn ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác. Các NHTM có nguồn

vốn lớn từ việc huy động tiền gửi sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh với chi phí thấp, tạo ra các khoản vay nhiều hơn làm lợi nhuận sẽ tăng lên. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng được

kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Do vậy, tăng tỷ lệ DEPOSITS sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Gul, Irshad, & Zaman, 2011).

Giả thuyết 4: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều với khả

OPEXTA - Chất lượng hoạt động: Khi một ngân hàng có chi phí hoạt động cao hơn tài sản, lợi nhuận của một ngân hàng sẽ sụt giảm. Mặt khác, khi chi phí hoạt động được định hướng cho việc thu hồi các khoản cho vay và quản lý tài sản, có thể có khả năng chất lượng hoạt động càng cao thì lợi nhuận của một ngân hàng càng cao

(Samad, 2015). Do đó chất lượng hoạt động được kỳ vọng cùng chiều hoặc ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM.

Giả thuyết 5: Chất lượng hoạt động được kỳ vọng ảnh hưởng cùng/ ngược chiều với

khả năng sinh lời của ngân hàng.

LLPTA - Dự phòng rủi ro cho vay: tính bằng Dự phòng rủi ro cho vay/ tổng

tài sản. Tỷ lệ LLPTA càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng thấp. Khi có nhiều khoản dự phòng được tạo ra cho các khoản lỗ cho vay, nó sẽ làm giảm lợi nhuận

của ngân hàng. Do đó, dự phòng rủi ro cho vay được kỳ vọng âm (Samad, 2015).

Giả thuyết 6: Dự phòng rủi ro cho vay được kỳ vọng ảnh hưởng ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

FL - Đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong công việc điều hành chính sách tài chính. Với những ngân

hàng tăng trưởng nhanh hơn, có thể cho phép một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn do sự tăng trưởng của NHTM Việt Nam chủ yếu dựa trên sự tăng trưởng từ nợ. Có thể thấy trong khoản mục nợ phải trả thì tiền gửi khách hàng chiểm tỷ trọng cao nhất và đây sẽ là nguồn vốn ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác. Do đó, các ngân

hàng muốn tăng trưởng nhanh, cần đẩy mạnh việc huy động vốn từ nền kinh tế. (Akhtar, Javed, Maryam, & Sadia, 2012). Do đó đòn bẩy tài chính được kỳ vọng là dấu dương.

Giả thuyết 7: Đòn bẩy tài chính được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

LOANTA - Tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản: khi tỷ lệ LOANTA tăng, khả năng sinh lời của ngân hàng tăng lên. Mặt khác, rủi ro thanh khoản của ngân

hàng tăng lên khi tỷ lệ LOANTA tăng. Do đó, tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản được kỳ vọng dương (Samad, 2015).

Giả thuyết 8: Tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

FUNRISK - Rủi ro tài trợ của các NHTM: được tính bằng tỷ lệ tiền gửi trên

tài sản cộng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản chia cho độ lệch chuẩn của tỷ lệ tiền

gửi so với tài sản. Theo (Kohler, 2015), các ngân hàng tài trợ cho các hoạt động của họ bằng tiền gửi của khách hàng. Có thể thấy đây là nguồn vốn ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác. Các NHTM có nguồn vốn lớn từ việc huy động tiền gửi sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh với chi phí thấp, tạo ra các khoản vay nhiều hơn làm lợi nhuận sẽ tăng lên. Theo (Adusei, 2015) chấp nhận rủi ro tài trợ để đo lường số lượng sai lệch tiền gửi của khách hàng do ngân hàng huy động sẽ phải giảm từ mức trung bình để xóa sạch vốn chủ sở hữu hoặc để kêu gọi vốn chủ sở hữu tái tổ hợp để đo lường rủi ro tài trợ. Rủi ro tài trợ càng cao, nguồn tài trợ của ngân hàng càng ổn định. Rủi ro tài trợ có tác động mạnh mẽ đối với sự ổn định của ngân hàng và tập trung vào độ tin cậy của tiền gửi của khách hàng được ghi nhận trong tài liệu còn tồn

tại như là nguồn tài trợ chính của các ngân hàng. Do đó, dự kiến rủi ro tài trợ sẽ tác động tích cực đến sự ổn định của ngân hàng.

Giả thuyết 9: Rủi ro tài trợ được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

Biến kiểm soát

GDP-Tốc độ tăng trưởng kinh tế: (Obamuyi, 2013) cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng tích cực đến các quá trình hoạt động của ngành tài chính.

Nghiên cứu của (Dietrich & Wanzenried, 2011) cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng nhu cầu tín dụng chính vì thế sẽ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Theo

(Samad, 2015) tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đòi hỏi nhiều khoản vay được tài trợ hơn. Khi có thêm nhiều khoản vay được ngân hàng tài trợ, khả năng sinh lời của ngân hàng sẽ tăng lên. Do đó, tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của ngân hàng được kỳ vọng sẽ cho thấy mối quan hệ tích cực.

Giả thuyết 10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

IFL- Lạm phát: Nghiên cứu gần đây của (Syafri, 2012) xác nhận mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ lạm phát dự đoán và lợi nhuận của ngân hàng. Nếu ngân hàng dự kiến được đầy đủ lạm phát hàng năm khi đó ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay sao cho phù hợp từ đó làm tăng lợi nhuận của NH. Các nghiên cứu của các tác giả (Bourke, 1989), (Molyneux & Thornton, 1992) đưa ra kết luận tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất và lợi nhuận của ngân hàng trong dài hạn. Các nghiên cứu này cho kết quả: lạm phát cao sẽ làm lãi suất cho vay cao và do đó lợi nhuận ngân hàng cao. Tuy nhiên nếu lạm phát không dự đoán được một cách chính xác và ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất không kịp thời sẽ làm cho tốc độ chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận dẫn đến khả năng sinh lời của ngân hàng giảm sút. Theo (Samad, 2015), lạm phát ảnh hưởng đến hầu hết các biến số kinh

tế, đặc biệt là lãi suất. Tỷ lệ lạm phát càng cao thì lãi suất càng cao. Lãi suất cao hơn làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Do đó, lợi nhuận của ngân hàng và lạm phát có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau.

Giả thuyết 11: Lạm phát được kỳ vọng ảnh hưởng cùng/ ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

lời (Berger &

DEPOSITS Tỷ lệ tiền gửi khách hàng + Tỷ lệ tiền gửi khách hàng/tổng

tài sản (Gul, Irshad, &Zaman, 2011)

CIR Hiệu quả chi phí hoạt động - Tổng chi phí hoạt động/ Tổng số thu nhập hoạt động ( Kosmidou & Pasiouras, 2007)

SIZE Quy môngân

hàng + Log(Tổng tài sản) ( Athanasoglou et al, 2008) (Staikouras & Wood, 2004) (Dietrich & Wanzenried, 2011) GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế + Dữ liệu lấy từ Cục Thống Kê Việt Nam (Dietrich & Wanzenried, 2011) (Samad, 2015) IFL Lạm phát +/- Dữ liệu lấy từ Cục (Syafri, 2012), (Bourke,

(Samad, 2015)

FUNRISK Rủi ro tàitrợ +

((Tỷ lệ tiền gửi / tài sản) + (tỷ lệ vốn chủ sở hữu /tài sản) /(độ lệch chuẩn tỷ lệ tiền gửi/ tài sản) (Kohler, 2015), (Adusei, 2015) OPEXTA Chất lượng hoạt động +/- Chi phí hoạt động / tổng tài sản (Samad, 2015) FL Đòn bẩy tài chính + Tổng nợ phải trả /vốn chủ sở hữu (Akhtar, Javed, Maryam, & Sadia, 2012)

tài sản tài sản LLPTA Dự phòng rủi ro cho vay - Dự phòng rủi ro cho vay/ tổng tài sản (Samad, 2015) Biến phụ thuộc ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (Olweny & Shipho, 2011) ( Athanasoglou et al, 2008) (Sufian, 2011)

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm dữ liệu từ BCTC của các NHTM,

dữ liệu kinh tế vĩ mô cho giai đoạn 2010 -2020. Dữ liệu GDP, lạm phát hàng năm được thu thập từ Tổng cục thống kê. Giai đoạn nghiên cứu được chọn dựa trên thực tế đây là giai đoạn có nhiều biến động của các ngân hàng như các thương vụ mua bán

sáp nhập do tác động của khủng hoảng kinh tế mang lại dẫn đến có sự thay đổi lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Nghiên cứu thực hiện với loại hình NHTM, tuy nhiên một số ngân hàng không

công bố BCTC kiểm toán hoặc thuyết minh BCTC đính kèm nên kết quả nghiên cứu là dữ liệu bảng với 335 quan sát. Dữ liệu bảng phù hợp cho nghiên cứu vì bằng cách

kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho chúng ta dữ liệu chứa

nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biên thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.

Tương tự như nghiên cứu của (Liu & Pariyaprasert, 2014), dựa trên mô hình xây dựng này, tác giả sử dụng phương pháp OLS để hồi quy mô hình theo 3 hướng tiếp cận Pooled OLS, FEM, REM; sau đó nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman và Likelihood ratio để lựa chọn hướng tiếp cận phù hợp nhất để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆTNAM 10598414-2229-010642.htm (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w