trong mô hình và số quan sát là 335. Biến ROA đại diện đo lường cho thông số lợi nhuận trên tổng tài sản có giá trị dao động từ giá trị nhỏ nhất là -0.0551 đến giá trị lớn nhất là 0.1283, với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.0086 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.013. Đối với chỉ số ROA, một ngân hàng lành mạnh thông thường có khả năng tạo ROA trong ngưỡng 1% - 2%. Với giá trị trung bình 0.08%, cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của nhóm ngân hàng nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2020 chưa đạt hiệu quả cao và cần chú ý đến những hoạt động sinh lời quá cao vì sẽ đi kèm với những rủi ro cao.
Trong thời kỳ với những biến động bất ổn của nền kinh tế từ sau suy thoái nền
kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công thì hầu hết các ngân hàng sẽ luôn chú trọng
việc duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở mức an toàn, để có thể đối phó với những biến động khó có thể lường trước được của nền kinh tế và tránh được những biến động tiêu cực gây ra nhiều bất lợi cho ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tài sản sinh lời (EA) đạt giá trị lớn nhất là 0.4624 và thấp nhất là 0.0267. EA trong nghiên
cứu có giá trị trung bình là 0.0936 (9.36%). EA khá thấp cho ta thấy rằng lợi nhuận của các NHTM trong giai đoạn này không cao, dẫn đến việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản giảm .
Biến quy mô ngân hàng (SIZE) được đo lường bằng logarit tự nhiên tổng tài sản có giá trị dao động từ giá trị nhỏ nhất là 6.8723 đến giá trị lớn nhất là 9.1809, với
giá trị trung bình cỡ mẫu là 8.0290 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.5177. Giá trị độ
lệch chuẩn không lớn và nhỏ hơn giá trị trung bình. Biên độ dao động dữ liệu ổn định
qua các năm. Qua đó, có thể thấy ngân hàng có quy mô lớn tương ứng với lợi nhuận tương đối cao tuy nhiên cũng có những mức độ rủi ro nhất định.
Hiệu quả chi phí hoạt động (CIR) của ngân hàng có giá trị trung bình -1.9963 ứng với độ lệch chuẩn 0.6285. Nhìn chung các NHTM có chi phí hoạt động khá cao khi giá trị tối thiểu đạt -6.3615 trong khi giá trị tối đa là -0.0116. Điều này chứng tỏ khi tốc độ tăng trưởng của chi phí càng tăng lại càng đe dọa đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và ngân hàng có hiệu suất lợi nhuận ngày càng giảm. Trong giai đoạn này, có thể thấy chất lượng công tác quản lý chi phí của các NHTM không mấy khả quan. Với việc các ngân hàng phải bỏ ra quá nhiều chi phí để mở rộng và duy trì hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch trong khi nền kinh tế nước ta không mấy ổn định đã làm cho CIR gia tăng đáng kể qua các năm.
Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEPOSITS) có giá trị trung bình chiếm 64.38%. Trong khi đó giá trị thấp nhất là 25.08% còn giá trị cao nhất là 109.31%.Với giá trị trung bình của tỷ lệ tiền gửi ngân hàng cho thấy ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả cao. Từ đó nhận thấy tỷ lệ tiền gửi ảnh hưởng đến cấu trúc tài trợ của ngân hàng.
Tỷ lệ này khá cao đồng nghĩa với việc các ngân hàng có uy tín và làm việc có hiệu quả nên lượng tiền gửi tương đối cao.
ROA SIZE EA DEPOSIT S CIR GD P ROA 1 ^ SIZE 0.015 3 1 EA 0.351 4 - 0.6569 1 DEPOSIT S - 0.101 0.390 8 - 0.3242 1
Biến GDP đại diện và đo lường cho thông số tăng trưởng kinh tế có giá trị dao
động từ giá trị nhỏ nhất là 0.0291 đến giá trị lớn nhất là 0.0708, với giá trị trung bình
là 0.0606, tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.0112. Độ lệch chuẩn không lớn hơn so với giá trị trung bình. Biên độ dao động ổn định qua các năm.
Tỷ lệ lạm phát (IFL) đại diện và đo lường cho thông số tỷ lệ lạm phát, giá trị trung bình các năm đạt 0.057 (5.7%), tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.0486, trong đó chỉ số này đạt giá trị cao nhất là 0.1813 và thấp nhất là 0.006. Điều này cho thấy quyết tâm ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát của chính phủ kể từ sau ảnh hưởng
cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008.
Biến dự phòng rủi ro cho vay (LLPTA) có giá trị trung bình là 0.0063. Giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị cao nhất đạt 4.12%. Cho thấy các ngân hàng có mức độ rủi ro thấp. Từ đó ta có thể nhận thấy được mức độ hiệu quả của ngân hàng đạt được lợi nhuận cao. Cho thấy mức độ đảm bảo rủi ro tín dụng cao, ít có nguy cơ nợ xấu, đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng.
Biến chất lượng hoạt động (OPEXTA) được xác định bằng chi phí hoạt động so với tổng tài sản có giá trị trung bình tương đối thấp là - 0.017 ( -1.7%), với độ lệch
chuẩn là 0.009 cho thấy cũng có ngân hàng bỏ tiền vào rất nhiều trong công tác quản lý, điều hành. OPEXTA dao động từ giá trị nhỏ nhất là -0.1391 đến giá trị lớn nhất là -0.0037. Biên độ dao động dữ liệu ổn định qua các năm.
Đòn bẩy tài chính (FL) dao động khá lớn từ giá trị thấp nhất là 1.1624 đến giá trị lớn nhất là 36.4614, đạt giá trị trung bình tại 11.6926 tương ứng với độ lệch chuẩn
là 4.9828. Điều này cho thấy, trọng tâm của FL là tỷ số nợ, chủ yếu là tiền gửi huy động từ các tổ chức và cá nhân. Các ngân hàng thương mại vận dụng khá nhiều lợi thế từ đòn bẩy tài chính vào hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản (LOANTA) dao động từ giá trị thấp nhất là 16.97% và giá trị nhỏ nhất là 90.97%. Với giá trị trung bình là 55.78% tương ứng với độ lệch chuẩn đạt 12.79%. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể ngày càng cao và ngược lại.
Biến rủi ro tài trợ (FUNDRISK) đo lường cho rủi ro tài trợ của các ngân hàng thương mại .Các ngân hàng tài trợ cho các hoạt động của họ bằng tiền gửi của khách hàng. Có thể thấy đây là nguồn vốn ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác. Trong nghiên cứu FUNDRISK có giá trị dao động từ giá trị nhỏ nhất là 2.4024 đến giá trị lớn nhất là 27.3111, đạt giá trị trung bình là 12.7224 với độ lệch chuẩn là 4.9354. Giá trị độ lệch chuẩn không lớn và nhỏ hơn giá trị trung bình. Biên độ dao động dữ liệu ổn định qua các năm.