Các kiểm định ROA
Giá trị p-value Kết luận
Phương sai sai số thay đổi Chi2(32) = 5221.23 0.000 ^Co
Tự tương quan F = 50.777 0.000 ^Co
Đa cộng tuyến Mean VIF = 3.1 Không
Hệ số Beta Std. Err. z P>z
SIZE -0.0006 0.0008 -
0.71
0.47 5
Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm Stata
Tất cả các biến độc lập đều có VIF nhỏ hơn 10. Do đó mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4.6: Các kết quả các kiểm định trong mô hình FEM
(Ghi chú: Có, Không lần lượt biêu thị cho có khuyết tật và không có khuyết tật) Kết quả tại bảng 4.6, tóm tắt các kiêm định đối với mô hình FEM. Kiêm định hiện tượng PSSSTĐ, kết quả kiêm định cho thấy có p-value <0.05 nên kết luận mô hình FEM có khuyết tật PSSSTĐ. Kiêm định hiện tượng tự tương quan của mô hình, kết quả kiêm định F có p-value <0.05 do đó kết luận mô hình này cũng xuất hiện khuyết tật tự tương quan.
Kết quả tại bảng 4.6 cũng cho thấy, mô hình nghiên cứu không có khuyết tật đa cộng tuyến. Tuy nhiên, mô hình xảy ra khuyết tật tự tương quan và khuyết tật PSSSTĐ, điều này sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng không hiệu quả và các kiêm định không còn đáng tin cậy. Do vậy, tác giả dùng phương pháp ước lượng bình phương tối thiêu tổng quát (GLS) đê khắc phục khuyết tật nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (Wooldridge, 2002).
6 GDP 0.0073 0.014 7 0.5 9 0.61 IFL -0.0066 0.004 9 -1.35 7 0.17 OPEXTA -0.8436 0.044 2 -19.09*** 0 FL 0.0002 0.000 1 2.52** 2 0.01 LOANTA 0.0015 0.002 8 0.55 0.58 3 LLPTA -0.6582 0.052 5 -12.54*** 0 FUNDRIS K 0.0000 0.000 0 0.1 0.92 1 _cons -0.0292 0.006 3 -4.64 0
Bảng 4.7 là kết quả hồi quy mô hình giải thích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam đo lường thông qua chỉ tiêu ROA theo phương pháp GLS.
Kết quả mô hình nghiên cứu có dạng như sau:
ROAi,t = -0.0292 + 0.0245EAi,t - 0.0135CIRi,t - 0.8436OPEXTAi,t + 0.0002FLi,t - 0.6582LLPTAi,t + εi,t
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến EA và FL tác động cùng chiều lên ROA
và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy một trong các nhân tố này tăng lên sẽ làm cho ROA có xu hướng tăng theo và ngược lại nếu giảm đi thì ROA cũng sẽ giảm đi.
Các biến LLPTA, CIR và OPEXTA tác động ngược chiều lên ROA và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy, khi một trong các nhân tố này tăng lên sẽ làm cho ROA có xu hướng giảm và ngược lại nếu giảm đi sẽ làm cho ROA tăng lên.
Các biến SIZE, DEPOSITS, GDP, IFL, LOANTA và FUNDRISK không có ý nghĩa thống kê giải thích tác động đến sự thay đổi của ROA do có p-value > 5%.
4.5. Nhận xét kết quả nghiên cứu
Ket quả thực nghiệm cho thấy, EA - tỷ lệ tài sản sinh lời: có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, tác động cùng chiều với ROA và có ý nghĩa cao, phản ánh tình trạng tài chính tốt của các ngân hàng. Điều này cho ta thấy vốn hóa càng cao lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu càng cao. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của ( Athanasoglou et al, 2008), (Kosmidou & Pasiouras, 2007), (San & Heng, 2013) và phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Khi ngân hàng gia tăng vốn, mức độ bòn bẩy thấp hơn thì hiệu quả kinh doanh của các NHTM có xu hướng tăng lên. Theo (San & Heng,
2013), các ngân hàng có vốn hóa tốt sẽ có khả năng chống chọi với rủi ro tài chính
bên cạnh đó sẽ ít rủi ro mất khả năng thanh toán hơn, giảm chi phí cho các nguồn tài trợ bên ngoài, và do đó đạt được hiệu suất sinh lời cao hơn.
CIR - Hiệu quả chi phí hoạt động có tác động ngược chiều lên biến phụ thuộc ROA với mức ý nghĩa 1%. Nghiên cứu của ( Kosmidou & Pasiouras, 2007) đã tìm ra CIR tác động ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng nhằm đánh giá khả năng quản lý của nhà quản trị, sự gia tăng trong chi phí hoạt động kéo theo sự sụt giảm trong lợi nhuận. Cụ thể là càng nhiều chi phí vận hành sẽ làm giảm lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao khi chi phí càng thấp. CIR đại diện cho chi phí vận hành ngân hàng và kỳ vọng ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Thật vậy, mô hình nghiên
cứu thể hiện đúng bản chất thực trạng của hệ thống NHTM Việt Nam trong những năm gần đây, áp lực mở rộng mạng lưới hoạt động, gia tăng nguồn nhân lực chất lượng, phát triển sản phẩm dịch vụ đi đôi đổi mới công nghệ buộc các NHTM phải gia tăng chi phí hoạt động để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Do sự gia tăng chi phí đó đã làm giảm lợi nhuận. Bên cạnh đó, một khi chất lượng quản lý tốt, để ngân hàng hoạt động hiệu quả thì việc đầu tư nhiều chi phí hoạt động để thực hiện mục tiêu dài hạn nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ giữa chi phí hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng có tương quan hai chiều. Chính vì thế quản lý chi phí có vai trò quan trọng trong việc cải thiện lợi nhuận
ngân hàng. Kết quả này giống với kỳ vọng ban đầu và phù hợp với nghiên cứu của
OPEXTA - Chất lượng hoạt động: có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và tác động ngược chiều với ROA. Điều này cho thấy chi phí hoạt động cao sẽ dẫn đến mức sinh lời của NHTM giảm xuống. Kết quả ước lượng này giống với kỳ vọng ban đầu và giống với kết quả nghiên cứu của (Curak, Poposki, & Pepur, 2012), (Phan Đại Thích,
2017). Trên thực tế, việc mở rộng mạng lướt hoạt động có thể xem là một trong
những
ưu tiên hàng đầu của các NHTM. Để khách hàng có thể tìm kiếm dễ dàng hơn thì các
điểm giao dịch của ngân hàng luôn phải nằm ở vị trí tốt, thuận tiện cho việc đi lại nên
chi phí mặt bằng luôn cao. Bên cạnh đó còn có những khoản chi phí khác đầu tư cho tài sản cố định, máy móc, thiết bị, điện, nước,.. .và chi phí về nhân sự. Chính những yếu tố đó đã làm tăng chi phí hoạt động, do đó ngân hàng sẽ phải sử dụng thêm tài sản để đưa vào kinh doanh nhằm bù đắp chi phí, như thế đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ giảm. Bên cạnh đó, sự gia tăng nợ xấu buộc các ngân hàng phải thận trọng hơn trong cho vay, do đó, chi phí xử lý nợ xấu và tăng chi phí trước khi cho vay đã làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Trong trường hợp ngân hàng hoạt động tốt, tỷ lệ chi phí
hoạt động trên tổng tài sản thấp thì điều này sẽ giảm áp lực về vốn.
FL - Đòn bẩy tài chính: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% có tác động cùng chiều
lên ROA. Đòn bẩy tài chính tăng ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để làm tăng khả
năng sinh lời của ngân hàng. Đòn bẩy sẽ cao hơn ở những ngân hàng có tỷ lệ sinh lời
cao, bởi lẽ, lãi phải trả được coi như một rào cản để chắn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đòn bẩy tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, giống với nghiên cứu của (Akhtar, Javed, Maryam, & Sadia, 2012). Hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao, ngân hàng càng có xu hướng sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng là con dao hai lưỡi làm tăng tính rủi ro trong lợi nhuận.
LLPTA - Dự phòng rủi ro cho vay: có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và tác động
ngược chiều với ROA. Điều này cho thấy tỷ lệ LLPTA càng cao thì khả năng sinh lời
của ngân hàng càng thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến dự phòng rủi ro cho vay có tác động ngược chiều với khả năng tạo ra lợi nhuận của các NHTM và phù hợp
với dấu kỳ vọng ban đầu đã đặt ra cũng như các nghiên cứu của (Samad, 2015),
(Larbi-Siaw, 2015). Chất lượng cho vay của ngân hàng kém sẽ làm phát sinh rủi ro
tín dụng. Rủi ro tín dụng ngân hàng phát sinh khi người đi vay ngân hàng bị vỡ nợ, tức là khi người đó không trả được khoản tiền trả góp hoặc tiền gốc dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của các NHTM. Qua đó, tỷ lệ nợ xấu gia tăng khiến cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro cũng
tăng theo, cộng với sự sụt giảm chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động
tại một số thời điểm và tình trạng tín dụng tăng trưởng chậm đã khiến cho lợi nhuận sau thuế không thể tăng nhanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Ở chương 4, tác giả đã ước lượng và kiểm định tác động của các nhân tố đến khả năng tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Qua việc trình bày thống kê mô tả, phân tích thương quan và thực hiện một số kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp trong số các mô hình pooled OLS, FEM, REM. Tác giả lựa chọn mô hình FEM. Qua việc thực hiện các kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM bao gồm hiện tượng đa cộng tuyến, PSSSTĐ và hiện tượng tự tương quan cho thấy mô hình FEM vi phạm các khuyết tật trên. Kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy mô hình FGLS có 5 biến mang ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%. Đó là biến tỷ lệ tài sản sinh
lời, hiệu quả chi phí hoạt động, chất lượng hoạt động, đòn bẩy tài chính và dự phòng rủi ro cho vay.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ở chương 5 của đề
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thông qua phương pháp định lượng. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, góp phần phát triển hệ thống ngân hàng. Dựa trên cơ sở lược khảo các nghiên
cứu trước đây, nghiên cứu lựa chọn một số các biến tiềm năng đã được sử dụng và thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để xem xét các tác động của các biến đó đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đo lường bằng chỉ tiêu ROA. Dữ liệu được thu thập từ 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2020. Nghiên cứu sử dụng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng bao gồm mô hình hồi quy ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM); thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất và kiểm định các khuyết tật phổ biến của mô hình. Sau đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) đối với mô hình để khắc phục các khuyết tật, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của mô hình nghiên cứu.
Kết quả thực nghiệm cho thấy mối tương quan giữa các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM như sau:
- Tỷ lệ tài sản sinh lời (EA) và đòn bẩy tài chính (FL) có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của các NHTM.
- Hiệu quả chi phí hoạt động (CIR), chất lượng hoạt động (OPEXTA) và dự phòng rủi ro cho vay (LLPTA) có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hệ thống NHTM hiện nay cần phải cải thiện các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến khả năng tạo ra lợi nhuận của các NHTM. Có như vậy hệ thống NHTM Việt Nam mới hoạt động có hiệu quả hơn và tăng được khả năng cạnh tranh trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập. Từ những phân
tích thực trạng và những kết quả từ phân tích hồi quy mô hình các nhân tố, tác giả đưa ra các khuyến nghị tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.
5.2. Khuyến nghị đề xuất
Đề tài được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ những kết quả đã phân tích hồi quy các mô hình nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm tác động trực tiếp đến khả năng tạo ra lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam:
5.2.1. Quản lý chi phí hiệu quả
Kết quả của mô hình nghiên cứu thể hiện mối tương quan nghịch chiều của hiệu quả chi phí hoạt động so với khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngày nay, với xu thể hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải không ít những thách thức cho ngành ngân hàng thế giới nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, để có thể tồn tại và giữ vũng được vị thế của mình trên thị trường tiền tệ trong nước cũng như có thể tiến ra thị trường nước ngoài, các ngân hàng cần tập trung quản lý chi phí hoạt động một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Sự gia tăng mạnh mẽ của các loại chi phí như: chi phí tiền lương, chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết bị, máy móc, chi phí chi trả lãi vay... sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Có thể thấy là tình trạng mở thêm quá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch trên cả
nước đã làm gia tăng đáng kể chi phí hoạt động từ đó làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì thế các NHTM cần có quyết định đúng đắn trong việc mở rộng phạm vi hoạt động để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất. Các NHTM cần tiến hành nghiên
cứu, phân tích kỹ lưỡng địa điểm, nhu cầu của người dân ở từng khu vực, những đối thủ cạnh tranh cùng ngành trước khi đưa ra quyết định mở thêm chi nhánh hay phòng
giao dịch để tránh tình trạng mở tràn lan dẫn đến việc gia tăng chi phí hoạt động làm giảm lợi nhuận.
Bên cạnh đó các ngân hàng cần tăng cường tiết kiệm dưới nhiều hình thức như
cắt giảm bớt chi phí hành chính, chi phí nhân sự...Tuy nhiên để cắt giảm chi phí nhân sự hay cắt giảm nguồn lực lao động, các ngân hàng cần cân nhắc và chú ý sự
thay thế bởi tự động hóa và sự đầu tư tiên tiến cho khoa học kỹ thuật áp dụng cho các
dịch vụ tài chính. Tăng cường hoạt động giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và tin cậy đối với các hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán thẻ, giám sát đối với các hệ thống thanh toán điện tử theo các nguyên tắc giám sát quốc tế, đảm bảo các hệ thống thanh toán hoạt động an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó cần tiếp tục xây dựng, phát triển,
hoàn thiện hạ tầng, công nghệ thanh toán theo hướng sử dụng các công nghệ hiện đại,
thân thiện, an toàn và hiệu quả.
5.2.2. Xử lý và ngăn ngừa nợ xấu
Từ kết quả nghiên cứu, dự phòng rủi ro cho vay có tác động ngược chiều đến khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cần phải quản lý tốt rủi ro từ các khoản nợ xấu. Việc ngăn ngừa nợ xấu một phần chịu tác động từ chất lượng tín dụng. Vì vậy, các NHTM cần tiến hành nâng
cao chất lượng trong quá trình phân tích tín dụng, đảm bảo phân tích đúng theo quy trình tín dụng đã đề ra, thực hiện thẩm định theo đúng nội quy đã quy định. Ngoài ra,
cơ cấu lại các danh mục cho vay cũng là yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Để có thể thực hiện tốt được những điều đó, các NHTM cần nâng cao
nghiệp vụ định giá tài sản, thẩm định và tiếp xúc khách hàng cần độc lập với nhau để
tránh việc vi phạm đạo đức trong hoạt động tín dung, góp phần ngăn ngừa tình trạng