Đề tài được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ những kết quả đã phân tích hồi quy các mô hình nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm tác động trực tiếp đến khả năng tạo ra lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam:
5.2.1. Quản lý chi phí hiệu quả
Kết quả của mô hình nghiên cứu thể hiện mối tương quan nghịch chiều của hiệu quả chi phí hoạt động so với khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngày nay, với xu thể hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải không ít những thách thức cho ngành ngân hàng thế giới nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, để có thể tồn tại và giữ vũng được vị thế của mình trên thị trường tiền tệ trong nước cũng như có thể tiến ra thị trường nước ngoài, các ngân hàng cần tập trung quản lý chi phí hoạt động một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Sự gia tăng mạnh mẽ của các loại chi phí như: chi phí tiền lương, chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết bị, máy móc, chi phí chi trả lãi vay... sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Có thể thấy là tình trạng mở thêm quá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch trên cả
nước đã làm gia tăng đáng kể chi phí hoạt động từ đó làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì thế các NHTM cần có quyết định đúng đắn trong việc mở rộng phạm vi hoạt động để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất. Các NHTM cần tiến hành nghiên
cứu, phân tích kỹ lưỡng địa điểm, nhu cầu của người dân ở từng khu vực, những đối thủ cạnh tranh cùng ngành trước khi đưa ra quyết định mở thêm chi nhánh hay phòng
giao dịch để tránh tình trạng mở tràn lan dẫn đến việc gia tăng chi phí hoạt động làm giảm lợi nhuận.
Bên cạnh đó các ngân hàng cần tăng cường tiết kiệm dưới nhiều hình thức như
cắt giảm bớt chi phí hành chính, chi phí nhân sự...Tuy nhiên để cắt giảm chi phí nhân sự hay cắt giảm nguồn lực lao động, các ngân hàng cần cân nhắc và chú ý sự
thay thế bởi tự động hóa và sự đầu tư tiên tiến cho khoa học kỹ thuật áp dụng cho các
dịch vụ tài chính. Tăng cường hoạt động giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và tin cậy đối với các hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán thẻ, giám sát đối với các hệ thống thanh toán điện tử theo các nguyên tắc giám sát quốc tế, đảm bảo các hệ thống thanh toán hoạt động an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó cần tiếp tục xây dựng, phát triển,
hoàn thiện hạ tầng, công nghệ thanh toán theo hướng sử dụng các công nghệ hiện đại,
thân thiện, an toàn và hiệu quả.
5.2.2. Xử lý và ngăn ngừa nợ xấu
Từ kết quả nghiên cứu, dự phòng rủi ro cho vay có tác động ngược chiều đến khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cần phải quản lý tốt rủi ro từ các khoản nợ xấu. Việc ngăn ngừa nợ xấu một phần chịu tác động từ chất lượng tín dụng. Vì vậy, các NHTM cần tiến hành nâng
cao chất lượng trong quá trình phân tích tín dụng, đảm bảo phân tích đúng theo quy trình tín dụng đã đề ra, thực hiện thẩm định theo đúng nội quy đã quy định. Ngoài ra,
cơ cấu lại các danh mục cho vay cũng là yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Để có thể thực hiện tốt được những điều đó, các NHTM cần nâng cao
nghiệp vụ định giá tài sản, thẩm định và tiếp xúc khách hàng cần độc lập với nhau để
tránh việc vi phạm đạo đức trong hoạt động tín dung, góp phần ngăn ngừa tình trạng nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Các NHTM cần xem xét kỹ lưỡng khách hàng trước và sau khi cho vay bởi vì trong kinh doanh của ngành ngân hàng thì hiệu quả của khách hàng cũng chính là hiệu quả của ngân hàng, do khi khách hàng kinh doanh có hiệu quả thì mới có khả năng chi trả nợ vay cho ngân hàng đúng hạn cả gốc và lãi để không phát sinh nợ xấu.
Khi thu nợ đúng hạn thì món cho vay đó đem lại hiệu quả tốt trong hoạt động tín dụng
cũng như góp phần đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.
Các ngân hàng chủ động gia tăng mức trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, chấp
nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Nguồn vốn dành cho tỷ lệ dự phòng rủi ro này giống như một khoản bảo hiểm giúp NHTM có thể xử lý được rủi ro nợ xấu có thể xảy ra trong tương lai.
5.2.3. Đa dạng trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Để có thể phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh và có nhiều rủi ro như hiện nay của ngành ngân hàng, thì các NHTM cần phải đa dạng hóa và tạo ra sự mới mẻ nổi bật trong các sản phẩm kinh doanh của mình. Việc đa dạng hóa hoạt động
sẽ giúp giảm thiểu được rủi ro so với hoạt động cấp tín dụng truyền thống và chiếm tỷ trọng cao. Nếu chỉ dựa vào các hoạt động cho vay và đi vay có thể dễ dàng trở nên
rủi ro cao trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Hơn nữa, khi sự cạnh tranh trên thị trường tiền tệ ngày càng cao thì chất lượng và sự đa dạng hóa dịch vụ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Hệ thống ngân hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên cơ sở hiện đại hóa công nghệ, kỹ thuật gắn liền với quản lý rủi ro. Sản phẩm dịch vụ cung cấp cần đa dạng hơn gắn liền với việc phát triển với những tính năng mới, hiện đại, áp dụng công nghệ để thực hiện dễ dàng,
nhanh chóng như thẻ, thanh toán, chuyển tiền, ngoại hối, gửi tiết kiệm,...Đồng thời, đẩy nhanh và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng để đảm bảo giao dịch của khách hàng an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, tạo nền tảng ứng dụng và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và chất lượng công nghệ cao hơn.