Các nhân tố kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCHTỈNH BẾN TRE 10598594-2441-012612.htm (Trang 28)

2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và RRTD đã được nghiên cứu rất nhiều trong các tài liệu liên quan đến chu kỳ kinh tế và sự ổn định của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, tiêu dùng tăng mạnh làm cho các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và sẵn sàng đầu tư mở rộng sản xuất, nhu cầu cấp tín dụng gia tăng, doanh số bán hàng, lợi tức của doanh nghiệp và thu nhập của cá nhân gia tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Khi điều kiện kinh tế xấu đi trong tình trạng trì trệ và suy thoái kinh tế làm cho sức mua của người tiêu dùng giảm sút khiến doanh số bán và lợi

tức của các doanh nghiệp suy giảm. Tồn kho của doanh nghiệp gia tăng một cách miễn cưỡng, điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi tức của các cá nhân lẫn doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người đi vay. Hơn nữa, suy thoái kinh tế có thể có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng bởi vì lãi suất thấp trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế góp phần làm xói mòn biên lợi nhuận của ngân hàng.

Hầu hết kết quả của các cuộc nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh

tế và RRTD của ngân hàng cho thấy mối quan hệ ngược chiều. Điều đó có nghĩa là khi nền kinh tế tăng trưởng thì RRTD giảm xuống và ngược lại khi nền kinh tế suy thoái thì RRTD tăng lên. Mối quan hệ ngược chiều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Das và Ghosh (2007), Louzis và cộng sự (2012), Nkusu (2011), Pestova và Mamonov (2011), Castro (2013).

Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế liên tục có thể sẽ làm cho ngân hàng ỷ lại và sẽ cho vay dễ dàng hơn, nguy cơ RRTD gia tăng theo Schechman và Gaglianone (2011). Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng thường kéo theo giá cả tăng nhanh hơn khi sản lượng tăng trưởng mạnh. Lạm phát làm mất giá đồng tiền, giảm tỷ lệ lợi nhuận

nói chung. Giá cả gia tăng dẫn đến gia tăng về nhu cầu tín dụng khi giá cả nguyên vật liệu và chi phí lao động gia tăng. Do đó một khi giai đoạn lạm phát diễn ra, các công ty có thể bị ảnh hưởng mạnh và các cá nhân gặp phải các khó khăn lớn về tài chính. Kết quả là nó trở nên gánh nặng khi kinh tế suy giảm mà người vay không thể gánh nổi.

2.2.1.2. Lạm phát

Lạm phát có những ảnh hưởng khác nhau lên RRTD của các NHTM. Có hai bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và RRTD của các NHTM.

Lạm phát có thể làm tăng khả năng trả nợ của người đi vay vì nó làm giảm giá

trị thực của các khoản nợ chưa thanh toán. Mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và RRTD được tìm thấy ở bài nghiên cứu của Zribi và Boujelbene (2011).

Lạm phát cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực lên RRTD vì nó sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người đi vay khi tiền lương là cố định, làm giảm khả năng trả nợ của người vay. Mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và RRTD được tìm thấy trong bài nghiên cứu của Nkusu (2011).

Tuy nhiên hai kết quả khác biệt này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Castro (2013), đã giải thích rằng ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát đến RRTD có thể là cùng chiều hoặc cũng có thể là ngược chiều phụ thuộc vào tình trạng hoạt động của nền kinh tế.

2.2.1.3. Tỷ giá hối đoái

Sự biến động của tỷ giá hối đoái là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn kinh tế và qua đó nó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến RRTD ngân hàng.

Khi đồng nội tệ mất giá (tức là tỷ giá hối đoái tăng), giá cả hàng hóa, dịch vụ của quốc gia đó sẽ rẻ hơn so với giá cả hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài ở cả thị trường trong nước và ngoài nước, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tốt hơn. Khi đó mức cầu gia tăng và khối lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ gia tăng, giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp được thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao khả năng trả nợ.

Tuy nhiên khi sức mua đồng nội tệ giảm làm giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Nếu hàng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thì sẽ làm tăng chi

phí sản xuất và gián tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát có thể xảy ra và những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu hoặc sản phẩm trung gian nhập khẩu sẽ phải gánh nặng nợ khi chi phí vốn vay gia tăng. Rõ ràng, sự biến động của tỷ

giá hối đoái không bảo đảm cân bằng cùng một lúc lợi ích cho tất cả các bên liên quan cũng như đều có tác động đến rủi ro của các bên.

Ngoài ảnh hưởng gián tiếp đến RRTD, biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp rủi ro trên những khoản vay bằng ngoại tệ. Khi tỷ giá tăng như là sự gia tăng chi phí tài chính của những khoản vay ngoại tệ.

Do đó mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái và RRTD được tìm thấy ở các bài nghiên cứu có sự khác biệt. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng cùng chiều đến RRTD

được tìm thấy từ các kết quả nghiên cứu của Fofack (2005), Castro (2013), Nguyễn Quốc Anh (2016). Bên cạnh đó tỷ giá hối đoái có mối tương quan ngược chiều với RRTD được tìm thấy bởi Pestova và Mamonov (2011) và tỷ giá hối đoái không có ảnh hưởng đến với RRTD được tìm thấy bởi Nkusu (2011).

2.2.2. Các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng

2.2.2.1. Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản vay qua các năm. Đây là nhân

tố được nhiều công trình nghiên cứu đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng liên quan chặt chẽ với RRTD.

Khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có xu hướng nới lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng như giảm tiêu chuẩn tài sản bảo đảm, chấp nhận những khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt hoặc ít yêu cầu hồ sơ để chứng minh dòng thu nhập đảm bảo cho khoản vay. Điều này sẽ tích lũy rủi ro và bộc phát vào giai đoạn kinh tế suy thoái. Các khoản vay chất lượng thấp có nguy cơ thất thoát cao trong điều kiện kinh tế khó khăn, tác động này có độ trễ một vài năm sau. Tăng trưởng tín dụng theo cách này sẽ làm tăng RRTD dẫn đến việc trích lập dự phòng nhiều hơn trong tương lai cho những khoản vay như vậy. Điều này

được giải thích thông qua các kết quả nghiên cứu của Das và Ghosh (2007), Foos và cộng sự (2010), Castro (2013), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015).

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng không phải lúc nào cũng làm tăng RRTD. Tăng trưởng tín dụng có thể làm giảm RRTD cho toàn bộ dư nợ vay nếu nó không bắt nguồn từ việc tăng nguồn cung mà bắt nguồn từ việc tăng cầu tín dụng hoặc tăng sản lượng sản xuất. Việc mở rộng cho vay của các ngân hàng như là một công cụ thúc đẩy đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế. Trước tình hình cầu tín dụng tăng cao, các ngân hàng thường tăng lãi suất cho vay hoặc tăng tiêu chuẩn xét duyệt tín dụng. Trong trường hợp này, tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều đến RRTD theo các kết quả nghiên cứu của Schechman và Gaglianone (2011), Tehulu và Olana (2014).

2.2.2.2. Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng cũng là nhân tố được quan tâm khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD ở nhiều khu vực trên thế giới. Về mặt lí thuyết, ngân hàng lớn luôn luôn mong muốn mức rủi ro thấp và nó có đủ khả năng để nắm giữ một danh

mục cho vay được đa dạng hoá tốt nhất, nhằm giữ mức rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Ngoài ra các ngân hàng lớn thường có hệ thống quản lí rủi ro tốt và đương nhiên họ có nhiều cơ hội để nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro nhất. Salas và Saurina

(2002), Hess và cộng sự (2008), Thiagarajan và cộng sự (2011), Curak và cộng sự (2013), Nguyễn Quốc Anh (2016) đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và RRTD.

Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng quy mô ngân hàng càng lớn thì khả năng xảy ra RRTD càng cao. Das và Ghosh (2007) cho rằng quy mô càng lớn thì tâm lý chấp nhận rủi ro cao hơn và kết quả nợ xấu cao hơn trong tương lai. Nguyên nhân là do khách hàng của các ngân hàng có quy mô lớn thường là các doanh nghiệp lớn, có ưu thế trong lĩnh vực vay mượn nên các ngân hàng thường đơn giản hóa thủ tục xét duyệt cho vay, có nguy cơ ẩn chứa RRTD đối với các khoản vay này. Ngoài ra với tư tưởng quá lớn để sụp đổ cũng đã ảnh hưởng đến việc xét duyệt tín dụng của các ngân hàng có quy mô lớn.

2.2.2.3. Vốn chủ sở hữu

Theo quy định của Hiệp ước Basel (2002) việc nâng cao năng lực tài chính là điều kiện cần và đủ để ngân hàng vừa nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường vừa có đủ tiềm lực để áp dụng vận hành mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, qua đó đảm

bảo an toàn hoạt động của mình nói riêng và an toàn toàn hệ thống tài chính nói chung.

Các ngân hàng có tỷ lệ vốn sở hữu so tổng tài sản tương đối thấp có thể dễ dàng đáp ứng tư tưởng mạo hiểm bằng cách tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay và đầu tư của mình, kết quả là nợ xấu cao hơn trung bình trong tương lai. Các kết

quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô vốn chủ sở hữu và RRTD như Berger và DeYoung (1997), Fofack (2005).

2.2.2.4. Hiệu quả hoạt động

Quản trị chi phí là một công việc quan trọng, thể hiện tài năng của đội ngũ quản trị ngân hàng. Nếu các ngân hàng quản lí chi phí tốt thì nhiều khả năng ngân hàng đó sẽ quản lí tốt các hoạt động khác, kể cả các chính sách mang lại hiệu quả cho

hoạt động tín dụng. Dựa trên suy luận này, Berger và DeYoung (1997) đã tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của hiệu quả chi phí lên RRTD. Nghiên cứu tìm ra hiệu quả chi phí là chỉ số quan trọng cho các khoản nợ xấu trong tương lai và rủi ro của ngân

hàng. Do đó, các ngân hàng hoạt động thiếu hiệu quả sẽ chịu áp lực lớn từ RRTD. Tuong tự, Hess và cộng sự (2008) cũng chọn chỉ số tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động là một trong những nhân tố tác động đến RRTD để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả có mức RRTD cao hon các ngân hàng khác.

2.2.2.5. Thanh khoản

Tỷ lệ cho vay so tiền gửi (LDR) là một chỉ số tổng hợp đo luờng thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ cho vay so tiền gửi cũng là chỉ số đo luờng sự gia tăng

tín dụng. Tăng truởng tín dụng vuợt quá so với tiền gửi sẽ thúc đẩy một chính sách lãi suất huy động cao nhằm đảm bảo thanh khoản, qua đó sẽ ảnh huởng gia tăng lãi suất cho vay. Yếu tố lãi suất vay tăng cao là một dấu hiệu tiềm ẩn mang lại RRTD sau đó cho ngân hàng (Pestova và Mamonov, 2011). Nghiên cứu của Poudel (2013) thì lại không tìm thấy có sự ảnh huởng của chỉ số thanh khoản LDR đến RRTD.

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước

Salas và Saurina (2002), đã kết hợp các biến kinh tế vĩ mô và các biến nội tại của ngân hàng để nghiên cứu tác động của các biến số này đến nợ xấu của các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985 - 1997. Bài nghiên cứu đua đến kết luận là các yếu tố nội tại của ngân hàng có thể sử dụng nhu là chỉ số cảnh báo sớm cho những

thay đổi trong tỷ lệ nợ xấu trong tuong lai. Kết quả cho thấy ngân hàng có quy mô lớn hon sẽ có nợ xấu ít hon, tăng truởng tín dụng nhiều sẽ dẫn tới nợ xấu nhiều hon. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn phát hiện mối quan hệ nguợc chiều giữa tăng truởng GDP và tỷ lệ nợ xấu.

Fofack (2005), nghiên cứu về RRTD và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khu vực Sahara châu Phi trong giai đoạn 1993 - 2002. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng truởng GDP bình quân đầu nguời có tác động nguợc chiều lên nợ xấu hàm ý rằng RRTD có xu huớng đặc biệt cao trong suốt giai đoạn nền kinh tế suy thoái kéo dài. Những thay đổi trong lãi suất thực và tỷ giá hối đoái lại có mối tuong quan cùng chiều với sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu.

Das và Ghosh (2007), đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu

của các ngân hàng tại Ản Độ bao gồm ngân hàng có vốn sở hữu của nhà nuớc, ngân hàng tu nhân và ngân hàng nuớc ngoài trong giai đoạn 1993 - 2005 ở cả nhóm biến vĩ mô và nhóm biến vi mô (đặc trung của ngân hàng). Kết quả nghiên cứu cho thấy một sự tăng trong GDP có ảnh huởng đồng thời đến sự sụt giảm của các khoản nợ có

vấn đề, mặt khác lãi suất thực dường như không ảnh hưởng đáng kể đến các khoản nợ có vấn đề. Ở cấp độ vi mô, tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm có tác động mạnh mẽ và tích cực đến các khoản nợ có vấn đề. Cuối cùng các ngân hàng lớn hơn dường như có các khoản nợ có vấn đề cao hơn so với các ngân hàng nhỏ hơn. Hầu hết các biến khác (chiến lược mở rộng chi nhánh, chi phí hoạt động hoặc lãi biên) không gây tác động đáng kể nào đến các khoản nợ xấu của ngân hàng.

Foos và cộng sự (2010), đã thực hiện nghiên cứu có hay không tăng trưởng tín

dụng có tác động đến rủi ro của các ngân hàng tư nhân ở 16 quốc gia với việc sử dụng

dữ liệu từ hơn 160.000 ngân hàng tư nhân trong giai đoạn 1997 - 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng dẫn đến việc gia tăng trong RRTD của ngân hàng với độ trễ từ hai đến bốn năm. Đồng thời nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và RRTD.

Louzis và cộng sự (2012), sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động để nghiên cứu các biến kinh tế vĩ mô và các biến đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng của Hy Lạp với từng loại khoản vay (cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh và cho vay mua nhà) trong giai đoạn 2003 - 2009. Bài nghiên cứu đã tìm thấy rằng các biến kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất) có tác động mạnh mẽ đến mức độ của các khoản nợ xấu trong đó tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với RRTD trong khi tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất có tác động cùng chiều với RRTD. Ngoài ra các khoản nợ xấu cũng chịu ảnh hưởng bởi một số biến đặc trưng của ngân hàng như chỉ số hiệu quả và chỉ số hoạt động.

Pestova và Mamonov (2011), nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và nhân tố đặc trưng ngân hàng có khả năng làm gia tăng nợ xấu của hệ thống NHTM của Nga trong giai đoạn 2004 - 2011. Kết quả nghiên cứu tìm thấy tác động ngược chiều của các yếu tố vĩ mô (tăng trưởng GDP, tăng trưởng thị trường bất động sản, tỷ giá hối đoái) lên chất lượng nợ của các ngân hàng tại Nga.

Nkusu (2011), với mẫu dữ liệu trong giai đoạn 1998 - 2009 của 26 nền kinh tế, bài nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa nợ xấu với tăng trưởng kinh tế và giá cả nhà đất, mối tương quan cùng chiều giữa nợ xấu với tỷ lệ thất nghiệp.

Zribi và Boujelbene (2011), kiểm tra các yếu tố tác động đến RRTD của các ngân hàng Tunisia với dữ liệu bảng gồm 10 NHTM trong giai đoạn từ 1995-2008.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCHTỈNH BẾN TRE 10598594-2441-012612.htm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w