Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCHTỈNH BẾN TRE 10598594-2441-012612.htm (Trang 63)

Ket quả nghiên cứu so với giả thuyết nghiên cứu được tóm tắt ở bảng 4.5 cho thấy thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các CN và PGD Agribank tỉnh Ben Tre trong giai đoạn 2010-2019.

có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khi RRTD với độ trễ 1 năm tăng 1% thì RRTD năm hiện hành tăng 0,345%. Tác động cùng chiều của RRTD với độ trễ 1 năm đến RRTD năm hiện hành từ kết quả chạy mô hình tương đồng với nghiên cứu của Foos và cộng sự (2010) và cũng phù hợp với kỳ vọng tương quan của giả thuyết ban đầu. Điều này cho thấy RRTD trong quá khứ không hoàn toàn bị xóa bỏ mà tiếp tục chuyển sang và ảnh hưởng tới năm tiếp theo. Do đó việc giảm thiểu RRTD hiện tại sẽ góp phần giảm thiểu khả năng xảy ra RRTD và tạo sự ổn định cho hoạt động của các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre trong tương lai.

Thứ hai, biến tốc độ tăng trưởng dư nợ năm hiện hành (GLi,t) có hệ số hồi quy

là 0,00382 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, nghĩa là khi tốc độ tăng trưởng dư nợ năm hiện hành tăng 1% thì RRTD năm hiện hành tăng 0,00382%. Tác động

cùng chiều của tốc độ tăng trưởng tín dụng năm hiện hành và RRTD từ kết quả chạy mô hình tương đồng với nghiên cứu của Das và Ghosh (2007) và cũng phù hợp với kỳ vọng tương quan của giả thuyết nghiên cứu. Mối tương quan này được giải thích là do các CN và PGD có mức tăng trưởng tín dụng cao sẽ có nguy cơ gặp RRTD cao hơn so với các CN và PGD khác. Thực tế, tăng trưởng tín dụng luôn là yếu tố được quan tâm nhiều nhất khi đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tại Agribank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn duy trì ở mức cao trong thời gian qua nhưng các CN và PGD lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng khiến cho chất lượng tín dụng giảm mạnh, RRTD gia tăng.

Thứ ba, biến tỷ lệ lãi cận biên (NIMi,t) có hệ số hồi quy là 0,377 và có ý nghĩa

thống kê ở mức ý nghĩa 1%, nghĩa là khi tỷ lệ lãi cận biên tăng 1% thì RRTD năm hiện hành tăng 0,377%. Tác động cùng chiều của tỷ lệ lãi cận biên đến RRTD từ kết quả chạy mô hình tương đồng với nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2012), Park và Zhang (2012), Castro (2013) và phù hợp với kỳ vọng tương quan của giả thuyết. Khi các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre theo đuổi chính sách lãi suất cao sẽ làm gia tăng nguy cơ RRTD bởi lãi suất cao sẽ gia tăng gánh nặng nợ nần đối với người đi vay do đó làm suy yếu khả năng trả nợ của khách hàng và khi nền kinh tế bị suy giảm thì dẫn đến rủi ro sẽ xảy ra.

Thứ tư, biến tỷ giá hối đoái (EXIi,t) có hệ số hồi quy là -0,0367 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, nghĩa là khi tỷ giá hối đoái tăng 1% thì RRTD năm hiện hành giảm 0,0367%. Tác động ngược chiều của tỷ giá hối đoái đến RRTD từ kết quả chạy mô hình phù hợp với kỳ vọng tương quan của giả thuyết và tương đồng với nghiên cứu của Pestova và Mamonov (2011). Như đã phân tích ở trên, tỷ giá hối đoái có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với đến RRTD của các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre.

Với việc kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ ngược chiều của tỷ giá hối đoái với RRTD có thể hàm ý rằng tỷ giá hối đoái gia tăng qua đó sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi giá cả hàng hóa Việt Nam sẽ cạnh tranh hơn khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nhờ đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tăng trưởng, nâng cao khả năng trả nợ. Thực tế chính sách tỷ giá hối đoái của NHNN được thực thi trong thời gian gần đây với mức tăng tỷ giá hối đoái hàng năm

được kiểm soát ở mức độ hợp lý đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ổn định trong thời gian qua.

Đối với các biến nhân tố vĩ mô còn lại như tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê từ kết quả chạy mô hình. Điều này cũng là tương tự đối với các biến đặc trưng hoạt động ngân hàng không có ý nghĩa thống kê từ kết quả chạy mô hình do ảnh hưởng của các biến này đến RRTD của các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre không có sự đồng nhất cho toàn bộ giai đoạn nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong Chương 4, tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu định lượng kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre với mẫu nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2019. Mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng các phương pháp ước lượng Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect, GMM và thực hiện kiểm định so sánh các phương pháp ước lượng. Kết quả hồi quy từ mô hình GMM được sử dụng để phân tích kết quả cuối cùng bởi tính vững của mô hình đã được kiểm định thông qua kiểm định Hansen và kiểm định AR(2). Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy các biến RRTD trong quá khứ với độ trễ 1 năm, tăng trưởng tín dụng năm hiện hành và biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có mối quan hệ cùng chiều với RRTD, trong khi tỷ giá hối đoái có tác động ngược chiều đến RRTD của các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Chương 5 là chương cuối cùng và các kết quả nghiên cứu trọng tâm sẽ được tóm tắt ở chương này và liệt kê những ý nghĩa quan trọng từ kết quả nghiên cứu này đối với những đối tượng khác nhau. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế RRTD của các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, chương 5 cũng chỉ ra những giới hạn trong nghiên cứu của luận văn và khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Ket luận

Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD ngân hàng được quan tâm đặc biệt sau các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong nước và nước ngoài cho thấy có 2 nhóm nhân tố tác động đến RRTD của các ngân hàng, đó là nhóm các yếu tố vĩ mô và nhóm các yếu tố đặc trưng hoạt động của ngân hàng. Tùy theo phương pháp nghiên cứu tại quốc gia cụ thể trong khoảng thời gian khác nhau, các nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng đối với RRTD cho kết quả nghiên cứu khác nhau.

Trên cơ sở tiếp cận các mô hình nghiên cứu của Foos và cộng sự (2010), Pestova và Mamonov (2011), Chaibi và Ftiti (2015) đồng thời dựa trên bối cảnh thực tế hoạt động các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre và nguồn dữ liệu thu thập, tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy đa biến để nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 24 CN và PGD Agribank Bến Tre trong giai đoạn 2010-2019.

Tác giả sử dụng phương pháp GMM trên dữ liệu bảng động cân bằng để thực hiện kiểm định và phân tích kết quả. Kết quả ước lượng được kiểm định tin cậy bằng kiểm định Hansen và kiểm định Arellano - Bond (AR) phù hợp, đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2019, cụ thể: các biến RRTD trong quá khứ với độ trễ 1 năm, tăng trưởng tín dụng năm hiện hành và biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có mối quan hệ cùng chiều với RRTD, trong khi biến tỷ giá hối đoái có tác động ngược chiều đến RRTD của các NHTM.

Các kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp ban quản trị ngân hàng Agribank có một kênh tham khảo để đưa ra các chính sách phù hợp cho sự phát triển

và ổn định của hệ thống ngân hàng, ngoài ra các nhà quản lý của các NHTM khác cũng có thể có các định hướng kinh doanh và phát triển phù hợp nhằm giảm thiểu RRTD tại ngân hàng mình, qua đó góp phần giúp hệ thống ngân hàng được ổn định.

5.2. Gợi ý chính sách đối với ngân hàng Agribank

Thứ nhất: Tăng cường quản trị RRTD, xây dựng hệ thống quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel 2

Triển khai Basel 2 giúp cho hệ thống của Agribank hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời, nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn.

Agribank cần tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin, quy trình quản trị rủi ro đáp ứng yêu cầu quản trị theo Basel 2. Chủ động lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện và khả năng của mình, phù hợp với quy định luật pháp và có sự đồng ý của cơ quan giám sát ngân hàng.

Agribank cần xây dựng hệ thống dự báo và quản lý RRTD hiệu quả. Hệ thống

quản trị rủi ro phải được xây dựng đồng bộ và đầy đủ các loại rủi ro trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống quản trị rủi ro thị trường để có cơ sở dữ liệu dự báo tốt về thị trường nhằm hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao, gia tăng tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Agribank cần phải thực hiện nghiêm túc việc đánh giá và đo lường RRTD đối với tất cả các khách hàng, đối với tất cả các khoản tín dụng, bên cạnh đó là việc đo lường xác suất vỡ nợ, đo lường khả năng thu hồi đối với tất cả các khoản vay trên cơ sở các kết quả có được từ các mô hình chấm điểm, xếp loại khách hàng.

Thứ hai: Tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô vốn, đảm bảo kiểm soát được chất lượng tín dụng

Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu lớn nhất cho các CN và PGD của Agribank, do đó Agribank cần tiếp tục chú trọng trong việc thúc đẩy cho vay, duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao.

Tuy nhiên, các CN và PGD của Agribank tỉnh Bến Tre cần lưu ý hoạt động mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, kiểm soát chất lượng nợ, không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá (hạ thấp lãi suất và hạ chuẩn cấp tín dụng); phát triển tín dụng theo tư duy ngân

hàng đồng hành cùng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đa dạng hóa danh mục tín dụng (theo khách hàng, ngành hàng, khu vực địa lý,...), tăng cuờng kiểm soát đối với các Tập đoàn/doanh nghiệp yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu, truớc sáp nhập, có nguy cơ bị thôn tính hoặc chuyển đổi cho các doanh nghiệp khác.

Thuờng xuyên rà soát, đánh giá việc cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhu tín dụng trung dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông.

Nâng cao kỷ cuơng, kỷ luật, tuân thủ chỉ đạo điều hành trong mọi hoạt động. Bộ phận Quản lý rủi ro hoạt động nhận diện và quản lý rủi ro không tuân thủ mức độ toàn hàng, là đầu mối nghiên cứu để hoàn thiện chính sách bộ KPI tuân thủ, đảm bảo vừa là công cụ quản lý rủi ro tuân thủ nội bộ hữu hiệu, đua ra các thông tin hữu ích cho nguời điều hành tại đơn vị kinh doanh, đồng thời không triệt tiêu động lực kinh doanh. Bên cạnh đó, tăng cuờng độ phủ rộng và sâu của các báo cáo rủi ro, sự kiện rủi ro trên toàn hàng tới từng đơn vị, cán bộ nhân viên thông qua các hình thức: trao đổi trực tiếp/trực tuyến, xây dựng trang website nội bộ chia sẻ sự kiện rủi ro. Bộ máy Kiểm tra kiểm soát nội bộ tăng cuờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các đơn vị trên cơ sở rủi ro, phản ánh đúng bản chất, mức độ lỗi, báo cáo kịp thời các sai phạm, thiếu kỷ cuơng, kỷ luật của các đơn vị kinh doanh. Đồng thời đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh nghiêm túc thực hiện công tác khắc phục chỉnh sửa lỗi sau kiểm tra, giám sát.

Thứ ba: Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của khách hàng

Thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất, áp dụng

mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của ngân hàng.

Trong truờng hợp Agribank muốn tài trợ cho những đối tuợng, lĩnh vực có mức lãi suất cao thì ngân hàng cần phải có chính sách phòng thủ đặc biệt cho những đối tuợng, lĩnh vực này. Cụ thể: (i) phải có quy trình chọn lọc khách hàng tốt;

(ii) chính sách trích lập dự phòng cao; (iii) không cho vay tập trung vào một đối tượng/lĩnh vực có rủi ro cao.

Thứ tư: Nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng

Phân công lại khối lượng công việc, không để tình trạng cán bộ tín dụng bị quá tải về khối lượng công việc hay khách hàng quản lý, thực hiện luân chuyển địa bàn của cán bộ tín dụng theo qui định của Agribank, không để cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn quá 3 năm nhằm hạn chế xảy ra tiêu cực. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, tổ chức hội thi nghiệp vụ chuyên môn, các văn bản liên quan đến cho vay nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, làm việc tâm huyết với Agribank. Nếu cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì phải có hính thức xử lý đủ mạnh, đủ khả năng răn đe để không tái diễn vi phạm. Việc xử lý phải khách quan, đúng người, đúng trách nhiệm.

Thứ năm: Nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng

Tăng cường kiểm tra kiểm soát theo từng chuyên đề đã được Agribank lập kế hoạch hàng năm nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại hội sở và các chi nhánh trực thuộc. Đề cao cảnh báo, nâng cao chất lượng kiểm tra, tạo lập hồ sơ theo dõi riêng về những khoản vay có vấn đề, những lĩnh vực hay sai sót.

Khi kiểm tra nếu phát hiện sai phạm xảy ra phải xử lý ngay và quy trách nhiệm rõ ràng, có biện pháp sửa sai hiệu quả tránh trường hợp nể nang để bỏ qua sai phạm.

Thứ sáu: Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng

Tổ chức thu thập thông tin cho vay cần thiết cho thẩm định. Thực hiện nghiêm túc các bước trong qui trình cho vay.

Nâng cao công tác thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo. Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Thứ bảy: Hoàn thiện chính sách xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ để Agribank thực hiện phân loại nợ, lập báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế và là cơ sở để hoàn thiện quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách quản trị rủi ro tín dụng thống nhất

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCHTỈNH BẾN TRE 10598594-2441-012612.htm (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w