Thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCHTỈNH BẾN TRE 10598594-2441-012612.htm (Trang 38)

Hiện nay tại Chi nhánh, công tác nhận diện rủi ro tín dụng chủ yếu được thực hiện thông qua:

- Tiếp xúc khách hàng

- Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng - Phân tích hồ sơ đê nghị vay vốn

- Thông qua việc kiểm tra thực tế

Trong những năm qua, hoạt động nhận diện rủi ro tại Agribank Bến Tre nói chung diễn ra thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động tín dụng và đối với từng khoản tín dụng cụ thể.

Công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Agribank Bến Tre trong những năm qua được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay, các dấu hiệu nhận diện rủi ro thường được chú ý:

- Các dầu hiệu từ phía khách hàng. - Các dấu hiệu từ phía ngân hàng.

^ Những tồn tại của công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Agribank Bến Tre trong những năm qua:

*Đối với hoạt động nhận điện rủi ro toàn bộ hoạt động tín dụng: - Chưa có những báo cáo, tổng kết về RRTD tại Chi nhánh.

- Chưa có những kịch bản nhận diện rủi ro dựa vào những phân tích, đánh giá về tình hình môi trường hoạt động, xu hướng phát triển thị trường.

- Việc cung cấp thông tin để phục vụ việc đánh giá, phân tích, nhận định rủi ro trong quá trình cấp tín dụng có những lúc độ tin cậy không cao.

*Đối với hoạt động nhận điện rủi ro của từng khoản tín dụng:

- Hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản tín dụng tại Chi nhánh vẫn chưa đi vào thực chất, chưa được thực sự xem trọng bởi những người thực hiện.

- Năng lực cán bộ trực tiếp thẩm định, quản lý khoản tín dụng còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế công việc. Cán bộ tín đụng thiếu kiểm tra giám sát khách hàng, khoản vay.

2.4.2. Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng:

Việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng tại Agribank Bến Tre được thực hiện thông qua hoạt động xếp hạng khách hàng và quá trình thâm định, phân tích khoản vay.

a. Đối với hoạt động đo lường rủi ro, xếp hạng tín dụng khách hàng:

Hoạt động này tại Agribank Bến Tre được thực hiện bằng hai phương pháp áp dụng cho hai nhóm khách hàng khác nhau là: nhóm khách hàng doanh nghiệp và nhóm khách hàng cá nhân theo quy định hướng đẫn chung cho toàn hệ thống của Agribank, theo điều 6 và điều 7 của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.

Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ phân loại khách hàng thành 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D.

b. Đối với hoạt động thẩm định, phân tích khoản vay:

Các hoạt động này của Agribank Bến Tre là đang thực hiện theo các qui trình hướng đẫn phân tích, thâm định khoán vay được ban hành kèm theo qui trình cho vay, áp dụng cho toàn hệ thống bởi Agribank.

2.4.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng:

Trong những năm qua, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank Bến Tre được thực hiện theo khuôn mẫu, khá sơ sài: theo kiểu phải làm theo qui trình tín đụng, còn định hướng cụ thể và chất lượng kiểm soát thì chưa được đảm bảo.

- Đối với từng khoản vay: Các báo cáo thẩm định chưa đưa ra được phương án kiểm soát rủi ro cụ thể và hiệu quả, nếu không bị từ chối thì yêu cầu chủ yếu trong kiểm soát rủi ro các khoản vay chỉ mới ở mức độ là tình hình tài chính của khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội của phương án, dự án vay vốn, tài sản bảo đảm.

- Đối với quá trình quản trị sau khi cho vay: Quá trình này cũng chưa đưa ra được phương án kiểm soát cụ thể có thể ứng phó kịp thời, phù hợp với những điễn biến tình hình thực tế khách hàng.

- Đối với toàn bộ hoạt động tín dụng: Chưa có sự nghiên cứu nào để sử dụng các chiến lược kiểm soát phù hợp; kỹ thuật kiểm soát chưa hiệu quả, chưa có

phương án kiểm soát cho cả thời kỳ.

2.4.4. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank các Chi nhánh và phònggiao dịch tỉnh Ben Tre. giao dịch tỉnh Ben Tre.

* Mặt được

Thời gian qua, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Ben Tre được chú ý hơn trước, thực hiện có tổ chức hơn và có những tiến bộ nhất định. Chi nhánh đã và đang kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm kiêm soát và giảm nợ xấu.

* Hạn chế

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Bến Tre giai đoạn qua có những hạn chế, những điểm yếu cơ bản - những vấn đề làm cho quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại đây chưa đạt được kết quả tốt, chưa hoàn thành sứ mệnh đảm bảo độ an toàn và hiệu quả kinh doanh tín dụng của Chi nhánh.

* Nguyên nhân các hạn chế

Những hạn chế trên đây của Agribank Bến Tre về quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là đo nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân từ nội tại đơn vị, nguyên nhân từ những quy định của cấp trên, nguyên nhân từ tình hình chung trong lĩnh vực ngân hàng và hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam. Tùy mỗi hoàn cảnh mà những nguyên nhân này có những tác động, ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh...

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này đã trình bày khái niệm cơ bản về RRTD và thảo luận các chỉ số cơ bản để đo lường RRTD. Nguyên nhân và ảnh hưởng của RRTD đến nền kinh tế nói chung cũng được được phân tích.

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tác động cũng đã được trình bày cụ thể. Đó là cơ sở nền tảng cho nghiên cứu ở các chương sau.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết về RRTD tại các NHTM, chương này tiếp tục trình bày việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp trong quá trình nghiên cứu xuất phát từ các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này được sử dụng cho bộ số liệu thu thập từ các CN và PGD của Agribank tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2010-2019.

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre, luận văn kế thừa các nghiên cứu trước đây để xây dựng mô hình nghiên cứu. Phần tiếp theo của chương là xây dựng các biến nghiên cứu trong mô hình. Cuối cùng, dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các bài nghiên cứu trước đây để biện luận và xây dựng giả thuyết nghiên cứu phù hợp về ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD tại các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre.

3.1. Mô hình nghiên cứu

Theo các nghiên cứu thực nghiệm về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM thường sử dụng mô hình hồi quy đa biến, với dữ liệu bảng nghiên cứu cho các NHTM của từng quốc gia hoặc nhiều quốc gia. Trong nghiên cứu này, luận văn tham khảo cách tiếp cận của Foos và các cộng sự (2010), Pestova và Mamonov (2011), Chaibi và Ftiti (2015) để xây dựng mô hình nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các CN và PGD Agribank tỉnh Bến Tre.

Mô hình nghiên cứu đề xuất có dạng như sau:

LLRi,t = α + γLLRi,t-ι + βjMt + δhBSi,t + Vi + εi,t (3.1)

Trong đó:

α là hệ số chặn.

LLRi,t là biến đo lường RRTD năm t. LLRi,t-1 là biến đo lường RRTD năm t-1.

γ là hệ số hồi quy của biến RRTD năm t-1 đến RRTD năm t.

Mt là vector các biến nhân tố vĩ mô và βj là hệ số hồi quy của vector các biến nhân

BSi,t là vector các biến nhân tố đặc trưng ngân hàng và δh là hệ số hồi quy của vector các biến nhân tố đặc trưng ngân hàng.

Vi là các đặc điểm riêng không quan sát được giữa các ngân hàng. εi,t là phần dư của mô hình.

3.2. Xây dựng biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu3.2.1. Xây dựng biến phụ thuộc 3.2.1. Xây dựng biến phụ thuộc

3.2.1.1. Lý do chọn lựa

Trong các bài nghiên cứu thực nghiệm trước đây khi nghiên cứu về RRTD, các tác giả khi đánh giá về RRTD có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu đánh giá.

RRTD có thể được đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu, là tỷ số của số dư nợ xấu chia cho tổng nợ vay, theo các nghiên cứu của Pestova và Mamonov (2011), Castro (2013), Chaibi và Ftiti (2015). Một số nghiên cứu khác đo lường RRTD thông qua tỷ lệ dự phòng RRTD chia cho tổng tài sản của ngân hàng, theo nghiên cứu của Laeven và Majnoni (2003), Zribi và Boujelbene (2011) khi họ cho rằng dư nợ cho vay chiếm chủ yếu trong tổng tài sản nên có thể sử dụng trực tiếp giá trị tổng tài sản để đánh giá rủi ro.

Nghiên cứu của Foos và cộng sự (2010), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)

đã đo lường RRTD bằng cách lấy tỷ lệ giá trị trích lập dự phòng RRTD trong năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm t-1. Giá trị trích lập dự phòng RRTD là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợ của NHTM. Tiêu chí đo lường này xét đến vấn đề trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Theo Foos và cộng sự (2010), bởi vì người đi vay hiếm khi vỡ nợ trong năm đầu tiên khoản vay mới được cấp nên đã sử dụng biến trễ của tổng dư nợ cho vay làm

mẫu số trong công thức để đánh giá RRTD. Hơn nữa, phương pháp đo lường RRTD này gián tiếp xem xét ảnh hưởng tài sản thế chấp của khoản vay. Các ngân hàng trích lập dự phòng RRTD cho phần không có bảo đảm của khoản vay mà không có khả năng trả nợ, có tính đến tất cả các tài sản được thế chấp bởi người vay. Ví dụ, nếu các ngân hàng hạ thấp yêu cầu về tài sản thế chấp của họ để thúc đẩy cho vay thì tỷ lệ cho vay không có bảo đảm tăng lên và do đó các khoản dự phòng RRTD và các khoản xóa nợ cũng có khả năng gia tăng.

Bên cạnh đó, từ cuối năm 2012, NHNN đã có những quy định kỹ thuật về điều chỉnh kỳ hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780/QĐ- NHNN ngày 23/04/2012, cũng nhu triển khai bán nợ xấu của các TCTD cho VAMC vào cuối năm 2013 đã làm cho số liệu nợ xấu phản ánh không còn chính xác. Chi phí dự phòng RRTD bao gồm cả chi phí dự phòng trái phiếu VAMC đuợc xem nhu là chi phí cho những tài sản suy yếu bao gồm cả những khoản nợ nghi ngờ (nợ nhóm 2) và những khoản nợ đã bán cho VAMC nhung chua xử lý. Do đó sử dụng chỉ tiêu chi phí dự phòng RRTD sẽ phản ánh đúng bản chất RRTD của các NHTM Việt Nam so với tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn vừa qua. Chính vì thế, bài luận văn tiếp cận nghiên cứu của Foos và các cộng sự (2010) sử dụng chỉ số tỷ lệ dự phòng RRTD làm biến phụ thuộc của mô hình.

3.2.1.2. Công thức tính

LLRi,t = Giá trị trích lập dự phòng RRTD ngân hàng i năm tTông du nợ ngân hàng i năm (t - 1)

3.2.2. Xây dựng biến độc lập

3.2.2.1. Các nhân tố vĩ mô

❖ Tăng trưởng kinh tế

Luận văn sử dụng biến tỷ lệ tăng truởng tông sản phẩm quốc nội (ký hiệu là GGDP) đại diện cho nhân tố tăng truởng kinh tế. GGDP đuợc xác định bằng công thức:

GGDPt = Chỉ số GDP thời điểm t - 100

❖ Lạm phát

Luận văn sử dụng biến tỷ lệ lạm phát (ký hiệu CPI) đại diện cho nhân tố lạm phát của nền kinh tế. CPI đuợc xác định bằng công thức:

❖ Tỷ giá hối đoái

Luận văn sử dụng biến tỷ lệ tăng giảm tỷ giá danh nghĩa USD/VND (ký hiệu EXI) đại diện cho nhân tố tỷ giá hối đoái. EXI đuợc xác định bằng công thức:

EXIt = Chỉ số giá đô la Mỹ thời điểm t - 100

3.2.2.2. Các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng

❖ Tăng trưởng tín dụng

Luận văn sử dụng biến tăng truởng du nợ tín dụng (ký hiệu GL) đại diện nhân tố tăng truởng tín dụng của NHTM. GL đuợc xác định bằng công thức:

Tổng du nợ cho vay thời điểm t — Tổng du nợ cho vay thời điểm (t — 1)

GLt = Tổng du nợ cho vay thời điểm (t — 1)

Quy mô ngân hàng

Luận văn sử dụng biến tổng tài sản (ký hiệu là SIZE) đại diện cho nhân tố quy mô ngân hàng.

Vì giá trị của biến SIZE lớn có thể ảnh huởng phi tuyến đến RRTD nên giá trị biến SIZE sẽ đuợc tính bằng logarit của tổng tài sản, theo công thức sau:

SIZEt = log (Tổng tài sản thời điểm t)

❖ Thanh khoản

Luận văn sử dụng biến tỷ lệ du nợ cho vay so với số du tiền gửi huy động (ký hiệu LDR) để đại diện cho nhân tố thanh khoản. LDR đuợc tính bằng công thức sau:

____ Tổng dư nợ thời điểm t LDRt = jɪɪ J

Tổng tiên gửi thời điểm t

Năng lực quản trị

Luận văn sử dụng biến tỷ lệ chi phí hoạt động (không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro) so với tổng tài sản bình quân (ký hiệu là OEXPR) đại diện cho nhân tố năng lực quản trị của NHTM. OEXPR được tính bằng công thức như sau:

Chi phí hoạt động trong năm t

OEXPRt = zrrA λ∙ , ~ + I τ∕,-w, +A,∙ í+ — 1 ʌʌ/ɔ t(Tổng tài sản năm t + Tổng tài sản năm (t — 1))/2

Khả năng sinh lợi

Luận văn sử dụng biến tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu (ký hiệu

là ROE) đại diện cho nhân tố khả năng sinh lợi của NHTM. ROE được tính bằng công thức như sau:

ROEt = Lợi nhuận sau thuế trong năm t

(Vốn chủ sở hữu năm t + Vốn chủ sở hữu năm (t — 1))/2

❖ Chính sách lãi suất

Luận văn sử dụng biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (ký hiệu là NIM) đại diện cho nhân tố chính sách lãi suất của NHTM. NIM được tính bằng công thức sau:

Thu nhập lãi ròng trong năm t

NIMt (Tổng tài sản năm t + Tổng tài sản năm (t — 1))/2

3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm được trình bày ở trên, để thực hiện

mục tiêu nghiên cứu và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, luận văn đặt ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

3.3.1. RRTD với độ trễ một năm và RRTD ngân hàng năm hiện hành

Foos và cộng sự (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD tại hơn 16.000 ngân hàng từ 16 nước bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản và 13 nước châu Âu trong giai đoạn 1997 - 2007. Nghiên cứu cho thấy sự tác động của RRTD trong quá khứ với độ trễ một năm có tác động cùng chiêu đến RRTD năm hiện tại.

Thiagarajan và cộng sự (2011) cũng tìm được kết quả tương tự khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD tại các ngân hàng ở Ản Độ với mẫu dữ liệu bao gồm 22 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và 15 ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân trong giai đoạn 2001 - 2010.

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa RRTD với độ trễ một năm với RRTD năm hiện hành.

3.3.2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP và RRTD

Nghiên cứu của Pestova và Mamonov (2011) đối với các NHTM tại Nga trong

giai đoạn 2004 - 2013 đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng GDP và RRTD. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở nghiên cứu của Das và Ghosh (2007) đối với các ngân hàng Ản Độ trong giai đoạn 1994 - 2005.

Nghiên cứu của Jimenez và Saurina (2006) ở các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1984 - 2002 cũng tìm thấy tác động ngược chiều của tỷ lệ tăng trưởng GDP ở năm hiện hành và tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm đến RRTD

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCHTỈNH BẾN TRE 10598594-2441-012612.htm (Trang 38)

w