0
Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

DÀN Ý CHI TIẾT: MỞ BÀ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 KÌ 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (Trang 35 -39 )

- Lời khuyên dành cho mọi ngườ

DÀN Ý CHI TIẾT: MỞ BÀ

MỞ BÀI

- Trong cuộc sống của chúng ta thể thao có một vai trò vô cùng quan trọng - Nhận thức được tầm quan trọng của thể thao nên trường em thường

xuyên tổ chức Hội khoẻ phù đổng để nâng cao sức khoẻ cho học sinh. THÂN BÀI

1. Mục đích của Hội khoẻ Phù Đổng:

- Là cuộc thi vận động để rèn luyện thân thể và sức khoẻ của bản thân - Cuộc thi mang tên vị anh hùng của làng Phù Đổng, sức mạnh của thời

xưa sẽ được thể hiện ở cuộc thi này 2. Thời gian tổ chức:

- Hội khoẻ Phù Đổng được tổ chức bốn năm một lần ở trường em và năm nay em may mắn được chứng kiến

- Cuộc thi này gồm nhiều bộ môn khác nhau như: bật cao, bật xa, chạy cự li ngắn, đá bóng, đá cầu,...

3. Diễn biến của hội khoẻ:

- Mở đầu buổi lễ là phần khai mạc.

- Đúng 8 giờ thì hội thi bắt đầu, nhà đa năng của trường em đông nghẹt các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh đến cỗ vũ. - Đầu tiên là trận đấu bóng đá giữa lớp 6A và lớp 6B. Trận đấu diễn ra hấp

dẫn và căng thẳng. Chung cuộc, lớp 6B giành chiến thắng, cuộc đọ sức chấm dứt.

- Tiếp theo, là cuộc thi đá cầu của các anh chị lớp 8. Sau thời gian thi đấu thì trận đấu kết thúc trong tiếng hò reo của các cổ động viên. Lớp 8A đã giành chiến thắng.

4. Ý nghĩa của hội thi:

- Đây là một cuộc thi rất hay và bổ ích

- Giúp nâng cao sức khoẻ, tạo tinh thần thoải mái.

- Việc các bạn học sinh cùng nhau tham gia các môn thể thao sẽ giúp đoàn kết và gắn bó hơn

Sau khi chứng kiến hội khoẻ thể thao ở trường mình em mong muốn trường em sẽ có nhiều hoạt động như vậy nữa để chúng em có cơ hội để tập luyện và nâng cao sức khoẻ.

Đề 10: Đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện cổ tích “Cây khế”

Tôi là người em trong câu chuyện Cây khế. Tuổi thơ tôi gặp rất nhiều khó khăn và đau buồn kể từ khi ba mẹ mình không còn nữa. Buồn bã là thế nhưng tôi cũng gặp được rất nhiều may mắn. Hôm nay, tôi sẽ kể cho mọi người nghe về câu chuyện về cuộc đời mình.

Tôi là con út được sinh ra trong một gia đình làm nông. Vì chăm chỉ làm ăn nên bố mẹ tôi cũng có của ăn của để dành cho hai anh em tôi. Nhưng rồi bố mẹ tôi ra đi đột ngột để lại hai anh em tôi. Tôi ở với anh được một thời gian ngắn thì anh cũng đi lấy vợ và hai vợ chồng anh đã chiếm hết tài sản quý giá mà chỉ để lại cho tôi một khu vườn nhỏ và cây khế ở góc vườn. Thân làm em, tôi không dám đòi hỏi gì thêm và cũng không than phiền gì mà chỉ cày thuê cuốc mướn để sống qua ngày.

Từ đó, cây khế trở thành người bạn gắn bó thân thiết và là tài sản quý giá nhất của tôi. Cây khế lớn rất nhanh và một thời gian sau thì đã đơm hoa kết trái. Cây khế rất nhiều quả và mùi hương thơm lừng toả khắp khu vườn. Tôi vui sướng biết bao khi nhìn thấy cây như vậy. Tôi liền đi đan sọt để mai hái khế ra chợ bán. Hôm sau, khi tỉnh dậy, thì tôi thấy một con chim đang ăn những quả khế chín. Tôi xót ruột quá bèn chạy đến bên gốc cây nói với chim. Nghe tôi nói, chim không ăn nữa và nói:

Ăn một quả khế Trả một cục vàng

May túi ba gang Mang đi mà đựng.

Nói xong chim liền bay đi. Tôi không tin vào chuyện lạ lùng này cho lắm nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Hôm sau, chim đến nhà tôi bảo tôi ngồi lên lưng nó để đi lấy vàng. Ngồi trên lưng chim tôi nhìn thấy trời, thấy biển, thấy những cánh đồng lúa tốt tươi. Chim đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ ở biển. Cả hòn đảo toàn là vàng bạc châu báu làm tôi không thể tin vào mắt mình. Chim vỗ cánh và giục tôi: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.” Nghe chim nói vậy thì tôi mới dám nhặt vàng bạc cho vào túi ba gang mình mang đi. Tôi dựng cho mình một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn nhưng túp lều và cây khế vẫn giữ lại. Từ đó, tôi sống của cuộc sống giàu có và khá giả. Số của cải của mình tôi dùng để chia cho những người dân nghèo khác ở trong làng. Tôi cũng không biết vì lí do nào mà từ hôm đó, chim không còn đến vườn của tôi ăn khế nữa. Giờ đây, cây khế đã lớn, toả bóng mát rợp cả góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng đứng đợi chim thần đến để nói lời cảm ơn chim.

Câu chuyện của tôi nhanh chóng lan đến tai anh trai. Một hôm nọ, anh đến nhà tôi và có nói muốn đổi toàn bộ gia sản của mình để lấy túp lều và cây khế. Đây là lần đầu tiên anh đến thăm tôi từ khi hai anh em ra ở riêng. Trước lời cầu khẩn của anh tôi đành đồng ý. Tôi rất buồn khi phải xa cây khế và ngôi nhà thân yêu của mình. Gia đình anh chuyển sang túp lều của tôi và tôi cũng nghe làng xóm đồn là ngày ngày anh đứng dưới gốc cây để chờ chim thần đến. Tôi nghe chuyện và cũng để ngoài tai chứ không suy nghĩ nhiều. Bỗng tháng trước,

chim thần lại xuất hiện và kể cho tôi câu chuyện về người anh trai của tôi, nhờ chim thần kể cặn kẽ mà tôi biết rằng, sau khi thấy chim về ăn quả, anh

tôi cũng kêu gào để được trả vàng. Chim cũng hứa:

Ăn một quả khế Trả một cục vàng

May túi ba gang Mang đi mà đựng

Hôm sau, chim đưa anh tôi ra đảo. Vừa đến nơi anh tôi nhét đầy vàng bạc châu báu vào túi của mình. Trước khi lên lưng chim anh tôi còn tham lam nhét nhiều vàng vào người. Trên đường về nhà, chim thấy nặng quá kêu anh vứt bớt vàng đi nhưng với bản tính tham lam của mình, anh tôi không vứt bớt đi mà còn bắt chim bay nhanh để còn về. Đến cuối cùng, sức chim đã đuối không gắng gượng được nữa liền hất luôn anh tôi và số vàng xuống biển.

Tôi trở về ngôi nhà cũ sống cùng túp lều và cây khế nhưng từ đấy tôi không thấy chim thần xuất hiện nữa. Lòng tôi buồn man mác, tôi buồn vì cái chết của anh mình nhưng tôi nghĩ đây chính là bài đắt giá cho những người tham lam, ích kỉ.

Đề 11 Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyệntruyền thuyết: Nhập vai

nhân vật Gióng kể lại chuyện Thánh Gióng

Các cháu có biết ta là ai không nào? Ta chính là Thánh Gióng- người con thứ hai của Ngọc Hoàng và cũng là người năm xưa đánh đuổi được lũ giặc Ân tàn bạo. Hôm nay, ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta thời bấy giờ. Vì Ngọc Hoàng muốn được gắn bó với cuộc sống của nhân dân dưới hạ giới nên đã sai ta xuống dưới đó đầu thai cho một gia đình lão nông dân tốt bụng. Vào buổi sáng đẹp trời, ta thấy bà lão đi ra đồng, ta liền hoá thành một vết chân to. Thấy vết chân kì lạ, bà lão đã ướm vào vậy là ta đã đầu thai vào bà. Sau mười hai tháng ta mới ra đời và ông bà lão vui mừng khôn siết. Hai người họ yêu thương, chăm sóc ta hết lòng mong mỏi ta được như những đứa trẻ khác cùng lứa nhưng mãi đến khi ba tuổi ta vẫn không biết cười, biết nói, chỉ đặt đâu thì nằm đấy. Họ rất buồn, ta thấy thế thương họ lắm nhưng vì lệnh của Ngọc Hoàng nên ta phải giữ im lặng.

sức lo lắng. Nhìn họ lo âu như vậy, ta biết cũng đến lúc ta phải giúp đỡ họ. Một hôm, ta đang nằm ở trên giường thấy sứ giả đi tìm người cứu nước ta liền bảo mẹ: “Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.” Nghe ta cất tiếng nói mẹ ta ngạc nhiên lắm và càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì chuyện này không thể đùa được. Ta nhìn mẹ lo lắng vội trấn an: “Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!” Mẹ ta vừa nửa tin nửa không nhưng cũng mời sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhìn thấy ta lúc đó là một cậu bé còn nằm trên giường thì ông có vẻ không được tin tưởng cho lắm nhưng khi nghe ta dặn: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta thì thì sứ giả cũng vội vã chạy về tâu với vua để làm những thứ ta cần. Sứ giả đi rồi ta vươn vai liền biến thành người lớn rồi liền bảo mẹ: “Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.” Ta ăn bao nhiêu lớn lên bấy nhiêu đến nỗi quần áo mặc phải thay liên tục. Thấy ta ăn bao nhiêu cũng không đủ trong khi nhà mình thì không còn gạo mẹ ta liền nhờ bà con hàng xóm giúp đỡ. Bà con hàng xóm đều vui lòng góp đồ ăn để nuôi ta. Họ đến nhà ta nhiều lắm, người có gaoh thì góp gạo, ai có rau góp rau. Những ngày đó dân làng ta ai cũng mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.

Một ngày nọ, dân làng nghe tin giặc đã đến chân núi Trâu. Tin này làm mọi người trong làng ta ai ai cũng lo lắng và khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như muốn cầu cứu. Ta hiểu tâm trạng của họ và thật may mắn lúc đó sứ giả cũng mang đến những thứ ta yêu cầu. Ta đứng dậy vươn vai và trở thành một tráng sĩ cao lớn nên những thứ sứ giả mang đến tưởng như không còn vừa nữa, dân làng lại làm cho ta những bộ đồ mới. Khi mọi thứ đã được chuẩn bị xong, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt nhảy lên ngựa rất oai phong. Sau khi chia tay bố mẹ và dân làng ta đi tìm giặc để đánh. Ngựa của ta đi đến đâu phun lửa đến đó khiến cho lũ giặc khiếp sợ. Lũ giặc đổ rạp và tan xác dưới cây roi sắt của ta và ngọn lửa của chiến mã. Cả bãi chiến trường giặc chết như ngả rạ. Thế trận đang lên như vũ bão thì cây gậy sắt của ta gãy làm đôi, ta liền lấy những khóm tre bên đường để đánh giặc. Lũ giặc rơi vào thế hỗn loạn và quân giặc tan tác, những tên may mắn sống sót liền tìm cách trở về nước. Làng quê ta lúc bấy giờ sạch bóng quân thù. Dân làng reo vui lên rộn rã.

Nhìn nhân dân hạnh phúc ta vui mừng lắm, như vậy việc Ngọc Hoàng giao phó ta đã hoàn thành tốt. Ta nói lời tạm biệt cha mẹ mình, nhìn đất nước, nhìn dân làng lần cuối rồi cho ngựa bay về trên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp và bay về trời. Ta về trời nhưng lòng ta đầy những nuối tiếc vì không được sống cùng những người dân hiền lành, chất phác nữa. Tuy nhiên, ta cũng rât vui vì từ nay họ được sống trong cảnh đất nước hoà bình, họ sẽ có một cuộc sống tốt.

Sau đó, ta được biết nhà vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Với ta đây là một danh hiệu quý báu còn hơn cả những phần thưởng vật chất khác. Các cháu thấy đấy, để tưởng nhớ công ơn của ta năm nào dân làng cũng mở hội to lắm. Những bụi tre đằng ngà chính vì ngựa của ta phun lửa nên bây giờ mới có màu như vậy, những ao hồ liên tiếp kia cũng do chính dấu chân ngựa năm xưa của ta để lại.

12.Hãy viết đoạn văn về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh…

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 KÌ 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (Trang 35 -39 )

×