Câu 1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ở câu văn sau: Quân sĩ mười tám nước
ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. (Truyện cổ tích Thạch Sanh)
A. Nhân hóa B. So sánh C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ
Câu 2: Văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống thuộc thể loại nào?
A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Tiểu thuyết
D. Truyện ngắn
Câu 3. Văn bản Xem người ta kìa! của tác giả nào?
A. Lí Lan B. Lạc Thanh C. Hà My D. Nguyễn Nhật Ánh
Câu 4. Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ
mùa xuân là trạng ngữ?
A. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân
có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...](Vũ Bằng)
B. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam) C. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. (Vũ Bằng)
D. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có
sự đổi thay kì diệu. (Võ Quảng)
II. TỰ LUẬN ( 8,0 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình thông minh giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác" đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười
(trích SGK Ngữ văn 6, tập 2, trang 54) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
c. Chỉ ra và nêu chức năng của trạng ngữ được sử dụng trong câu văn sau: Trên
đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.
d. Cảm nhận của em về mong muốn của người mẹ trong đoạn văn bản trên.
Câu 2 (5 điểm): Viết bài văn trình bày ý kiến của em về tinh thần tự học của học
sinh hiện nay.
…….Hết……
BÀI 5