I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ
KỲ II THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn Lớp 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Mỗi khi được nghe tiếng cười tươi trẻ, hồn nhiên của bạn bè trong lớp hay của ai đó bên ngoài, tôi đều cảm thấy ấm lòng. Nó như truyền thêm cho tôi niềm vui sống, sự yều đời. Hoá ra, tiếng cười cũng có nhiều âm sắc, chứa nhiều hàm ý. Có tiếng cười trao gửi một niềm tin yêu; có tiếng cười thay cho một lời cảm ơn, một tình cảm chân thành muốn nói; có tiếng cười hài hước, dí dỏm khiến người ta quên cả mệt nhọc; có tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng, trong cuộc sống hằng ngày, còn có những tiếng cười mà người ta không bao giờ muốn nghe, không bao giờ chờ đợi. Những tiếng cười khiến ta phải phiên lòng, khó chịu và ước sao nó không hướng vào mình. Ấy là kiểu cười được nói đến trong câu tục ngữ: Cười người chớ vộị cười lâu/Cười người hôm trước, hôm sau người cười.”
(Trích “Tiếng cười không muốn nghe”- Minh Đăng, Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0.5 điểm): Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.
Câu 3 (1.0 điểm): Tìm và ghi lại câu văn sử dụng dấu chấm phẩy trong đoạn trích
trên, nêu chức năng của dấu chấm phẩy trong trường hợp đó.
Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp nào được gửi gắm qua đoạn trích? Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc - hiểu, viết đoạn văn (7 đến 10
câu) trình bày ý kiến của em về tiếng cười có ý nghĩa trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm): Hãy đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích mà em đã biết
để kể lại câu chuyện đó.