Kinh nghiệm quốc tế về phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHƯƠNG PHÁP TIẾP cận KIỂM TOÁN dựa TRÊN ĐÁNH GIÁ rủi RO KHI THỰC HIỆN KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH tại CÔNG TY KIỂM TOÁN độc lập (Trang 41)

6. Kết cấu của đề tài

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá

đánh giá rủi ro khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại cơng ty kiểm tốn độc lập

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã đưa ra một số chuẩn mực kiểm toán hướng dẫn liên quan đến tiếp cận đánh giá rủi ro gồm: Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 200 , ISA 330, ISA 315, ISA 240

Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm tốn báo cáo tài chính, ISA 240 - Gian lận và sai sót, ISA 315 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động ĐV và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu và ISA 330 - Thủ tục của KTV trong việc đối phó với những rủi ro đã lường trước. Theo nội dung của các chuẩn mực, mối quan hệ giữa các chuẩn mực nêu trên đối với đánh giá rủi ro cụ thể như sau:

ISA 200 đóng vai trị là “Chuẩn mực tổng thể” có mục tiêu bao trùm lên các chuẩn mực kiểm toán khác. VSA 200 yêu cầu kiểm tốn viên phải duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp trong suốt q trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm tốn, đây là u cầu cần thiết nhưng khơng được quy định lại trong các chuẩn mực kiểm toán ISA 240, ISA 315 và ISA 330.

Chuẩn mực kiểm tốn ISA 315 đóng vai trị trọng tâm trong việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính thơng qua hiểu biết về ĐV được kiểm tốn và mơi trường của ĐV, trong đó có kiểm sốt nội bộ.

33

Chuẩn mực kiểm toán ISA 315 cũng đưa ra các hướng dẫn trong việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung đối với các rủi ro đã đánh giá trong suốt cuộc kiểm toán.

Chuẩn mực kiểm toán ISA 240 quy định và hướng dẫn chi tiết hơn so với ISA 315 về trách nhiệm của KTV đối với rủi ro do gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC. Đặc biệt, Chuẩn mực này cũng quy định và hướng dẫn thêm cách áp dụng Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 và số 330 đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận.

Chuẩn mực kiểm toán ISA 330 quy định và hướng dẫn việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu mà kiểm tốn viên đã xác định và đánh giá khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo VSA số 315.

Xét trên khía cạnh liên quan đến vận dụng các tiếp cận dựa trên đánh giá rủi ro trong kiểm toán BCTC , Các cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam cần phải lưu ý đến vấn đề tìm hiểu mơ hình rủi ro kinh doanh trong khi kiểm tốn BCTC.

Mơ hình rủi ro kinh doanh là mơ hình được áp dụng rộng rãi trên thế giới, được sử dụng để phân tích tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, dựa trên các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đây là một công cụ quan trọng được các nhà quản trị rủi ro thường hay sử dụng. Trên thế giới có nhiều mơ hình đánh giá rủi ro kinh doanh, chẳng hạn như mơ hình SWOT, là mơ hình phân tích tình hình kinh doanh dựa trên các nhân tố: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp, hay mơ hình PEST phân tích tình hình kinh doanh chủ yếu dựa vào các yếu tố vĩ mơ như chính trị, kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật, v.v. Mơ hình rủi ro kinh doanh đã được vận dụng trong công tác đánh giá rủi ro trong kiểm toán BCTC tại các hãng kiểm toán quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu của chuẩn mực kiểm tốn về đánh giá rủi ro. Mơ hình này cịn mới mẻ tại Việt Nam do từ trước đến nay Việt Nam chưa chú trọng vào việc đánh giá rủi ro kinh doanh của khách hàng. Do vậy, Việt Nam cần thực hiện triển khai việc vận dụng các mơ hình rủi ro trong đánh giá rủi ro cho phù hợp với hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

34

Kết luận chương 1

Chương 1 đã giải quyết những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận về rủi ro, đánh giá rủi ro kiểm toán và nội dung của phương pháp tiếp cận kiểm toán. Theo xu hướng tất yếu, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm tốn, các mơ hình và đánh giá rủi ro kiểm toán đã thay đổi, tập trung nhấn mạnh vào phương pháp kiểm tốn dựa trên rủi ro thay vì chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ như phương pháp kiểm toán truyền thống. Hiểu biết về cách tiếp cận rủi ro phù hợp với các phương pháp hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới chính là cơ sở để các cơng ty kiểm toán độc lập và các KTV Việt Nam hoàn thiện và xây dựng một phương pháp tiếp cận rủi ro hữu hiệu và hiệu quả, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán BCTC.

35 CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KIỂM TOÁN DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY KIỂM TỐN ĐỘC LẬP 2.1. Tổng quan về các cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam

Hoạt động kiểm toán tại Việt Nam bắt đầu hình thành từ thập niên 90 của thế kỉ 20, khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Ban đầu, chỉ là những công tác kiểm tra kế toán do Nhà nước tiến hành. Sau khi Luật đầu tư ra đời vào năm 1996, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, tạo nên nhu cầu cần có kiểm tốn độc lập để kiểm toán BCTC.

Hoạt động kiểm toán bắt đầu được thể chế từ năm 1994, khi Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập vào tháng 1/1994, từ đó các văn bản khác như nghị định 07/CP, ra đời hướng dẫn về cơng tác kiểm tốn, về hoạt động và quản lý của nhà nước đối với hoạt động này. Đồng thời, cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cũng được thành lập vào tháng 7/1994. Đến 10 năm sau, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ- CP ngày 30/3/2004 và văn bản hướng dẫn để thay thế cho Nghị định 07/CP. Từ đó, hoạt động kiểm toán ngày càng được chú trọng và kiểm soát một cách có hệ thống hơn, thơng qua ban hành Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam, thành lập Hội KTV hành nghề Việt Nam, thành lập hội Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam. Đến ngày 29/03/2011, Luật kiểm tốn độc lập chính thức được Quốc hội ban hành lần đầu tiên nhằm đáp ứng tình hình phát triển ngày càng mạnh của hoạt động nghề nghiệp này.

Với sự phát triển của hoạt động kiểm tốn và sự quan tâm của các cơng ty kiểm toán đối với chất lượng đội ngũ KTV, số lượng người hành nghề kiểm toán từ năm 1994 đến nay đều không ngừng gia tăng. Bắt đầu từ tháng 10/1994 cả nước chỉ có 49 người đủ tiêu chuẩn được Bộ tài chính cấp chứng chỉ KTV chuyên nghiệp, thì đến năm 2020 cả nước có 2.037 kiểm tốn viên, khoảng trên 1.000 kế toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề. Số lượng này là quá thấp so với nhu cầu thực tế của thị trường (cần khoảng 7.000 kế toán viên, KTV). Các kiểm tốn viên có chứng chỉ

36

quốc tế chủ yếu làm việc ở các DN có vốn đầu tư nước ngồi. Các kế toán viên, kiểm toán viên có trình độ và kinh nghiệm cao có xu hướng chuyển nghề, phát triển thành các nhà quản trị DN cũng tạo ra thiếu hụt về nhân sự có chất lượng cao trên thị trường này.

Các chuẩn mực liên quan đến đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán BCTC được áp dụng tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm ban hành các chuẩn mực kiểm toán dựa trên 3 nguyên tắc:

Dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế : chuẩn mực kiểm toán quốc tế được soạn thảo vào ban hành bởi Ủy ban chuẩn mực kiểm toán và bảo đảm quốc tế (IAASB) và Liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC) là những quy định chuẩn mực nhất hiện nay về cơng tác kiểm tốn. Dựa trên hệ thống chuẩn mực này, các quốc gia trên thế giới tiến hành soạn thảo lại chuẩn mực của nước mình sao cho vừa phù hợp với quốc tế lẫn điều kiện của quốc gia.

Phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam: Do phải thoả mãn yêu cầu của nhiều thành viên là các quốc gia có mức độ phát triển khác nhau về nghề nghiệp nên các chuẩn mực quốc tế không tránh được một số nhược điểm như: phải dung hoà quan điểm khác biệt giữa các quốc gia, không ban hành một số vấn đề mang đặc điểm riêng của một nhóm quốc gia. Do đó, việc xây dựng các chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam ngồi việc sử dụng các chuẩn mực quốc tế làm cơ sở, cần xem xét sửa đổi cho phù hợp với các đặc điểm của VN để đảm bảo khả năng đưa chuẩn mực vào thực tiễn hoạt động kiểm toán Việt Nam

Đơn giản, rõ ràng và tuân thủ các quy định về thể thức ban hành văn bản pháp luật: Chuẩn mực kiểm toán được ban hành đơn giản, rõ ràng, trình bày dễ hiểu để các đối tượng có liên quan như KTV, các cơng ty kiểm tốn có thể dễ dàng tiếp cận và áp dụng.

Các chuẩn mực chủ yếu liên quan đến đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm tốn BCTC được áp dụng tại Việt Nam bao gồm:

VSA 200 - Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

37

VSA 240 - Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm tốn báo cáo tài chính.

VSA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về ĐV được kiểm tốn và mơi trường của ĐV.

VSA 330 - Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá.

Nội dung của các chuẩn mực này là phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành và phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Ngoài ra, Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA) đã ban hành chương trình kiểm tốn mẫu năm 2010 và chỉnh sửa cập nhật lần 3 năm 2019, trên cơ sở lý thuyết là phương pháp tiếp cận rủi ro, để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán BCTC và để việc áp dụng phương pháp kiểm toán dựa trên tiếp cận rủi ro đạt được hiệu quả cao nhất.

2.2. Thực trạng vận dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro khi thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính của cơng ty kiểm tốn giá rủi ro khi thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính của cơng ty kiểm tốn

Phương pháp nghiên cứu

Để tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của cơng ty kiểm tốn, đề tài đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin thông qua việc phát phiếu điều tra tới KTV của các cơng ty kiểm tốn trên địa bàn Hà Nội

Mục tiêu khảo sát

Việc khảo sát nhằm trả lời câu hỏi sau: Cơng ty có vận dụng tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro trong kiểm tốn BCTC tại các cơng ty KTĐL ở Việt Nam có được thực hiện như thế nào và có tuân thủ yêu cầu chuẩn mực kiểm toán hiện hành và chương trình kiểm tốn mẫu hay khơng?

Phương pháp khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng việc vận dụng này, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát, thu thập thơng tin thơng qua hình thức gửi phiếu điều tra đến các cơng ty kiểm tốn. Mục đích của việc khảo sát này nhằm xem xét, đánh giá các yếu tố sau:

Tìm hiểu thực trạng tiếp cận kiểm tốn, đánh giá rủi ro kiểm toán đang được áp dụng tại các cơng ty kiểm tốn

38

Tìm hiểu thực trạng các bước vận dụng cách tiếp cận này trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán: giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc lập BC kiểm toán.

Đối tượng khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát tại 25 công ty KTĐL đang hoạt động ở Việt Nam. Do hạn chế về mặt địa lý, việc khảo sát chủ yếu được thực hiện cho các công ty hoạt động trên địa bàn thành phố Hà nội. Kết quả khảo sát được trình bày ở các mục tiếp theo của chương này. Đối tượng trả lời bảng khảo sát là các KTV có kinh nghiệm kiểm tốn tại các cơng ty KTĐL và có chứng chỉ hành nghề KTV.

Dựa trên kết quả các câu trả lời, có thể tổng kết thực trạng vận dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro trong kiểm tốn BCTC tại các cơng ty KTĐL ở Việt Nam như sau:

2.2.1. Thực trạng vận dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1. Thực trạng về đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan

Để xem xét thực trạng thực hiện các đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan mà các cơng ty kiểm tốn đang áp dụng, người viết đã khảo sát trên các phương diện như sau:

- Việc thực hiện các đánh giá rủi ro được các KTV thực hiện dựa trên các hướng dẫn của Cơng ty kiểm tốn hay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của KTV.

- Các đánh giá rủi ro có được thực hiện đồng đều và đầy đủ cho tất cả các khách hàng không.

- Việc thực hiện các đánh giá rủi ro do thành viên ở cấp bậc nào của nhóm kiểm tốn đảm nhận.

Các đánh giá rủi ro được KTV áp dụng, nội dung và mức độ đầy đủ, thường xuyên của việc thực hiện các thủ tục này khi tiến hành cuộc kiểm toán BCTC.

39

Bảng 2.1: Bảng kết quả khảo sát về việc thực hiện tiếp cận dựa vào đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

NỘI DUNG CÂU HỎI

Số phiếu trả lời/ Tỷ lệ phần trăm

Luôn luôn thực hiện Thường xuyên thực hiện Thỉnh thoảng thực hiện Hiếm khi thực hiện Không thực hiện

Câu: Theo chính sách của Cơng ty Anh/Chị, đánh giá rủi ro trong giai đoạn chấp nhận khách hàng mới, duy trì khách hàng cũ được thực hiện đối với:

Doanh nghiệp có quy mơ lớn 20 5 0 0 0

80% 20% 0% 0% 0%

Doanh nghiệp phức tạp và có rủi ro cao 20 5 0 0 0

80% 20% 0% 0% 0%

Doanh nghiệp niêm yết 20 5 0 0 0

80% 20% 0% 0% 0%

Tất cả các khách hàng 0 0 0 0 25

0% 0% 0% 0% 100%

Câu: Người thực hiện đánh giá rủi ro trong giai đoạn chấp nhận khách hàng mới và chấp nhận, duy trì khách hàng cũ là:

Thành viên Ban Giám đốc Cơng ty hoặc các kiểm tốn viên cấp cao

24 1 0 0 0 96% 4% 0% 0% 0% Trưởng nhóm kiểm tốn 0 0 5 0 20 0% 0% 20% 0% 80% Thành viên khác 0 0 0 0 25 0% 0% 0% 0% 100%

40

Câu: Các phương pháp thu thập các thông tin của thủ tục đánh giá chấp nhận hoặc duy trì khách hàng mà Anh/Chị áp dụng là:

Phỏng vấn Ban giám đốc, bên thứ 3 19 6 0 0 0

76% 24% 0% 0% 0%

Phỏng vấn nhà quản lý và nhân viên có vai trị quan trọng trong ĐV

25 0 0 0 0

100% 0% 0% 0% 0%

Phỏng vấn kiểm toán viên tiền nhiệm 0 0 0 5 20

0% 0% 0% 20% 80%

Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước 21 4 0 0 0

84% 16% 0% 0% 0%

Quan sát thực tế 25 0 0 0 0

100% 0% 0% 0% 0%

Theo kết quả khảo sát, đánh giá rủi ro trong giai đoạn này chỉ được thực hiện cho các khách hàng có quy mơ lớn và có tính chất phức tạp, rủi ro cao (chiếm 80% các công ty ở mức luôn luôn thực hiện và 20% ở mức thường xuyên thực hiện) mà không được áp dụng cho tất cả các khách hàng. Đánh giá rủi ro được thực hiện bởi thành viên Ban Giám đốc Cơng ty kiểm tốn hoặc các kiểm toán viên cấp cao, là

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHƯƠNG PHÁP TIẾP cận KIỂM TOÁN dựa TRÊN ĐÁNH GIÁ rủi RO KHI THỰC HIỆN KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH tại CÔNG TY KIỂM TOÁN độc lập (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)