2.2. ỉ. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhở tại TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2018-2021? Những thành tựu mà chi nhánh đạt được? Những hạn chế nào và nguyên nhân của hạn chế?
Giải pháp đưa ra đế phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp Vừa Và Nhỏ tại Vietinbank Đống Đa?
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.7. Thu thập thông tin thứ cấp
Các dữ liệu, thông tin và tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay đối với DNNVV sẽ được thu thập từ:
• Các báo cáo và kết quả tổng hợp số liệu hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng DNNVV trong giai đoạn tù’ năm 2018 đến T6/2021 của
Vietinbank Đống Đa.
• Hệ thống văn bản quy định về hoạt động cho vay, thẩm quyền tín dụng, quy định về phân khúc khách hàng và các tiêu chí hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Các báo cáo, đánh giá, tổng hợp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ các Website; bài báo; bài nghiên cún.
Báo cáo và kết quả tổng họp số liệu hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng DNNVV trong giai đoạn từ năm 2018 đến T6/2021 của Vietinbank Đống Đa cũng như từ khảo sát sự hài lòng của khác hàng DNNVV đối với hoạt động cho vay của Vietinbank Đống Đa. Nội dung khảo sát gồm: z z z z z
Sựu hài lòng về quy trình, thủ tục cho vay.
Sự hài lòng về chất lượng hồ so và thời gian xử lý vay vốn. Sự hài lòng về thông tin cung cấp và sự minh bạch.
Sự hài lòng về sản phẩm dịch vụ.
Sự hài lòng về kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội của Cán bộ Ngân hàng.
2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp:
Dừ liệu sơ cấp: Được thu thập từ quá trinh điều tra khảo sát các cán bộ Vietinbank - CN Đống Đa, những người trực tiếp tham gia hoạt động cho vay DNVVN.
Chỉ tiết về khảo sát cán bộ Vìetinbank - CN Đống Đa như sau:
• Mục tiêu khảo sát: Đánh giá mức độ tuân thủ trong hoạt động cho vay DNVVN tại chi nhánh
• Đổi tượng khảo sát: Cán bộ tín dụng của Vietinbank Đống Đa, những người trực tiếp tham gia hoạt động cho vay DNVVN.
• Số lượng khảo sát: 35 cán bộ Vietinbank hoạt động trong lĩnh vực cho vay tại Chi nhánh
• Nội dung khảo sát:
J Sự tuân thủ về quy trình quy định của Ngân hàng Công Thương.
s Sự tuân thủ về thẩm quyền phê duyệt.
s Tuân thủ về SLA (Thời gian xử lý hồ sơ).
s Tuân thủ về tỷ lệ và ngưỡng nợ xấu theo từng sản phẩm cụ thể. 39
J Tuân thủ về định hướng tín dụng của Ngân hàng Công Thương từng thời kỳ.
s Tuân thủ quy định nội bộ chi nhánh, định hướng tín dụng Chi nhánh. • Phương pháp khảo sát: Luận văn sử dụng thang đo Likert từ 1-4 để đánh
giá mức độ đồng ý của người được khảo sát về các nội dung tuân thủ trong hoạt động cho vay DNVVN.
Chì tiết về khào sát khách hàng cùa Vietinbank - CN Đống Đa như sau:
• Mục tiêu khảo sát: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay DNVVN tại chi nhánh
• Đối tượng khảo sát: Đại diện khách hàng là DNNVV của Vietinbank Đống Đa.
• Số lượng khảo sát: 70 DNNVV • Nội dung khảo sát:
s Cơ sở vật chất của Ngân hàng.
s Chất lượng tư vấn SP-DV phù hợp với nhu cầu và thực tế.
s Đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của SP-DV
S Quy trinh thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
s Thông tin được công bố công khai, rõ ràng, minh bạch.
s Hệ thống giải đáp khiếu nại, thắc mắc 24/7.
J ứng dụng Công nghệ vào SP-DV
nr* Ạ _ -I- ___ 9 1 F 1 _ Ạ
Tôc độ xử lý hô sơ.
s Lãi suất cho vay và phí dịch vụ liên quan.
s Hồ trợ tương tác, kết nối thông tin và bán chéo sản phẩm.
s Số tiền cho vay, tỷ lệ cho vay.
s Mức độ thực hiện đúng và đủ các cam kết của Ngân hàng.
s Tư cách đạo đức, thái độ phục vụ của CBNV Ngân hàng.
• Phương pháp khảo sát: Luận văn sử dụng thang đo Likert từ 1-5 để đánh giá mức độ đồng ý của người được khảo sát về các nội dung tuân thù trong hoạt động cho vay DNVVN.
Ngoài ra, dữ liệu được thu thập thông qua quá trình tự nghiên cứu và đánh giá trong quá trình hoàn thành luận văn.
2.2.3. Tổng họp và phân tích thông tin
Các thông tin thứ cấp, sơ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu, phân thành các nhóm và sẽ được tổ hợp, xử lý dựa trên các tiêu chí phân tổ theo nhóm dịch vụ cho vay, nhóm khách hang: Cho vay Ngắn hạn, Cho vay TDH; Cho vay theo lĩnh vực hoạt động....
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng trong chọn điếm nghiên cứu, phân tích thống kê các loại đối tượng và phân tích sự ưu tiên trong việc
lựa chọn.
Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp thống kê so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu, so sánh những kết quả đạt được của tinh hỉnh phát triển hoạt động
cho vay DNNVV của các năm trong thời gian qua. Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, có ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động cho vay. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại Vietinbank.
Phương pháp tổng hợp khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay KHDNNVV của Vietinbank. Nội dung khảo sát bao gồm:
J Cơ sở vật chất của Ngân hàng.
s Chất lượng tư vấn SP-DV phù hợp với nhu cầu và thực tế.
s Đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của SP-DV
J Quy trình thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
s Thông tin được công bố công khai, rõ ràng, minh bạch.
J Hệ thống giải đáp khiếu nại, thắc mắc 24/7.
J ứng dụng Công nghệ vào SP-DV
___ f _ Ạ ’T' _ -4- 9 _ 1 r “I
Tỏc độ xử lý hô sơ.
J Lãi suất cho vay và phí dịch vụ liên quan.
J Hỗ trợ tương tác, kết nối thông tin và bán chéo sản phẩm.
J Số tiền cho vay, tỷ lệ cho vay.
s Mức độ thực hiện đúng và đủ các cam kết của Ngân hàng.
s Tư cách đạo đức, thái độ phục vụ của CBNV Ngân hàng.
2,2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá, tổng hợp theo từng nhóm nhằm đánh giá cụ thể những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế trong hoạt đông cho vay đối với khách hàng DNNVV. Các chỉ tiêu bao gồm:
> Các chỉ tiêu định lượng
(i) Số lượng khách hàng DNNVV; (ii) Doanh số cho vay;
(iii) Dư nợ cho vay cuối kỳ và bình quân; (iv) Cơ cấu cho vay;
(v) Tỳ lệ nợ xấu;
(vi) Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động cho vay;
> Các chỉ tiêu định tính♦
(i) Sự tuân thú các quy định về hoạt động cho vay của Ngân hàng
(ii) Mức độ thoả mãn của các khách hàng DNNVV trong quá trình vay vốn
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã trình bày chi tiêt vê các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu cũng như thiết kế được mô hình nghiên cứu với trình tự qua 3 bước. Nêu ra những ưu điềm và hạn chế của mô hình nghiên cứu.
Nội dung chương 2 tuy ngắn gọn nhưng rất quan trọng, bởi việc lựa chọn phương pháp và thiết kế mô hình nghiên cứu giúp học viên xác định được cách thức thực hiện việc thu thập thông tin, phân loại, thống kê và xử lý thông tin một cách hiệu
quả nhất trong quá trình hoàn thiện luận văn.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐÓI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG• •
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
3.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam -Chi nhánh Đống Đa
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau hơn 29 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank đã có những bước tiến vượt bậc và trở thành một NHTM đa năng với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa bàn. Với slogan “Nâng giá trị cuộc sống”, Vietinbank đã trở thành NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Hiện Vietinbank đang đứng trong top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất của Việt Nam với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc gồm 155 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa (Vietinbank Đống Đa), trước đây là NHCT quận Đống Đa trực thuộc NHCT Thành phố Hà Nội theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về “Đổi mới hoạt động Ngân hàng”. Năm 1993 Hệ thống NHCT thực hiện đổi mới cơ cấu tổ chức, theo đó NHCT thành phố Hà Nội bị xóa bở và Vietinbank Đống Đa trở thành chi nhánh NHCT cấp
1 trực• thuộc• NHCT Việt• Nam. Sự• đối mới này thực• sự• đó có hiệu• quả,A điều đó được• chứng minh qua những bước phát triển nhanh chóng của Vietinbank Đống Đa.
Hoạt động trên địa bàn Thủ đô, trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị cùa cả nước, Vietinbank Đống Đa có nhiều cơ hội để phát triển song cũng phải đương đầu
nhiều khó khăn thách thức. Trong suốt thời gian hoạt động, Vietinbank Đống Đa đã tạo được dấu ấn đậm nét bởi những thành quả to lớn đã đạt được và nhừng đóng góp vào sự phát triền của Vietinbank, của kinh tế Thủ đô và đất nước.
> Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Vietinbank Đống Đa:
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa. 44
Tên giao dịch quôc tê: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Dong Da Branch.
Địa chỉ: 183 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động khác trong quy chế tổ chức và hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo phân cấp, ủy quyền của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam).
3.1.2. Mô hình tố chức
Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Đống Đa được sắp xếp ổn định. Toàn chi nhánh gồm 1 Giám đốc, 5 phó Giám đốc và 19 phòng, trong đó gồm 6 phòng chức năng, 13 phòng giao dịch trực thuộc sự quản lý cúa Ban Giám đốc. Người đứng đầu chịu trách nhiệm cao nhất là Giám đốc Chi nhánh, giúp việc cho Giám đốc là 5 Phó Giám đốc và các trưởng phòng. Việc phân chia theo mô hình tổ chức như vậy giúp Chi nhánh tạo được sự chuyên môn hóa, sự độc lập cần thiết trong hoạt động nhưng vẫn đảm bảo được tính thống nhất và mối liên hệ mật thiết giữa các phòng ban.
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức của Vietinbank Đống Đa
V_______________________ y
BAN GIÁM DỐC
Trong đó:
Bảng 3.1. Cơ cấu nhân lực Chi nhánh đến T12/2020
Đơn vị tỉnh: người
Các bộ phận SỐ lương
Trình đô♦ Cấp bậc
Tuổi BQ
Giới tính Ths ĐH Khác Quản lý Nhân viên Nam Nữ
Ban GĐ 6 4 2 0 6 0 42 3 3 Khối DN 45 25 20 0 9 37 31 18 27 Khối Bán lẻ 96 20 70 6 26 77 28 35 61 Khối Hỗ trơ• 105 15 80 10 12 93 35 42 63 9 rp /K Tông 252 64 172 16 53 207 98 154 Tỷ lệ (%) 100 25,4 68,3 6,3 21,0 82,0 38,9 61,1
Nguôn: Phòng tô chức hành chính - Vietinbank Đông Đa
Đội ngũ cán bộ của Vietinbank Đống Đa không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng và trình độ quản lý. Tống số lao động của chi nhánh hiện nay là 252 cán bộ, trong đó Ban giám đốc có 6 cán bộ, 53 trưởng phó phòng. Chất lượng cán bộ của chi nhánh liên tục được nâng cao, hiện nay trong tổng số 252 cán bộ, 25,4% cán bộ có trình độ thạc sĩ trong nước và nước ngoài, 68,3% cán bộ được đào tạo tại các trường đại học kinh tế, tài chính chính quy, 100% cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, có tính năng động, sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp tốt, đáp ứng đủ yêu cầu hoạt động của ngân hàng hiện nay.
Bộ máy hoạt động cùa Chi nhánh đã hoàn thiện, chuyên sâu về từng phòng khối khách hàng, từ đó thuận lợi trong việc triển khai các chiến lược thúc đẩy kinh doanh theo từng phân khúc, từng mảng kinh doanh.
> Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc Chi nhánh: Là người đứng đầu Chi nhánh ngân hàng, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, đưa ra quyết định cuối cùng trong hoạt động kinh doanh,
đại diện cho quyên lợi của cán bộ công nhân viên và là người đại diện của Chi nhánh theo pháp luật.
Phó giám đốc: gồm 05 Phó giám đốc cùng hỗ trợ Giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành mọi công việc hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo
sự chỉ đạo của ngành, của VietinBank.
Các phòng khách hàng: Gồm 02 phòng KHDN (Phòng KHDN lớn, Phòng KHDN vừa và nhỏ) và 01 phòng KHCN (Phòng bán lẻ) với chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp chế độ, thế lệ hiện hành và hướng dẫn của VietinBank. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
Các phòng giao dịch: Là phòng nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng là các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp chế độ, thề lệ hiện hành và hướng dẫn của VietinBank. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng theo quy định của NHNN, VietinBank, quyết định của Giám đốc Chi nhánh VietinBank Đống Đa.
Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.
Phòng tiền tệ, kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và VietinBank.
Phòng tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý nợ nhóm 2, nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý. Đầu mối xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo đúng quy định nhằm thu hồi nợ.
Phòng điện toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin của Chi nhánh hoạt động tốt.
Phòng tố chức - hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo chủ trưong chính sách của Nhà nước và quyết định của VietinBank.