Hiện tại, VietinBank- chi nhánh Đống Đa đang cung cấp cho khách hàng một danh mục đầy đủ các nhóm sản phẩm: dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử.
Cùng với nhóm dịch vụ cơ bản nêu trên, VietinBank Đống Đa còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng: sản phẩm bảo hiểm (liên kết với đối tác Bảo hiểm Aviva), dịch vụ khách hàng ưu tiên, dịch vụ chi trả lương qua thẻ, thẻ đoàn viên công đoàn, chi trả tiền viện phí, tiền học phí, dịch vụ thu hộ,chi hộ, dịch vụ quản lý tài sản có giá...
3.13.1. Nhóm sản phẩm huy động vốn
Nhóm sản phẩm huy động vốn của VietinBank Đống Đa bao gồm đầy đủ các sản phẩm cơ bản: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.
> Tiền gửi thanh toán bao gồm các sản phẩm
• Tài khoản thanh toán;
Gói thanh toán dành cho khách hàng ưu tiên;
Gói thanh toán dành cho khách hàng gửi tiết kiệm.
> Tiên gửi tiêt kiệm bao gôm các sản phăm
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn;
Tiền gửi tiết kiệm đa kỳ hạn;
A
me ___9 • J f 1 1-^ _
Tien gửi tích lũy;
Tiết kiệm trực tuyến.
> Tài khoản khác:
Tài khoản tiên gửi kỷ cược, kỷ quỹ;
Tài khoản quản lý hợp đồng;
Tài khoản góp vốn đầu tư.
3.1.3.2. Nhóm sản phãm cho vay
> Dành cho khách hàng Doanh nghiệp
• Cho vay vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh Doanh; • Cho vay thấu chi;
• Cho vay đầu tư tài sản cố định; • Cho vay đầu tư dự án mới;
• Cho vay đầu tư mở rộng hoạt động kinh Doanh; • Cho vay hợp vốn, cho vay đồng tài trợ;
• Cho vay đầu tư ra nước ngoài;
• Cho vay Bao thanh toán trong sản phẩm chuỗi; • Cho vay khác phù hợp quy định của pháp luật; • Bảo lãnh, LC.
Dành cho khách hàng bán lẻ
• Cho vay mua, sửa chữa nhà ở và nhận quyền sử dụng đất;
• Cho vay mua nhà gói dự án ( bao gồm gói bảo hiểm kết hợp dự án);
• Cho vay sản xuất kinh doanh: Cho vay siêu nhỏ, cho vay nhỏ lẻ, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn;
• Cho vay mua ôtô; • Cho vay du học;
• Các khoản cho vay khác: cầm cố sổ tiết kiệm, phát hành thẻ tài chính cá nhân.
3.1.33. Dịch vụ thẻ > Các sản phẩm thẻ
• Thẻ ghi nợ nội địa: Các dòng sản phấm Vietinbank E-partner C- Card, E- partner G- Card, Epartner Pink- Card, Epartner liên kết;
• Thẻ ghi nợ quốc tế: Thẻ ghi nợ quốc tế Premium Banking, thẻ sống khỏe;
• Thẻ tín dụng quốc tế: VietinBank Cremium JCB, VietinBank Cremium Master Card, VietinBank Cremium Visa, thẻ tín dụng quốc tế Premium Banking;
• Dịch vụ liên quan đến thẻ
• Thanh toán qua máy POS;
• Rút tiền, chuyển tiền qua hệ thống ATM; • Thanh toán viện phí, học phí; chi lương.
3.13.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ chuyển tiền trong VietinBank;
Dịch vụ chuyển tiền đến số tài khoản ngân hàng khác; Dịch vụ chuyển tiền 24/4;
Gửi tiết kiệm online;
Thanh toán hóa đơn trực tuyến: Tiền điện, tiền nước, vé máy bay, điện thoại trả trước, điện thoại trả sau, truyền hình cáp, dịch vụ ADSL;
Trả nợ vay trực tuyến: trả nợ vay thông thường, trả nợ vay thẻ tín dụng; SMS banking: thông báo biến động số dư, thông báo đến hạn khoản vay; Dịch thụ nộp thuế hải quan điện tử;
Dịch vụ tài khoản quản lý họp đồng; Dịch vụ sao kê, báo cáo tự động;
Dịch vụ E-commerc; tích họp cổng thanh toán.
3.1.3.5. Dịch vụ thanh toán và dịch vụ khác• • • •
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối;
Dịch vụ chuyển tiền trong nước; Mua bán ngoại tệ kinh Doanh;
Thanh toán TTR; L/C;
Các sản phấm dịch vụ phái sinh; Tư vấn đầu tư trái phiếu;
Kinh Doanh mua bán ngoại tệ.
3.1.4. Đại dịch Covỉd -19 và nhũng tác động đến hoạt động Ngân hàng 3.1.4.1. Anh hưởng của dịch bệnh đối với Doanh nghiệp
Theo Báo cáo Tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Ngân hàng thế
giới tại (WB) Việt Nam công bố ngày 12/03/2021: Đại dịch COVID-19 nhìn chung có tác động nghiêm trọng đến doanh nghiệp tại Việt Nam, với 87,2% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”. Chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm, nhóm có quy mô siêu nhỏ, nhỏ hoặc các doanh nghiệp tại vùng Duyên hải miền Trung. Cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều bị ảnh hưởng nặng nề. Doanh nghiệp tư nhân trong một số ngành có tỷ lệ chịu tác động tiêu cực cao bởi COVID-19 là may mặc (97%), thông tin truyền thông (96%) và sản xuất thiết bị điện (94%). Doanh nghiệp FDI trong một số ngành có tỷ lệ chịu
ảnh hưởng tiêu cực cao bao gồm bất động sản (100%), thông tin truyền thông (97%), nông nghiệp/thuỷ sản (95%). Đại dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận khách hàng, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, sử dụng nhân công, người lao động, bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch COVID-19... Nhiều trường hợp cho biết bị gián đoạn, dừng hoạt động do tình hình dịch, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột. Một số doanh nghiệp cho biết đã phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm chí huỷ dự án đang hoặc sẽ thực hiện. Do những tác động của dịch COVID-19, có tới 65% doanh nghiệp tư nhân và 62% doanh nghiệp
FDI bị giảm doanh thu năm 2020 so với năm 2019. Mức giảm doanh thu trung binh với doanh nghiệp tư nhân là 36% và doanh nghiệp FDI là 34%. Doanh nghiệp quy mô siêu nhở, nhỏ và vừa có mức giảm doanh thu trung bình cao hơn so với những doanh nghiệp quy mô lớn.
Số liệu Tổng cục Thống kê, năm 2020, cả nước có gần 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thế và hoàn tất thú tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Trong đó, có 46.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 62,2% so với năm trước. Có gần 37.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và gần 17.500 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thế. Trung binh mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Để cầm cự trước dịch bệnh, 35% DN tư nhân và 22% DN FDI đã phải cho người lao động nghỉ việc. Trong đó, các DN tư nhân quy mô nhỏ, siêu nhỏ là nhóm thực hiện biện pháp này cao nhất, lần lượt ở mức 36% và 35%. Với khối DN FDI, 26% DN quy mô vừa và 32% DN quy mô lớn phải cho một lượng lao động nhất định nghỉ việc. Cũng không ít DN gặp khó khăn do chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam làm việc, số lượng lớn các DN trong nước cũng không thể ra nước ngoài tiến hành các hoạt động giao thương theo kế hoạch. Nhiều DN bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, thậm chí dừng hoạt động do tình hình dịch và đứng trước bờ vực phá sản bời thị trường giảm cầu đột ngột, dẫn tới giảm doanh thu cũng như vấp phải những rủi ro về thu hồi nợ, mất khả năng thanh toán
3.1.4.2. Nguy CO' nợ xấu tàng cao trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát
Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến sức khỏe của các Doanh nghiệp, làm suy giảm dòng tiền và khả năng hoạt động liên tục, trong đó có khả năng trả nợ. Nhiều chuyên gia, đại diện Ngân hàng Nhà nước cảnh báo nợ xấu sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại do đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2021 của Ngân hàng Nhà nước, dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2021, từ mức 1,69% hồi cuối năm 2020 lên mức 1,78% vào thời điểm cuối tháng
4/2021. Ghi nhận từ báo cáo tài chính quý 11/2021 của các ngân hàng cho thây, hon nửa số ngân hàng đã công bố đều ghi nhận số dư nợ quá hạn tăng cao so với cuối năm
2020.
Với phần nhiều các ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng và đặc biệt tăng mạnh ở khoản nợ có khả năng mất vốn, đã phản ánh phần nào sức khỏe của nền kinh tế. Dịch bệnh kéo dài, doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất, đứt gãy dòng tiền, thậm chí là phá
sản, dẫn dến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Trong 4 ngân hàng lớn, chỉ riêng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có số dư nợ xấu giảm nhẹ 1,1%. Còn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triến Nông thôn (Agibank), nợ xấu ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, lần lượt là 52%, 31,3%
và 13,5%
Tuy vậy, những con số trên vẫn chưa thể hiện đầy đủ thực trạng nợ xấu cùa toàn ngành do các ngân hàng đang được phép cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT- NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
3.1.4.3. Các giải pháp hỗ trợ của NHNN và Chính Phủ
Tuy nhiên, không phải lúc doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh (thị trường bị thu hẹp, doanh thu giảm, hàng tồn kho tăng, sức tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa chậm, đầu vào và đầu ra đều không thuận lợi...) thì các ngân hàng ngừng ngay việc cung cấp vốn vay và hình thức cấp tín dụng khác cho doanh nghiệp mà chỉ xem xét thận trọng, chặt chẽ hơn trước khi quyết định cấp vốn vay, giải ngân hoặc cấp tín
dụng dưới hình thức khác.
Đe tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho các Doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn này nhàm duy trì hoạt động, Chính phủ và NHNN đã rất kịp thời ban hành những quyết sách quan trọng. Ngày 03/6/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) ban hành văn bản sô 3947/NHNN-TD yêu câu Chủ tịch Hội đông quản trị/ Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc các tố chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miền giảm lài, phí, cho vay mới,... theo thẩm quyền và theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hồ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN; Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015, Thông tư số 25/2018/TT-NHNN ngày 24/10/2018 hướng dẫn Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD và các văn bản sửa đổi, bồ sung; Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xừ lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội, Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 sửa
đổi, bố sung một số điều của Quyết định 50/2010/QĐ-TTg.
Số liệu Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho biết, đến ngày 31/5/2021 các TCTD đã thực• • • • •hiện: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 257.602 khách hàng với dư nợ 336.663• tỷ đồng; Miền, giảm, hạ lãi suất cho 676.690 khách hàng với dư nợ 1.277.831 tỷ đồng; Cho vay mới lài suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số luỹ kế từ 23/1/2020 đạt 3.508.415 tỷ đồng cho 480.839 khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội (đến ngày 31/5/2021) đã thực hiện gia hạn nợ cho 174.872 hàng với dư nợ 4.363 tỷ đồng, cho vay mới đối với 3.052.262 khách hàng với số tiền 111.256 tỷ đồng.
3.1.4.4. Kết quả hước đầu và những vấn đề đặt ra
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái sâu và chưa thoát ra khỏi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam năm 2020 có mức tăng trưởng dương thuộc nhóm cao nhất thế giới, đạt 2,91% so với năm 2019. Trong đà phục hồi kinh tế của
Việt Nam, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thông ngân hàng đên hêt năm 2020 đạt 12,13% so với cuối năm 2019 (cao hơn mức tăng trưởng tín dụng 12,1% của năm 2019), góp phần cung ứng vốn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nguy cơ nợ cơ cấu trở thành nợ xấu là hiện hừu nếu tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng, khiến cho nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, dẫn đến đứt gãy nguồn cung ứng sản xuất hàng hoá. Chưa kể vướng mắc hiện nay là thời hạn trả nợ kéo dài và tất cả khoản nợ chỉ được kéo dài trong vòng 12 tháng. Điều này sẽ khó khăn cho những khoản nợ trung và dài hạn. Chưa kể khi các khoản nợ hết thời hạn cơ cấu mà vẫn không thể trả nợ, ngân hàng sẽ không dám cho vay mới do lo ngại trách nhiệm và các vấn đề liên đới.
vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng là phải đảm bảo vừa giữ vững sự an toàn của hệ thống ngân hàng vừa phải hồ trợ được và xử lý được những khó khăn của doanh nghiệp. Nếu như không có giải pháp trích lập dự phòng rủi ro thì trong tương lai ngân hàng sẽ rất khó khăn nếu các khoản nợ xấu phát sinh. Điều này sè kéo theo gánh nặng rất lớn cho ngành ngân hàng.
3.1.5. Kết quả hoạt động của Chi nhánh giai đoạn 2018-2020 và 6 tháng năm 2021
Là một NH TMCP có quy mô lớn trong hệ thống cũng như trên địa bàn, với Quy mô số lượng khách hàng cũng như Quy mô về tồng tài sản lớn, đặc biệt Hà Nội là một trong những địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng và tác động của Đại dịch Covid-
19. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa cũng không tránh khỏi những tác động và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Những tác động hiện hữu bao gồm:
J Việc giao dịch trực tiếp và theo các Phương thức truyền thống bị hạn chế do phải thuân thủ quy định 5K về phòng chống dịch. Điều này khiến việc tiếp cận và tương tác với khách hàng gặp khó khăn, đòi hỏi các Ngân hàng phải thay đổi Phương thức hoạt động để thích nghi.
s Các quy trỉnh, quy định của Cơ quan chức năng và của Ngân hàng chưa theo kịp quy định về phòng chống dịch và thực tế thị trường: Các thủ tục
hành chính cân xác nhận của Cơ quan nhà nước (Như thủ tực chứng thực hồ sơ); Các quy định về kiểm tra kiểm soát thực tế, trực tiếp hoạt động kinh doanh theo định kỳ...
s Lãi suất huy động giảm mạnh so với cùng kỳ tại tất cả các kỳ hạn nhằm tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp trong khi