Đặc điểm thủy văn

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG LP DÒNG CHẢY MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG 10600797 (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2.1.4. Đặc điểm thủy văn

Sơng Bung là một nhánh lớn nằm phía bên trái của hệ thống sơng Vũ Gia -Thu Bồn, bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1800m trên biên giới Việt - Lào, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, trên vùng núi phía Tây Bắc giáp hai huyện Nam Giang và huyện Đông Giang. Ở thượng nguồn, trong huyện Đông Giang, sơng chảy từ Tây Bắc sang Đơng Nam, sau đó nhập lưu với sơng Tam A Pout và những suối nhỏ sông chuyển dần sang hướng Nam, khi qua huyện Nam Giang chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Sau khi nhập lưu với sông A Vương, sông Bung tiếp tục chảy vào hệ thống sông Vũ Gia - Thu Bồn. Hình thái sơng chảy trên lưu vực rất quanh co uốn khúc.

Sơng Bung được hình thành từ nhiều nhánh chính như: Tam A Pout, Tam Pắte, Dak Pring, A Vương… Các nhánh này với hai hướng chính từ phía Bắc hoặc phía Nam đổ

30

vào dịng chính từ hai bên bờ Sơng Bung. Trên thượng nguồn có nhiều chỗ hẹp và dốc, ở hai bên bờ có nhiều vách đá dựng đứng, gần như tồn bộ lịng sơng lộ đá gồ ghề có nhiều thác ghềnh.

Bảng 2.4. Đặc trưng địa lý thủy văn Sông Bung

STT Đặc trưng Đơn vị Giá trị

1 Diện tích lưu vực km2 544

2 Chiều dài sơng chính km 62.3

3 Độ rộng trung bình của lưu vực km 8.7

4 Độ cao trung bình của lưu vực m 1500

5 Độ dốc trung bình của sơng ‰ 6.5

6 Mật độ lưới sông km/km2 0.75

7 Độ hạ thấp của sông m 1200

Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A

Có thể tóm tắt các đặc trưng thủy văn như sau:

Dòng chảy năm

Trong điều kiện tài liệu hiện có, lưu vực Sơng Bung có rất ít tài liệu khí tượng thủy văn, vì vậy việc xác định lượng dịng chảy nhiều năm cho lưu vực có nhiều khó khăn.

Lượng mưa trung bình nhiều năm là một trong các yếu tố chính hình thành dịng chảy hàng năm trong khu vực, nên lượng mưa tại lưu vực nghiên cứu (dựa trên tính tốn của ban quản lý dự án thủy điện Sơng Bung 3) được xác định chính xác. Về phía tây của lưu vực giáp với biên giới nước Lào khơng có số liệu, nên số liệu lượng mưa lưu vực dự kiến được xác định chỉ mang ý nghĩa gần đúng.

31

Bảng 2.5. Các đặc trưng dòng chảy năm tại khu vực nghiên cứu

Tuyến đập F (km2) Qo (m3/s) Mo (l/s.km2) Cv Cs Qo(m3/s) 10% 50% 90% 210 12.3 58.6 0.35 1.3 17.8 12.2 7.9

Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sơng Bung 3A, 07/2010

Dịng chảy lũ

Dựa vào nguồn tài liệu lũ thực đo tại các trạm thủy văn, trạm Thượng Nhật trên sông Tả Trạch (26 năm), trạm Thành Mỹ trên sông Cái (30 năm), trạm Nông Sơn trên sơng Thu Bồn (30 năm), phân tích tần suất được thực hiện bằng hàm phân bố tần suất Kriski Menken, kết quả trong bảng sau:

Bảng 2.6. Lưu lượng đỉnh lũ Vị trí P % 0.1 0.2 0.5 1.0 3.0 5.0 Tuyến đập Qmax (m3/s) 6324 5697 4558 3898 2963 2547

Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A Tổng lượng lũ

Tổng lượng lũ lớn nhất 1, 3, 5 ngày được xác định theo tài liệu thực đo chuỗi 30 năm từ 1977 ÷ 2006 tại trạm thủy văn Thành Mỹ. Kết quả cụ thể được thống kê như sau:

Bảng 2.7. Tổng lượng lũ theo các tần suất tại trạm

32

Dịng chảy kiệt

Phân tích chuỗi dịng chảy 30 năm (1977- 2006) tại các trạm thủy văn Thành Mỹ, Nông Sơn thuộc hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, Thượng Nhật thuộc hệ thống sông Hương cho thấy có 2 thời kỳ kiệt nhất là thời kỳ tháng 4-5 và thời kỳ tháng 7-8. Tuy nhiên thời kỳ kiệt nhất là tháng 4-5. Do đó, lưu lượng trung bình tháng kiệt nhất năm thường xuất hiện vào hai tháng này.

Lưu lượng trung bình ngày đêm nhỏ nhất trên lưu vực Sông Bung được xác định trên cơ sở phân tích tần suất 30 năm số liệu (1977 – 2006) tại trạm Thành Mỹ. Lưu lượng nhỏ nhất của các tháng trong thời kỳ kiệt tại tuyến khảo sát được trình bày:

Bảng 2.8. Lưu lượng dịng chảy kiệt thiết kế tại tuyến đập Qk (m3/s)

Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A

Dòng chảy phù sa Bảng 2.9. Dòng chảy phù sa Lưu Vực Tổng lượng phù sa năm (106m3) Tỉ lệ giữ lại (%) Tổng lượng phù sa lắng đọng năm (106m3) Tổng lượng phù sa lắng đọng 75 năm (106m3) Hồ Sông Bung 3 0.073 66.0 0.048 3.6

Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG LP DÒNG CHẢY MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG 10600797 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)